- Giới thiệu về ngành tài chính doanh nghiệp
- Một số thông tin về ngành tài chính doanh nghiệp
- Những ngôi trường có đào tạo ngành tài chính doanh nghiệp
- Bạn được đào tạo những gì khi học ngành tài chính doanh nghiệp?
- Các tổ hợp môn xét tuyển của ngành tài chính doanh nghiệp
- Mức điểm chuẩn của ngành tài chính doanh nghiệp có cao không?
- Chuyên môn của những người làm tài chính doanh nghiệp
- Cơ hội việc làm rộng mở đối với sinh viên ngành tài chính doanh nghiệp. Top 6 những công việc đầy hứa hẹn
- Người quản lý bất động sản
- Kế toán doanh nghiệp
- Chuyên viên phân tích tài chính
- Thủ quỹ
- Giám đốc quan hệ nhà đầu tư
- Kiểm toán viên
- Đâu là các nhà tuyển dụng tiềm năng cho ngành tài chính doanh nghiệp?
- Những tố chất cần có của những người làm việc trong ngành tài chính doanh nghiệp
Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì là một trong những vấn đề đang được sinh viên trong ngành rất quan tâm. Đối với một công ty thì sức mạnh tài chính là động lực để có những bước phát triển sau này. Những công việc như phân tích tài chính, đề xuất chiến lược mà những người trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp đưa ra cho các cấp lãnh đạo và các bên liên quan là rất cần thiết. Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết này:
Giới thiệu về ngành tài chính doanh nghiệp
Chúng ta từng nghe nói về các ngành liên quan đến tiền bạc như tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp mà không hề biết những ngành đó học và làm về cái gì. Trên thực tế tài chính doanh nghiệp là một chuyên ngành thuộc tài chính ngân hàng. Hiểu một cách đơn giản nhất đó là ngành này nghiên cứu về tài chính, ngân sách và tiền bạc của một doanh nghiệp. Người làm tài chính doanh nghiệp cần đưa ra các phương án giải quyết các vấn đề sau:
Bạn đang xem: tài chính doanh nghiệp là học gì
- Làm thế nào để doanh nghiệp tăng thêm lợi nhuận?
- Sử dụng dòng tiền của doanh nghiệp như thế nào để tiền lại đẻ ra tiền.
- Phân phối tiền cho doanh nghiệp cho các mục đích một cách hợp lý.
- Quản lý tiền trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Một số thông tin về ngành tài chính doanh nghiệp
Những ngôi trường có đào tạo ngành tài chính doanh nghiệp
Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì và trường nào đào tạo? Hiện nay có rất nhiều ngôi trường đào đạo ngành tài chính doanh nghiệp. Do đó bạn có thể nộp đơn xin xét tuyển vào các trường thích hợp. Các trường top đầu uy tín bao gồm:
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Học viện Tài Chính
- Đại học Ngoại thương
- Học viện Ngân hàng
- Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc tế trực thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại học Tôn Đức Thắng
Bạn được đào tạo những gì khi học ngành tài chính doanh nghiệp?
Khi theo ngành tài chính doanh nghiệp bạn sẽ được đào tạo những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để có được hàng trang tốt nhất sau khi ra trường của ngành. Cụ thể là:
- Về kiến thức cơ sở ngành: Sinh viên được học các môn liên quan đến ngành tài chính – ngân hàng, quy luật hiện có của kinh tế – tài chính, pháp luật và các chính sách của ngành. Ngoài ra những người học và làm việc trong lĩnh vực này có kỹ năng phân tích những rủi ro tài chính, dự báo vấn đề xảy ra cũng như đưa ra những quyết định tối ưu trong ngành tài chính doanh nghiệp.
- Về kiến thức chuyên ngành: Các bạn sẽ được đào tạo tất cả các kiến thức tổng hợp, các mối quan hệ liên quan đến tài chính có trong doanh nghiệp, các công cụ quản lý tài chính. Một số nội dung khác như quản trị đầu tư vốn, quản trị phân phối lợi nhuận, rủi ro, lập kế hoạch tài chính và vấn để liên quan đến thuế, quản lý thuế…
Các tổ hợp môn xét tuyển của ngành tài chính doanh nghiệp
Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành tài chính doanh nghiệp của các trường bao gồm:
- Tổ hợp A00: Toán học, Vật lý, Hóa học
- Tổ hợp A01: Toán học, Vật lý, Tiếng anh
- Tổ hợp D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng anh
- Tổ hợp C01: Toán học, Ngữ văn, Vật lý
Mức điểm chuẩn của ngành tài chính doanh nghiệp có cao không?
Xét theo bề mặt điểm chung chung của các khối ngành trong cùng một trường thì điểm chuẩn của ngành tài chính doanh nghiệp ở mức trung bình. Mức điểm này dao động từ 19 điểm đến 21 điểm. Với mức điểm như thế này khá thuận lợi cho các bạn có định hướng nghề nghiệp tương lai vào ngành. Mức điểm này cũng phụ thuộc vào các trường bạn lựa chọn. Ví dụ các trường chất lượng cao thì điểm đầu vào tất nhiên sẽ cao hơn các trường đào tạo cùng ngành nhưng chất lượng thấp hơn.
