Những điều cần biết về tiền gửi liên ngân hàng

Thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) là thị trường đi vay vốn khả dụng lẫn nhau giữa các ngân hàng trung gian. Việc phát triển thị trường liên ngân hàng sẽ tạo ra một công cụ để các ngân hàng có thể hỗ trợ khả năng thanh khoản cho nhau. Thị trường liên ngân hàng cũng được xem như bình thông nhau giữa các ngân hàng, giúp đạt trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ.

Tiền gửi liên ngân hàng là gì?

Theo đó, tiền gửi liên ngân hàng được hiểu là khoản tiền do ngân hàng, tổ chức tín dụng gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác. Loại hình tiền gửi này nhằm để tránh trường hợp bị dồn vốn trong trường hợp cho vay ra nền kinh tế bị ngưng trệ, trong khi huy động vào vẫn tăng đều.

Bạn đang xem: tiền gửi liên ngân hàng là gì

Lãi suất và phương thức trả lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên theo lãi suất thị trường và theo quy định của pháp luật. Có hai loại lãi suất là lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi. Phương thức trả lãi bao gồm trả lãi vào ngày đáo hạn, trả lãi trước hay trả lãi định kỳ, phương thức trả lãi do hai bên thỏa thuận thông thường lãi được trả vào cuối kỳ.

Xem thêm: Nên lựa chọn vay lãi suất cố định hay thả nổi?

Đề xuất riêng cho bạn: Mách bạn Thống kê là gì? Phương pháp thống kê như thế nào?

Tiền gửi liên ngân hàng là gì?

Tiền gửi liên ngân hàng là gì?

Một số quy định về tiền gửi liên ngân hàng

Theo Thông tư 01/2016/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán và các giao dịch gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 03 tháng) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Việc gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 03 tháng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:

  • Phải có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý rủi ro đối với các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi (bao gồm quy định về đánh giá tín nhiệm khách hàng, quy trình xác định hạn mức gửi tiền, quy trình thực hiện giao dịch gửi tiền, nhận tiền gửi) đảm bảo an toàn, đúng quy định.
  • Chỉ được thực hiện tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trụ sở chính của tổ chức tín dụng thực hiện phê duyệt, cấp hạn mức gửi tiền, ký hợp đồng giao dịch với khách hàng và được ủy quyền bằng văn bản cho chi nhánh thực hiện việc gửi/nhận tiền thanh toán, quản lý khoản tiền gửi.
  • Việc chuyển tiền để thực hiện các giao dịch gửi tiền có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam (trừ các giao dịch chuyển trả tiền gửi và lãi tiền gửi) giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng phải thực hiện thanh toán qua Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, trừ trường hợp các giao dịch này thực hiện trong thời gian Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng không hoạt động.
  • Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xem xét thỏa thuận áp dụng phương thức gửi tiền, nhận tiền gửi từng lần, theo hạn mức hoặc theo các phương thức khác đảm bảo thực hiện giao dịch an toàn hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Đáng xem: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là gì? Vai trò và phân loại?

Quy định về tiền gửi liên ngân hàng

Quy định về tiền gửi liên ngân hàng

Tại thời điểm thực hiện giao dịch nhận tiền gửi, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, trừ các trường hợp sau đây:

  • Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được thực hiện giao dịch theo Phương án củng cố và tổ chức hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được phê duyệt
  • Tổ chức tín dụng đang trong quá trình tái cơ cấu được thực hiện giao dịch theo phương án tái cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt (nếu có)

Tiền gửi liên ngân hàng giúp nhiều ngân hàng có thể thực hiện kinh doanh vốn dễ dàng hơn và các tổ chức tài chính khác có nhu cầu thanh khoản tạm thời cũng dễ dàng được đáp ứng mà không cần phải nhờ sự hỗ trợ của ngân hàng nhà nước.

Viết một bình luận