Tổng hợp Ngành Kinh doanh là gì? Xu hướng ngành năm 2021

Với xu hướng mở rộng thị trường ra khắp thế giới và mục tiêu tiến tới những thị trường chung, nhu cầu nhân lực giỏi trong ngành kinh doanh Việt Nam ngày một tăng cao nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển. Đâu là lý do khiến nhiều trường đại học lớn của Việt Nam thực hiện kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặt khác, các chương trình liên kết quốc tế đào tạo cũng được khuyến khích để nhanh chóng tiệm cận giá trị giáo dục thế giới trong nhóm ngành trụ cột này.

Xem thêm: 5 kỹ năng công dân toàn cầu của thế kỷ 21 để có được công việc tốt, thu nhập cao

Bạn đang xem: ngành kinh doanh là gì

Ngành Kinh doanh là gì?

Hoạt động kinh doanh là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngành Kinh doanh là ngành có các hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tạo ra các giá trị và tiến hành trao đổi vì lợi ích của các bên liên quan.

Trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ngành Kinh doanh chuyển biến mạnh mẽ với các mô kinh doanh mới có ứng dụng công nghệ. Các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng thay đổi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nhiều nghề mới ra đời và nhiều nghề cũ cũng mất đi.

Việc làm ngành Kinh doanh

Ngành Kinh doanh tạo ra rất nhiều việc làm vì nó liên quan tới mọi hoạt động trong xã hội. Có thể kể đến các hoạt động liên quan tới kinh doanh như Quản trị Kinh doanh, Marketing, Tài chính, Kế toán, Vận hành, Xuất – Nhập khẩu, Giao nhận, Phân tích Dữ liệu.

Các ngành chuyên sâu của kinh doanh như Quản trị Nhân sự, Truyền thông, Quản lý Đổi mới Sáng tạo, Dịch vụ Khách hàng, Trải nghiệm Khách hàng. Học ngành kinh doanh có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực cụ thể thể như ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ, y tế, hàng không, bán lẻ, báo chí, giáo dục.

Để học có hiệu quả ngành Kinh doanh, sinh viên còn cần trang bị kiến thức công dân toàn cầu. Đây là khả năng sử dụng tiếng Anh và các kỹ năng học tập và làm việc trong môi trường quốc tếnhư giao tiếp, tư duy sáng tạo, phản biện, làm việc nhóm, thuyết trình…

Ngành Kinh doanh học gì?

Ngành Kinh doanh liên quan tới mọi hoạt động kinh tế xã hội nên các môn học trong ngành kinh doanh khá rộng.

Sinh viên học ngành Kinh doanh thường được học các kiến thức cơ bản về nền kinh tế vĩ mô và vi mô như Quản lý Tổ chức, Marketing, Quản lý Hệ thống thông tin, Quản lý Vận hành, Chiến lược, Truyền thông, Kinh tế học Vĩ mô và Vi mô, Tài chính, Kế toán.

Thông thường, sau 1 năm học các nội dung cơ bản của nền kinh tế, sinh viên sẽ được tiếp tục học chuyên ngành chuyên sâu hoặc một lĩnh vực cụ thể của Kinh doanh. Các nội dung chuyên sâu như Kế toán, Đầu tư, Tài chính, Phân tích Doanh nghiệp.

Các chuyên ngành học có thể chuyên sâu về một lĩnh vực như Marketing, Marketing số (Digital marketing), Thương hiệu, Truyền thông, Quảng cáo, Thiết kế Nội dung. Hoặc liên quan tới hoạt động kinh doanh cụ thể trong lĩnh vực Du lịch, Vận tải, Ngân hàng, Bảo hiểm, Bưu điện, Điện lực, Hàng không. Dưới đây là một số chuyên ngành và lĩnh vực cụ thể:

1. Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế

Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế sẽ giúp sinh viên hiểu được cách thức hoạt động của những sự kết nối đó. Từ đó họ có thể tận dụng chúng một cách có hiệu quả để giúp nền kinh tế Việt Nam lớn mạnh hơn nữa. Sinh viên chuyên ngành này sẽ hiểu được sự khác biệt văn hóa, các hệ thống kinh tế khác, chính sách thương mại.

