Cụm từ “trong tầm kiểm soát” hoặc “ngoài tầm kiểm soát” thường thấy trong các Hợp đồng. Đặc biệt là Hợp đồng dịch vụ bảo vệ. Trong tầm kiểm soát hoặc ngoài tầm kiểm soát là gì mà hay dùng vậy? Hầu hết bên cung ứng dịch vụ bảo vệ thường đưa vào cụm từ “nằm trong tầm kiểm soát” hoặc “nằm ngoài tầm kiểm soát” để quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên.
————————-
Bạn đang xem: trong tầm kiểm soát tiếng anh là gì
TRONG TẦM KIỂM SOÁT HOẶC NGOÀI TẦM KIỂM SOÁT
————————-
Bạn đang xem: trong tầm kiểm soát tiếng anh là gì
Một số cụm từ trong các Hợp Đồng Thương Mai, Dịch Vụ. Ví dụ:
- “ … với điều kiện sự cố đó nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của chính nhân viên bảo vệ …”
- “Miễn trách nhiệm với những sự cố nằm ngoài tầm kiểm soát của nhân viên bảo vệ”.
Vậy, thế nào là trong tầm kiểm soát hoặc ngoài tầm kiểm soát ? Câu hỏi này thực sự không đơn giản, và không dễ trả lời. Vì vậy, trong nội dung bài viết này Công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp PMV xin chia sẻ cùng mọi người một số quan điểm, ý kiến của riêng mình,
Quy định của Pháp luật về trong tầm kiểm soát hoặc ngoài tầm kiểm soát
Thực tế các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam không cho ra khái niệm này. Mặc dù, những câu chữ, cụm từ này vẫn xuất hiện rất nhiều trong các Hợp đồng ở Việt Nam. Những câu này dịch từ “Out of control” (ngoài tầm kiểm soát) của tiếng Anh. Nghĩa của nó thì nó trái nghĩa với “under control” là (trong tầm kiểm soát). Các Hợp đồng đặc biệt là Hợp đồng ký với nước ngoài luôn có câu này. Bởi câu này tuy ngắn gọn nhưng thực tế rất rõ nghĩa.
Đề xuất riêng cho bạn: Hồ sơ xin việc tiếng Anh là gì? Những sai lầm thường gặp khi viết hồ sơ xin việc bằng tiếng Anh
Giá như mọi thứ đều có sợ dây để phân biệt thì dễ dàng nhận ra trong tầm kiểm soát hoặc ngoài tầm kiểm soát
Thế nào là trong tầm kiểm soát hoặc ngoài tầm kiểm soát ?
Để giải thích rõ câu này có thể thay thế như sau: “nằm trong tầm kiểm soát” được thay thế bằng “nằm trong khả năng người ấy phải nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy hoặc bằng những trực giác của con người mà một người bình thường có thể nhận biết ra được, và xử lý được theo khả năng của mình”. Nghe thì quá dài và lan man đúng không ạ! Nhưng câu trên nằm trong hợp đồng của cơ quan nhà nước đấy!
Còn “ngoài tầm kiểm soát” thì ngược lại. Tức là ngược với câu ở trên. Thực tế thì giải nghĩa như trên cũng chỉ mang tính tương đối, chứ chưa thể nói hết ý nghĩa câu trong định nghĩa “nằm trong tầm kiểm soát”.
Hiểu một cách khác thì “nằm trong tầm kiểm soát” có nghĩa là “kiểm soát được sự vật hiện tượng đang xảy ra”. Vậy thì “ngoài tầm kiểm soát” là “không kiểm soát được sự vật hiện tượng đang xảy ra”. Vấn đề tranh cãi là thế nào là “kiểm soát được” thế nào được cho là “không kiểm soát được”? Mà cũng chính vì mỗi bên hiểu một cách khác nhau cho nên mới … “béo ông quan Tòa”.
Xin cho một Ví dụ như sau:
Giả định Khách hàng có một Xưởng sản xuất nhỏ, nhưng có 2 cửa ra vào, cách xa nhau. Khách hàng thuê dịch vụ bảo vệ nhưng chỉ thuê một người và yêu cầu người bảo vệ ấy phải kiểm tra khám xét từng người Công nhân khi họ ra về. Vào thời điểm bảo vệ đang khám xét đó thì có một công nhân khác lấy cắp hàng hóa của Khách hàng nhưng đi ra bằng cửa kia. Trường hợp này là vụ trộm xảy ra trong lúc đang có bảo vệ nhưng ngoài tầm kiểm soát của bảo vệ. Vì 2 cửa đều mở mà lại cách xa nhau, trong khi bảo vệ thì chỉ có một.
Trong tầm kiểm soát hoặc ngoài tầm kiểm soát
Pháp luật Việt Nam có quy định “phòng vệ chính đáng” và “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Vậy mà lại không quy định trong tầm kiểm soát hoặc ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, “phòng vệ chính đáng” và “tầm kiểm soát” là hai việc này hoàn toàn khác nhau.
Một vấn đề nữa cần được đặt ra là: “Những sự cố nằm ngoài tầm kiểm soát của nhân viên bảo vệ” và “những sự cố vượt quá giới hạn của nhân viên bảo vệ”. Và còn “trường hợp bất khả kháng được quy định bởi Pháp luật Việt Nam”. Ba cái này giống nhau hay khác nhau?
Xin thưa rằng khác nhau hoàn toàn.
Đáng xem: "Mướp" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
Thứ nhất là “Những sự cố nằm ngoài tầm kiểm soát của nhân viên bảo vệ” thì đã giải thích rồi.
Thứ hai là “những sự cố vượt quá giới hạn của nhân viên bảo vệ“? Ở đây có sự khác biệt giữa “tầm kiểm soát” và “giới hạn”. Cắt nghĩa ra và hiểu được từng từ thì sẽ hiểu được nguyên câu.
Còn thứ ba là “trường hợp bất khả kháng được quy định bởi Pháp luật Việt Nam”. Cái này không ai cần bàn cãi, bởi pháp luật quy định sao thì cứ thế mà làm.
Tóm lại
Có những câu từ trong văn bản quy phạm pháp luật không diễn giải. Nhưng trong ngôn ngữ học có giải thích. Những cụm từ, điều khoản nêu trên chủ yếu để khách hàng cùng biết mà phối hợp. Các bên cùng hiểu một cách tích cực thì sẽ màng lại hiệu quả. Cả hai bên phải hiểu vai trò trách nhiệm của bảo vệ để bố trí số lượng bảo vệ, quy định các cổng cửa nào đóng mở ra vào sao cho hợp lý. Khi mọi người đều trung thực nhìn nhận sự việc thì nó sẽ nằm trong khả năng kiểm soát. Thuê bảo vệ để tránh xảy ra mất mát, đồng thời cũng tránh nhưng mâu thuẫn sau này.
Thế nào là trong tầm kiểm soát hoặc ngoài tầm kiểm soát? Câu hỏi này vẫn còn phải bàn. Mong được sự góp ý của các bạn đã đọc bài này!
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY DỊCH VỤ BẢO VỆ PMV
-
- 40/18 Trần Não, P. An Khánh, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0789277892 6 ~ 27; Fax: 0789277892 8 ;
- Tổng Giám Đốc: Ông Phạm Minh Việt; DĐ: 0789277892
- Hotline; 1900 633 838
- Email: contact@danangchothue.com
thế nào là trong tầm kiểm soát hoặc ngoài tầm kiểm soát ?
Chia sẻ bài viết này với mọi người