Bảo lãnh phát hành chứng khoán (Underwrite securities) là gì? Các phương thức bảo lãnh

thebank_baolanhchungkhoanlagivacacdieucobancanbiet_1542770710

Hình minh hoạ (Nguồn: thebank)

Bạn đang xem: bảo lãnh phát hành chứng khoán tiếng anh là gì

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Khái niệm

Bảo lãnh phát hành chứng khoán trong tiếng Anh được gọi là Underwrite securities.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc cố gắng tới mức tối đa để bán hết số chứng khoán cần phát hành cho tổ chức phát hành. (Luật Chứng khoán)

Tham khảo thêm: Hệ số beta chứng khoán là gì? Cách tính hệ số beta trong chứng khoán Update 11/2021

Bảo lãnh phát hành bao gồm cả việc tư vấn tài chính và phân phối chứng khoán.

Các phương thức bảo lãnh phát hành

Việc bảo lãnh phát hành thường thực hiện theo một trong các phương thức sau:

Bảo lãnh với cam kết chắc chắn (Firm commitment underwriting): là phương thức bảo lãnh trong đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không.

Thông thường, trong phương thức này một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu và bán lại các chứng khoán theo giá chào bán ra công chúng (POP) và hưởng phần chênh lệch giá.

Bảo lãnh với cố gắng cao nhất (Best efforts underwriting): là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lí cho tổ chức phát hành.

Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại và không phải chịu hình phạt nào.

Đáng xem: Mách bạn Có nên đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế?

Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không (All or Nothing): trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành. Tổ chức bảo lãnh phải trả lại tiền cho các nhà đầu tư đã mua chứng khoán.

Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa: là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không.

Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỉ lệ thấp hơn mức sàn thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.

Bảo lãnh theo phương thức dự phòng (Standby underwriting): Đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường và chào bán cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Tuy nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty.

Vì vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ là người mua cuối cùng hoặc chào bán hộ số cổ phiếu của các quyền mua không được thực hiện.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường Chứng khoán, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, 2018, NXB Tài chính)

Viết một bình luận