Xem thêm: Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế tại Swinburne

2. Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

Chuyên ngành sẽ cung cấp cho sinh viên lý thuyết và thực hành để lập chiến lược một cách thành công. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ không chỉ hiểu cách lãnh đạo nhóm và quản lý những thay đổi. Sinh viên sẽ có các kỹ năng để có thể tự xác định những sự thay đổi đó.

Nên xem: Nhân viên kinh doanh là gì? 5 kỹ năng cần có của một nhân viên kinh doanh xuất sắc

Xem thêm: Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Swinburne

3. Chuyên ngành Marketing

Khóa học sẽ đi sâu vào nguyên tắc, khái niệm và thực tiễn liên quan đến truyền bá thông điệp theo cách hiệu quả nhất. Sinh viên sẽ được phát triển các kỹ năng tiếp thị và quản lý nâng cao cần thiết để thành công trong ngành. Đặc biệt sinh viên sẽ được học và thực hành các nội dung liên quan tới Digital Marketing (Marketing số) là xu hướng chính trong các hoạt động Marketing hiện nay.

Xem thêm: Chuyên ngành Marketing tại Swinburne

4. Chuyên ngành Phân tích Dữ liệu

Trọng tâm chính của chuyên ngành Phân tích Dữ liệu Swinburne là khả năng sử dụng công nghệ và phát triển phần mềm. Chuyên ngành sẽ hướng dẫn cho sinh viên cách thu thập các loại dữ liệu khác nhau. Đồng thời sinh viên sẽ được học cách sử dụng các công cụ mới nhất để lưu trữ, xử lý, trích xuất và trực quan hóa.

Chương trình học cũng cung cấp cho sinh viên những kiến thức về kinh doanh và cách ứng dụng phân tích dữ liệu trong kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có được kiến thức sâu rộng về các nguyên tắc và khái niệm cơ bản trong Kinh doanh và Quản lý IS / IT.

Xem thêm: Chuyên ngành Phân tích Dữ liệu tại Swinburne

5. Chuyên ngành Kế toán

Chuyên ngành Kế toán cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để xem xét các quyết định đầu tư, dự báo các quyết định tài chính. Đồng thời chuyên ngành cũng giúp sinh viên hiểu được cách sử dụng dòng tiền để đạt được kết quả tốt nhất. Khi học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được phát triển khả năng làm việc như một nhà Phân tích Tài chính, cán bộ Thuế hay nhân viên Kế toán.

6. Chuyên ngành Quản lý Sự kiện

Chuyên ngành Quản lý Sự kiện sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ năng để tạo ra các sự kiện hấp dẫn. Với chuyên ngành này, sinh viên có thể nâng cao kỹ năng kinh doanh quản lý sự kiện của mình. Đồng thời nó cũng giúp sinh viên có thể quản lý các bên liên quan và các dự án một cách chiến lược.

7. Chuyên ngành Quản trị Nguồn nhân lực

Chuyên ngành này sẽ dạy sinh viên cách thực hiện tầm nhìn của tổ chức thông qua việc nắm bắt sự đa dạng, quản lý nguồn nhân lực. Sinh viên cũng sẽ được khám phá cách các chiến lược phù hợp tác động và phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được xây dựng những kỹ năng về tuyển dụng, lập kế hoạch lực lượng lao động, quản lý con người, giải quyết xung đột.

8. Chuyên ngành Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics

Chuyên ngành này sẽ chỉ cho sinh viên cách các nhà cung cấp và nhà sản xuất hợp tác cùng nhau. Sinh viên cũng sẽ được cung cấp kỹ năng tư duy chiến lược để phát triển. Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ học cách xây dựng mối quan hệ, giao tiếp và hiểu cách công nghệ đang tác động đến cuộc sống.