Chuyên môn của những người làm tài chính doanh nghiệp
Nên xem: Kiến thức mới Những lưu ý khi lựa chọn tổ chức cho vay tài chính
Sau này khi xin việc ở các đơn vị khác nhau tùy vào vị trí bạn đảm nhiệm cũng như các lĩnh vực của doanh nghiệp đó mà bạn sẽ phải thực hiện chuyên môn của mình theo những mức độ khác nhau. Nhưng các công việc chuyên môn của một nhân viên tài chính doanh nghiệp sẽ bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Trong các dự án đầu tư người nhân viên tài chính doanh nghiệp cần thiết lập và thẩm định nguồn tài chính của doanh nghiệp đó. Đó là công việc của người Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì cần biết.
- Đưa ra những đánh giá và lựa chọn cho các phương pháp huy động vốn cũng như phương pháp phân phối nguồn lợi nhuận sao cho hợp lý với tình hình doanh nghiệp.
- Kịp thời đưa ra những nhận định, phân tích về những khó khăn trong tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các phương pháp nhằm cải thiện một cách tối ưu nguồn tài chính doanh nghiệp.
- Lập các kế hoạch tài chính cho sự phát triển doanh nghiệp và xây dựng lên cơ chế quản lý một cách khoa học, chặt chẽ nguồn tài chính của doanh nghiệp.
- Nhân viên tài chính doanh nghiệp cần có sự nhanh nhạy các rủi ro có thể gặp phải, các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp từ đó đề ra những kế hoạch quản trị rủi ro tài chính và quản trị dòng tiền.
Cơ hội việc làm rộng mở đối với sinh viên ngành tài chính doanh nghiệp. Top 6 những công việc đầy hứa hẹn
Sinh viên tài chính doanh nghiệp sau khi ra trường có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cơ hội có việc làm luôn luôn mở rộng. Các lĩnh vực có thể kể đến như kinh doanh tiền tệ, đầu tư tài chính, quản lý tài chính – kế toán, thẩm định dự án… Các công việc tiêu biểu được đánh giá là có mức thu nhập cao trong xã hội mà một sinh viên học tài chính doanh nghiệp ra làm gì đảm nhiệm như:
Người quản lý bất động sản
Người quản lý bất động sản là người có nhiệm vụ đánh giá và bảo đảm các tài sản thương mại của doanh nghiệp. Họ phải đánh giá được giá trị tài sản, dự báo được mức đầu tư của tài sản đó theo thời gian. Những người này thường không hoạt động độc lập mà cần hợp tác với những người khác về tài chính để đảm bảo đưa ra những quyết định tối ưu và đúng đắn nhất nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Kế toán doanh nghiệp
Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì? Có thể làm kế toán doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp là một chức vụ rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Người này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi tình hình tài chính công ty, lên các bản báo cáo tài chính tổng hợp và giúp đỡ giám đốc điều hành đưa ra những kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp cũng như dự kiến ở mức cho phép. Họ sẽ đánh giá hoạt động tài chính của công ty và phải đảm bảo những hoạt động này tuân thủ quy định của Nhà nước.
Chuyên viên phân tích tài chính
Phân tích tài chính được hiểu là quá trình đánh giá doanh nghiệp, dự án, ngân sách và các hoạt động khác liên quan đến vấn đề tài chính để xác định hiệu xuất cũng như tính phù hợp của chúng. Thông thường nghiệp vụ này được sử dụng để phân tích một đơn vị có kinh tế có tính ổn định, lưu động , khả năng thanh khoản và đủ sinh lời để đảm bảo cho nguồn đầu tư hay không.
Các chuyên gia phân tích tài chính là người đưa ra các khuyến nghị kinh doanh cho các doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức dựa trên những phân tích của chính mình về các yếu tố khách quan như xu hướng thị trường, tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Họ cần có những cái nhìn tổng quan về hiệu qủa hoạt động của tài sản, trái phiếu, hàng hóa cùng các khoản đầu tư khác rồi mới đưa ra lời khuyên một cách chi tiết cho ban lãnh đạo công ty.
>>>Xem thêm
- Làm ca sĩ có cần bằng cấp không?
- Câu hỏi phỏng vấn nhân viên thu mua
Thủ quỹ
Đề xuất riêng cho bạn: Đầu tư tài chính là gì? Tại sao phải đầu tư và các kênh đầu tư phổ biến
Thủ quỹ là người chịu trách quản lý tài chính cho một công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Họ kiểm soát toàn bộ hoạt động thu chi phát sinh trong cơ quan như phiếu thu, phiếu chi, ký xác nhận, giao liên, tạm ứng và lưu trữ toàn bộ giấy tờ liên quan đến vấn đề này. Công việc của một người thủ quỹ đó là thực hiện thanh toán tất cả các chi phí của công ty theo quy trình, thực hiện thu chi tài chính và quản lý tiền mặt của công ty, lưu trữ các giấy tờ thu chi tiền, làm việc với kế toán tổng hợp về số dư tồn quỹ nhằm phục vụ các mục tiêu kinh doanh hay đảm bảo việc chi trả lương, bảo hiểm, phúc lợi khác cho các nhân viên.
