Banquet Là Gì? Cơ Cấu Nhân Sự Bộ Phận Banquet Trong Khách Sạn

Banquet là gì? Banquet có phải người trực tiếp chuẩn bị và bố trí những bữa tiệc thịnh soạn cho thực khách tại nhà hàng, khách sạn hay không? Cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu thuật ngữ này ngay sau đây.

Mục Lục

Bạn đang xem: sale tiec cuoi la gi

ẨnHiện

  • 1 Banquet là gì?
  • 2 Đặc điểm của bộ phận banquet
  • 3 Mô tả công việc của bộ phận banquet
    • 3.1 Phục vụ đồ ăn
    • 3.2 Duy trì phòng hậu cần
    • 3.3 Hỗ trợ khách
    • 3.4 Dọn dẹp bàn tiệc
  • 4 Cơ cấu nhân sự banquet trong khách sạn
  • 5 Các loại hình banquet trong khách sạn hiện nay
    • 5.1 Tiệc hội thảo (meeting/seminar)
    • 5.2 Tiệc cưới (wedding party)
    • 5.3 Tiệc cocktail (cocktail party)
    • 5.4 Tiệc dạ hội (gala dinner)
    • 5.5 Tiệc buffet
    • 5.6 Tiệc cho hai người (dinner for two)

Banquet là gì?

Banquet trong tiếng Anh là bữa tiệc thịnh soạn. Trong ngành Khách sạn, banquet là thuật ngữ chỉ bộ phận Tiệc trực thuộc bộ phận F&B (Food & Beverage). Nhiệm vụ của bộ phận banquet là chuẩn bị, bố trí và thực hiện những bữa tiệc cho khách hàng đặt trước (có thể là tiệc cưới, meeting, tiệc hội nghị…)

Banquet là gì

(Ảnh: Internet)

Đề xuất riêng cho bạn: Chia sẻ Social Marketing Là Gì? Những Kiến Thức Cơ Bản Về Social Marketing

Thông thường, banquet là bộ phận thường thấy ở các khách sạn tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao. Việc đầu tư và duy trì bộ phận này có lợi rất lớn cho các khách sạn hiện nay. Đặc biệt vào những mùa thấp điểm, ít khách đặt phòng thì đây là bộ phận mang đến nguồn doanh thu chủ yếu cho khách sạn.

TÌM HIỂU NGAY Khóa Học Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn TÌM HIỂU NGAY Khóa Học Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng TÌM HIỂU NGAY Khóa Học Tiếng Anh Nhà Hàng Khách Sạn TÌM HIỂU NGAY Khóa Học Nghiệp Vụ Lễ Tân Chuyên Nghiệp TÌM HIỂU NGAY

Đặc điểm của bộ phận banquet

  • Là bộ phận thường xuyên phục vụ số lượng khách lớn nhưng nhân viên chính thức rất ít. Khách sạn sẽ thuê nhân viên casual (nhân viên thời vụ) để set up và phục vụ tiệc.
  • Các khách sạn lớn có không gian sảnh tiệc riêng, còn một số khách sạn quy mô nhỏ hơn thường làm tiệc ở nhà hàng, quầy bar,…theo yêu cầu của khách và trong điều kiện cho phép của khách sạn.
  • Bên cạnh đảm nhận tiệc trong khách sạn, ngày nay bộ phận banquet có thể nhận set up tiệc cho khách bên ngoài.
  • Khách sạn sẽ sử dụng riêng văn bản BEO (Banquet Event Order) để cập nhật và chuyển giao thông tin khách hàng, loại tiệc, thời gian… giữa bộ phận banquet và các bộ phận khác (sale, housekeeping…)

Mô tả công việc của bộ phận banquet

Phục vụ đồ ăn

Một trong số những công việc quan trọng nhất của nhân viên thuộc bộ phận banquet chính là phục vụ đồ ăn, thức uống và hướng dẫn thực khách đến các khu ẩm thực dành cho tiệc tại các sự kiện.

(Ảnh: Internet)

Duy trì phòng hậu cần

Để sự kiện, buổi tiệc thành công tốt đẹp, bộ phận banquet còn duy trì phòng hậu cần (ở phía sau cánh gà sân khấu ) trong những trường hợp cần thiết nhất như xử lý âm thanh, ánh sáng, các trường hợp phát sinh…

Hỗ trợ khách

Nên xem: Hot Con đường phát triển sự nghiệp trong ngành Marketing

Chất lượng phục vụ được đánh giá tốt hay không phụ thuộc vào thái độ niềm nở, nhiệt tình và sẵn sàng hỗ trợ khách khi cần.