9. Chuyên ngành Quản lý Dự án

Chuyên ngành Quản lý Dự án không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên môn để quản lý các dự án khác nhau. Sinh viên sẽ được tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản cần thiết để trở thành người quản lý dự án chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ thành thạo tất cả các loại hình dự án trong nhiều ngành công nghiệp.

10. Chuyên ngành Quản lý Thể thao

Sinh viên chuyên ngành này sẽ được tìm hiểu về các khía cạnh tài chính, hành chính và pháp lý của thể thao cũng như cách quản lý câu lạc bộ. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về cơ sở vật chất, sự kiện và các sáng kiến cộng đồng nhằm thúc đẩy cuộc sống lành mạnh.

11. Chuyên ngành Kinh doanh (Cơ bản)

Chuyên ngành sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ năng, sự tự tin và kiến thức chiến lược. Từ đó sinh viên có thể lựa chọn các ý tưởng kinh doanh phù hợp và lập kế hoạch thực hiện cụ thể.

12. Chuyên ngành Hệ thống Thông tin Kinh doanh

Sinh viên chuyên ngành này sẽ được cung cấp các kỹ năng để thực hiện các phân tích và kiểm toán kinh doanh phức tạp. Cụ thể bao gồm giải quyết vấn đề, mua lại và triển khai hệ thống. Chuyên ngành sẽ kết hợp những kiến thức này với việc thiết kế và triển khai cơ sở dữ liệu, quản lý dự án, kinh doanh, mạng xã hội và quản lý hệ thống thông tin.

13. Chuyên ngành Kinh tế

Chuyên ngành sẽ cung cấp nền tảng về các lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô cho sinh viên. Thông qua nghiên cứu kinh tế học, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức tư duy chiến lược, từ đó có thể giải quyết những thách thức cơ bản trong xã hội. Các kiến thức có thể kể đến như kiến thức về các chính sách, tài chính, thương mại, phát triển kinh tế và lĩnh vực kinh doanh.

14. Chuyên ngành Tài chính

Tham khảo thêm: Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh là gì

Chuyên ngành sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức để hiểu các dự báo tài chính và xác định cách tận dụng chúng. Với chuyên ngành Tài chính, sinh viên có thể phát triển trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: Kinh tế, Quản lý Tài chính, Đầu tư hoặc Tài chính Quốc tế.

15. Chuyên ngành Quản lý Thông tin

Chuyên ngành sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ năng để đảm bảo mọi người có thể truy cập nhanh vào những thông tin cần thiết khi đưa ra các quyết định quan trọng. Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ học cách xử lý khối lượng lớn thông tin trong doanh nghiệp và các tổ chức khác.

16. Chuyên ngành Khởi nghiệp và Đổi mới

Chuyên ngành sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức để nhận định và đánh giá những cơ hội. Thông qua chuyên ngành, sinh viên sẽ hiểu rằng đổi mới là một quá trình, đồng thời được khám phá những trở ngại mà mình sẽ cần vượt qua trong suốt chặng đường. Tốt nghiệp chuyên ngành, sinh viên sẽ có các kỹ năng cần thiết để lãnh đạo và quản lý sự đổi mới. Từ đó sinh viên có thể đưa ý tưởng của mình đến thành công.

17. Chuyên ngành Lập kế hoạch Tài chính

Trong quá trình học, sinh viên sẽ được nghiên cứu về việc lập kế hoạch tài chính. Từ đó, các bạn sẽ có thể giúp khách hàng giải quyết bất cứ nhu cầu nào. Bạn có thể trở thành một chuyên gia trong việc mua tài sản, thuế, quản lý tài chính hay một cố vấn chuyên nghiệp.

