- Các loại đầu tư
- Đầu tư tài chính:
- Đầu tư thương mại:
- Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động:
- Khái niệm về vốn đầu tư thực hiện
- Định nghĩa về vốn đầu tư thực hiện
- Đặc điểm về vốn đầu tư thực hiện
- Thứ nhất, đầu tư được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản của sự phát triển và sinh lời.
- Thứ hai, đầu tư đỏi hỏi một khối lượng vốn lớn, khối lượng vốn đầu tư lớn thường là tất yếu khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Các nguồn hình thành vốn đầu tư
- Vốn trong nước
- Vốn ngân sách nhà nước:
- Vốn của các doanh nghiệp quốc doanh:
- Vốn của tư nhân và của hộ gia đình:
- Vốn nước ngoài
- Vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư
- Đối với vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
- Căn cứ xác định vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
- Căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất của nhà đầu tư
- Trường hợp tại cùng một thời điểm, nhà đầu tư tham gia nhiều dự án và các khoản đầu tư dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư phải lập danh mục dự án và các khoản đầu tư dài hạn khác và đảm bảo tổng số vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án và các khoản đầu tư dài hạn khác theo quy định;
- Nhà đầu tư có trách nhiệm gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu theo cam kết, bao gồm lộ trình tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án, phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện dự án PPP theo quy định tại Khoản 4 Điều 38 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án chịu trách nhiệm đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư và giám sát việc thực hiện cam kết về huy động vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.
- Đối với nguồn vốn huy động
- Vốn góp của Nhà nước
- Vốn thanh toán cho nhà đầu tư
Đầu tư là việc xuất vốn hoạt động nhằm thu lợi. Theo định nghĩa này mục tiêu là các lợi ích mà nhà đầu tư mong muốn mà phương tiện của họ là vốn đầu tư xuất ra. Vậy, vốn đầu tư thực hiện là gì? Những vấn đề liên quan đến đầu tư là gì? Legalzone giới thiệu trong bài viết dưới đây:
Các loại đầu tư
Đầu tư tài chính:
là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bạn đang xem: vốn đầu tư thực hiện là gì
Đầu tư thương mại:
Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá trị để hưởng lãi suất định trước (gửi tiền tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành.
Loại đầu tư này cũng không tạo tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán và người đầu tư với khách hàng của họ.
Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động:
Người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội.
Đó chính là việc bỏ tiền ra xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang hoạt động và tạo tiềm lực mơi cho nền kinh tế xã hội.
Khái niệm về vốn đầu tư thực hiện
Định nghĩa về vốn đầu tư thực hiện
vốn đầu tư thực hiện là gì- là tiền tích luỹ của xã hội, của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau như liên doanh, liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài…
Nhằm để : tái sản xuất, các tài sản cố định để duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới và bổ sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho các ngành hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cũng như thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt đầu hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới được bổ sugn hoặc mới được đổi mới.
Đặc điểm về vốn đầu tư thực hiện
Thứ nhất, đầu tư được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản của sự phát triển và sinh lời.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tạo nên tăng trưởng và sinh lời, trong đó có yếu tố đầu tư.
Nhưng để bắt đầu một quá trình sản xuất hoặc tái mở rộng quá trình này, trước hết phải có vốn đầu tư. Nhờ sự chuyển hoá vốn đầu tư thành vốn kinh doanh tiến hành hoạt động, từ đó tăng trưởng và sinh lời.
Trong các yếu tố tạo ra sự tăng trưởng và sinh lời này vốn đầu tư được coi là một trong những yêú tố cơ bản. Đặc điểm này không chỉ nói lên vai trò quan trọng của đầu tư trong việc phát triển kinh tế mà còn chỉ ra động lực quan trọng kích thích các nhà đầu tư nhằm mục đích sinh lời.
Tuy nhiên, động lực này thường vấp phải những lực cản bởi một số đặc điểm khác.
Thứ hai, đầu tư đỏi hỏi một khối lượng vốn lớn, khối lượng vốn đầu tư lớn thường là tất yếu khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế
Xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp lương thực thực phẩm, ngành điện năng…
Vì sử dụng một khối lượng vốn khổng lồ, nên nếu sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ gây nhiều phương hại đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Đặc biệt, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài với khối lượng vốn lớn và kém hiệu quả thì gánh nợ nước ngoài ngày càng chồng chất vì không có khả năng trả nợ, tình hình tài chính khó khăn sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ.
Các cơn lốc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mêhicô và các nước Đông nam á vừa qua là những điển hình về tình trạng này.
Quá trình đầu tư thường gồm ba giai đoạn: Xây dựng dự án, thực hiện dự án và khai thác dự án.
Giai đoạn xây dựng dự án, giai đoạn thực hiện dự án là giai đoạn tất yếu, những giai đoạn này lại kéo dài mà không tạo ra sản phẩm.
Khi xét hiệu quả đầu tư cần quan tâm xem xét toàn ba giai đoạn của quá trình đầu tư, tránh tình trạng thiên lệch, chỉ tập trung vào giai đoạn thực hiện dự án mà không chú ý vào cả thời gian khai thác dự án.
Các nguồn hình thành vốn đầu tư
Vốn trong nước
Dành cho bạn: Tổng hợp Mở tài khoản đầu tư theo DGO là gì? Hướng dẫn cách mở
Cơ sở vật chất – kỹ thuật để có thể tiếp thu và phát huy tác dụng của vốn đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của đất nước chính là khối lượng vốn đầu tư trong nước.
Tỷ lệ giữa vốn huy động được ở trong nước để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn nước ngoài tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.