Dọn dẹp bàn tiệc

Sau mỗi sự kiện, nhân viên banquet cần dọn dẹp lại bàn tiệc, đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ và sẵn sàng phục vụ sự kiện tiếp theo.

Cơ cấu nhân sự banquet trong khách sạn

  • Banquet manager (Quản lý tiệc): Quản lý nhân viên và điều hành tất cả hoạt động của bộ phận, chịu trách nhiệm báo cáo và làm việc trực tiếp với F&B director.
  • Assistant banquet manager (Trợ lý quản lý tiệc): Hỗ trợ banquet manager quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhân viên, xử lý những tình huống phát sinh trong bộ phận và thay mặt banquet manager tham dự các cuộc họp của khối F&B (nếu được yêu cầu).
  • Banquet supervisor (Giám sát bộ phận tiệc): Quản lý, theo dõi tất cả giai đoạn, quy trình và chức năng của những bộ phận liên quan đến tổ chức sự kiện.
  • Banquet captain: (Tổ trưởng bộ phận tiệc): Trực tiếp hướng dẫn, điều chỉnh đội ngũ nhân viên khi phục vụ tiệc, quản lý, giám sát toàn bộ các khâu từ chuẩn bị, setup, phục vụ cho đến khi bữa tiệc kết thúc. Đồng thời, banquet captain cũng tham gia vào việc set up tiệc, chào đón và phục vụ khách.
  • Waitress và waiter: waitress (nhân viên phục vụ nữ) và waiter (nhân viên phục vụ nam) là những người trực tiếp đem đồ uống, thức ăn phục vụ khách.

Các loại hình banquet trong khách sạn hiện nay

Tiệc hội thảo (meeting/seminar)

  • Chủ yếu phục vụ khách hàng là các doanh nghiệp, công ty có nhu cầu tổ chức hội thảo, hội nghị, các cuộc họp…
  • Tiệc hội thảo yêu cầu chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi: âm thanh, hình ảnh, máy chiếu, hoa tươi, nước suối…
  • Trước và giữa buổi họp phục vụ trà, cafe, bánh ngọt, thức ăn nhẹ…tùy theo yêu cầu của khách đặt trước

Tiệc cưới (wedding party)

  • Khách hàng có thể yêu cầu setup bàn tiệc tròn, bàn tiệc kiểu Âu, tiệc buffet…tùy ý
  • Gói tiệc cưới có thể kèm theo các chương trình khuyến mãi từ các dịch vụ khác của khách sạn như: tặng phòng tân hôn, tặng phiếu giảm giá các dịch vụ nhà hàng, spa…

Tiệc cocktail (cocktail party)

  • Hình thức tiệc đứng với menu là các loại cocktail, nước trái cây và thức ăn nhẹ
  • Tiệc rượu cocktail thường đơn giản, không cầu kỳ và đề cao sự thoải mái, mang lại không khí thân mật cho người tham dự

công việc của banquet

(Ảnh: Internet)

Tiệc dạ hội (gala dinner)

  • Chủ yếu phục vụ nhóm doanh nghiệp, công ty tổ chức các loại hình tiệc (chiêu đãi cuối năm, kỷ niệm thành lập công ty…)
  • Không gian tiệc sang trọng, chất lượng món ăn, dịch vụ cao
  • Yêu cầu chuẩn bị đầy đủ về các thiết bị kỹ thuật: âm thanh, ánh sáng, sân khấu…

Tiệc buffet

  • Phục vụ nhóm khách đông, đa phần là gia đình, đồng nghiệp trong công ty…
  • Chiêu đãi khách hàng với sự đa dạng về món ăn và cung cách phục vụ tự do

Tiệc cho hai người (dinner for two)

  • Không gian tiệc được thiết kế lãng mạn, tạo sự bất ngờ cho đối phương
  • Món ăn được chế biến cầu kỳ và trình bày bắt mắt

Đây là 6 loại hình tiệc thường được tổ chức tại khách sạn. Ngoài ra, tuỳ theo nhu cầu của khách hàng mà khách sạn còn tổ chức các loại hình tiệc khác như: sinh nhật, khai trương, thương mại, họp báo, triển lãm…

Trên đây là những thông tin giải đáp banquet là gì trong khách sạn. Nếu là sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập, bạn có thể thử sức ở vị trí nhân viên phục vụ tiệc tại bộ phận banquet này.

Viết một bình luận