Ngoài ra với cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 đang phát triển và thay đổi mạnh mẽ, ngành Kinh doanh đã được mở rộng thêm với các chuyên ngành:

18. Chuyên ngành Phân tích Kinh doanh

Chương trình học sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ năng phân tích nhu cầu người dùng. Từ đó, các bạn có thể tận dụng công nghệ để hợp lý hóa quy trình mọi người làm việc. Với chứng chỉ nhà Phân tích Kinh doanh, bạn sẽ không chỉ tạo ra các giải pháp kinh doanh hiệu quả mà còn giúp mọi người trở nên hiệu quả hơn và làm những gì họ giỏi nhất.

19. Chuyên ngành Quản trị Dữ liệu

Với chuyên ngành Quản trị Dữ liệu, sinh viên sẽ có được các kỹ năng để thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu. Đồng thời chuyên ngành cũng cung cấp cho sinh viên cách ứng phó với những thách thức mới trong việc quản lý dữ liệu kỹ thuật số. Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu các phương pháp thống kê và công cụ bạn cần để xử lý và quản lý tập dữ liệu.

Học Kinh doanh ra trường làm gì và thu nhập

Hiện nay các doanh nghiệp và các công ty ở Việt Nam phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy, so với những ngành khác hiện nay, ngành kinh doanh đang có sức hút lớn.

Có thể nói đây là một ngành được đào tạo khá đặc biệt. Các trường đào tạo về ngành này sẽ chú trọng đào tạo các kỹ năng về kinh doanh, quản trị, Tiếng Anh… Chính vì vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Sinh viên khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các phòng ban của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào vị trí trong công ty mà ứng viên sẽ có mức thu nhập sẽ khác nhau. Tuy nhiên nếu ứng viên có thể đem lại doanh thu càng nhiều cho công ty thì thu nhập sẽ càng cao. Chính vì vậy nên các công việc không trực tiếp bán hàng như Kế toán hay Nhân sự thường sẽ chỉ nhận lương cứng. Còn những vị trí như marketing hay sales thì ngoài lương cứng còn có thêm khoản thưởng theo doanh số. Tuy nhiên các công việc liên quan đến bán hàng sẽ phải chịu áp lực hơn.

Học Kinh doanh tại Swinburne có gì khác biệt?

Ngành Kinh doanh của Swinburne được xếp hạng 351 theo ngành học (QS2020) trên thế giới. Bên cạnh đó, Ngành Kinh doanh của Swinburne được công nhận bởi Hiệp hội các Trường Kinh doanh Tiến bộ (AACSB) Quốc tế. Chỉ có 5% các trường kinh doanh trên toàn thế giới được AACSB công nhận (Xem thêm: Chứng chỉ AACSB tại Swinburne Việt Nam).

Chương trình học luôn cập nhật các nội dung mới nhất về Kinh doanh và cơ hội của ngành trong thời đại hội nhập và cách mạng Công nghiệp 4.0. Cơ sở vật chất hiện đại giúp sinh viên có thể học tập dễ dàng, tạo thêm động lực học tập cho sinh viên. Nhiều cơ hội học trao đổi các học kỳ ở nước ngoài tại Swinburne Australia. Sinh viên sẽ được tốt nghiệp với bằng quốc tế được cấp bởi Swinburne Australia.

Sinh viên ngành Kinh doanh Swinburne sẽ được học tập thông qua trải nghiệm gắn với các dự án thực tế tại Tập đoàn FPT. Đây là một trong các đơn vị đi đầu, tiên phong trong việc chuyển đổi số tại Việt Nam và trên thế giới. Việc liên kết giữa Swinburne và doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên được tham gia học tập cùng với đội ngũ chuyên gia trong ngành.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về ngành kinh doanh là gì và những định hướng nghề nghiệp trong ngành này. Hãy theo dõi fan page Swinburne Vietnam để đọc những thông tin, bài viết về xu hướng các ngành nghề và những kỹ năng cần có để thành công trong thời đại mới, bạn nhé!

Theo Swinburne Việt Nam

Viết một bình luận