Giám đốc quan hệ nhà đầu tư
Chức vụ này có chức năng quản lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư. Bao gồm các hoạt động như gặp gỡ các nhà đầu tư, chia sẻ thông tin tài chính với nhà đầu tư tiềm năng, chuẩn bị các báo cáo cần có cho hợp đồng đầu tư. Nhiều giám đốc quan hệ nhà đầu tư có xuất thân là cử nhân trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Kiểm toán viên
Kiểm toán là một trong những giai đoạn của việc thu thập dữ liệu và thông tin liên quan đến nội dung kinh doanh, các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Từ các dữ liệu, thông tin này mà người có thẩm quyền đánh giá được những vấn đề như khả năng tài chính ủa công ty, doanh nghiệp hay một tổ chức. Người thực hiện công việc kiểm toán này gọi là những kiểm toán viên.
Ngoài các công việc được liệt kê bên trên thì sinh viên học tài chính doanh nghiệp sau khi ra trường có thể đăng ký ứng tuyển vào các vị trí khác như kiểm toán cơ bản, kế toán quản trị, chuyên viên khai thác bảo hiểm, chuyên viên môi giới chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, chuyên viên định giá tài sản…
Đâu là các nhà tuyển dụng tiềm năng cho ngành tài chính doanh nghiệp?
Sau khi giải đáp được thắc mắc Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì thì một vấn đề nữa cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người mới chập chứng bước vào trong ngành tài chính doanh nghiệp đó là tìm các nhà tuyển dụng cũng như môi trường làm việc tiềm năng. Vậy có những nhà tuyển dụng nào:
- Các đơn vị thuộc khu vực thuộc quản lý nhà nước: có rất nhiều đơn vị trực thuộc sự quản lý nhà nước mà các bạn sinh viên tài chính doanh nghiệp có thể đăng ký ứng tuyển vào như Bộ tài chính, cục tài chính doanh nghiệp, các ngân hàng nhà nước, sở tài chính, tổng cục hải quan, cục và các chi cục thuế, các vụ kế hoạch – tài chính, …
- Các đơn vị thuộc khối doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp phi tài chính): Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường trong và ngoài nước, vì vậy cơ hội việc làm của bạn là rất lớn. Bạn có thể ứng tuyển vào các phòng, ban tài chính của công ty, doanh nghiệp đó.
- Các đơn vị thuộc khối doanh nghiệp tài chính: bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán. Nộp hồ sơ xin việc vào đây bạn có thể đăng ký các chức vụ như chuyên viên tín dụng, chuyên viên thẩm định dự án; nhà môi giới thị trường chứng khoán; chuyên viên của các công ty bảo hiểm; chuyên gia tư vấn tài chính tại công ty kiểm toán,…
- Giảng viên chuyên ngành tài chính doanh nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.
Những tố chất cần có của những người làm việc trong ngành tài chính doanh nghiệp
Ngành tài chính doanh nghiệp đang là một ngành hot được nhiều người biết đến. Vậy nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể theo đuổi đến cùng và đạt được những thành tựu nhất định trong ngành. Nhiều người vẫn phải lận đận kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Khi bạn đã định hướng theo ngành này cần phải có những tố chất sau:
- Nắm chắc những kiến thức chuyên môn: Đây là nền tảng cần thiết của bất kì nghề nghiệp nào. Cũng giống như nền móng của một ngôi nhà, móng nhà có chắc thì ngôi nhà mới bền vững. Nắm chắc kiến thức chuyên môn là bước đầu thành công trong quá trình khởi nghiệp của bạn.
- Phải biết nhận diện ra được các vấn đềcũng như các yếu tố có ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp.
- Áp dụng các kiến thức cũng như kỹ năng tư duy của bản thân vào công việc nhằm đánh giá và đưa ra các quyết định đúng đắn.
- Có kỹ năng giao tiếp, tự tin , trình bày và phản biện logic trong các vấn đề tài chính doanh nghiệp.
- Có khả năng tổ chức, quản lý hoạt động tài chính doanh nghiệp, và khả năng làm việc nhóm tốt.
- Biết sử dụng và thành thạo các công cụ hỗ trợ quản lý tài chính doanh nghiệp.
- Thành thạo các kỹ năng ngoại ngữ, tin học….
Với tất cả những thông tin được chúng tôi cung cấp trên đây về Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì, cơ hội việc làm của ngành sẽ giúp các bạn sinh viên mới ra trường có những hướng đi đúng đắn và phù hợp nhất cho tương lai của mình. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp sau này!