Xét về lâu dài thì nguồn vốn đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế một cách liên tục, đưa đất nước đến sự phồn vinh một cách chắc chắn và không phụ thuộc phải là nguồn vốn đầu tư trong nước.
Vốn ngân sách nhà nước:
gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Vốn ngân sách được hình thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và được Nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho đơn vị thực hiện các công trình thuộc kế hoạch Nhà nước.
Vốn của các doanh nghiệp quốc doanh:
Được hình thành từ lợi nhuận để lại của các doanh nghiệp để bổ sung cho vốn kinh doanh.
Nguồn vốn này luôn có vai trò to lớn và tác dụng trực tiếp nhất đối với tốc độ tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm trong nước. Đây chính là nguồn vốn mà các chính sách kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo.
Vốn của tư nhân và của hộ gia đình:
Trong xu hướng khuyến khích đầu tư trong nước và cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ thì nguồn vốn đầu tư từ khu vực này ngày càng lớn về quy mô và tỷ trọng so với vốn đầu tư của khu vực Nhà nước.
Vốn đầu tư của tư nhân hay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các loại thuế và các khoản lãi cho các cổ đông (đối với công ty cổ phần).
Vốn của dân cư là phần thu nhập chưa dùng đến thường được tích luỹ dưới dạng trữ kim, USD hay các bất động sản hoặc gửi tiết kiệm trong ngân hàng hoặc ngày công lao động.
Vốn nước ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài là vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào trong nước dưới các hình thức đầu tư gián tiếp hoặc đầu tư trực tiếp.
Vốn đầu tư gián tiếp: là vốn của các Chính Phủ, các tổ chức quốc tế như: Viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với lãi suất thấp với thời hạn dài, kể cả vay theo hình thức thông thường.
Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại dưới hình thức ODA-Viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển.
Vốn đầu tư gián tiếp thương lớn, cho nên tác dụng mạnh và nhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của nước nhận đầu tư.
Vốn đầu tư trực tiếp (FDI):Vốn FDI là gì?
Vốn này thường không chỉ đủ lớn để giải quyết dứt diểm từng vấn đề kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư .
Nước nhận đầu tư trực tiếp phải chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu tư đem lại với người đầu tư theo mức độ góp vốn cuả họ. Vì vậy, có quan điểm cho rằng đầu tư trực tiếp sẽ làm cạn kiệt tài nguyên của nước nhận đầu tư.
Vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư
Đối với vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
Điều 12 Thông tư 88/2018/TT-BTC quy định rất cụ thể về vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư như sau:
Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án là vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư do một hoặc liên danh các nhà đầu tư thực tế góp vốn theo điều lệ của doanh nghiệp dự án (không bao gồm các khoản cho vay lại của chủ đầu tư).
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án trên tổng vốn đầu tư theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và phải được quy định trong hợp đồng dự án. Cụ thể:
Đọc thêm: Chia sẻ Quỹ đầu tư mở là gì? 5 ưu thế vượt trội của quỹ đầu tư mở
– Đối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư;
– Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc: Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20%; đối với phần vốn từ trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10%.
Căn cứ xác định vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 88/2018/TT-BTC, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định như sau:
Căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất của nhà đầu tư
Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán từ thời điểm thành lập đến thời điểm tham gia dự án; đồng thời, đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ phải có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án;
Trường hợp tại cùng một thời điểm, nhà đầu tư tham gia nhiều dự án và các khoản đầu tư dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư phải lập danh mục dự án và các khoản đầu tư dài hạn khác và đảm bảo tổng số vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án và các khoản đầu tư dài hạn khác theo quy định;
Nhà đầu tư có trách nhiệm gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu theo cam kết, bao gồm lộ trình tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án, phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện dự án PPP theo quy định tại Khoản 4 Điều 38 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP.
Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu cung cấp liên quan đến vốn chủ sở hữu, danh mục dự án đang thực hiện, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án và các khoản đầu tư dài hạn khác đang thực hiện đến thời điểm đàm phán hợp đồng dự án;
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án chịu trách nhiệm đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư và giám sát việc thực hiện cam kết về huy động vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.
Đối với nguồn vốn huy động
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 88/2018/TT-BTC, nguồn huy động vốn thực hiện dự án được quy định như sau:
– Nguồn vốn huy động tính đến thời điểm đàm phán hợp đồng dự án được xác định trên cơ sở cam kết hoặc thỏa thuận bằng văn bản giữa nhà cung cấp vốn với nhà đầu tư.
Tổng số vốn cam kết cung cấp của nhà cung cấp vốn tối thiểu phải bằng mức vốn nhà đầu tư huy động vốn đầu tư
– Nguồn vốn huy động phải phù hợp với tiến độ thực hiện dự án PPP đã được quy định trong hợp đồng dự án.
– Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tiến độ huy động nguồn vốn theo quy định trong hợp đồng dự án.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 63/2018/NĐ-CP, phần nhà nước tham gia trong dự án PPP được thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
Vốn góp của Nhà nước
– Vốn góp của Nhà nước được sử dụng để hỗ trợ xây dựng công trình nhằm đảm bảo tính khả thi tài chính cho dự án;
– Vốn góp của Nhà nước được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công;
– Vốn góp của Nhà nước được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công không áp dụng đối với dự án BT.
Vốn thanh toán cho nhà đầu tư
– Vốn thanh toán cho nhà đầu tư được sử dụng để thanh toán cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ theo hợp đồng BLT, BTL;
– Vốn thanh toán cho nhà đầu tư được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, nguồn chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ công, nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công.
Vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư
Theo quy định tại khoản 4 Điều này, vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công.
Trên đây là một số thông tin về vốn đầu tư, vốn đầu tư thực hiện là gì. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