Mục lục bài viết
Phó Tổng Giám đốc là vị trí chức danh có lẽ đã khá quen thuộc trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ Phó Tổng Giám đốc là gì cũng như công việc của Phó Tổng Giám đốc là gì.
Bạn đang xem: phó tổng giám đốc trong tiếng anh là gì
Hơn thế nữa, trong xu hướng hội nhập phát triển kinh tế thế giới như hiện nay, nhu cầu biết những thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến các chức danh trong doanh nghiệp ngày càng nhiều do số lượng các đối tác nước ngoài ngày càng tăng, chính bởi lẽ đó có khá nhiều người thắc mắc Phó Tổng Giám đốc tiếng Anh là gì?
Để nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin dưới bài viết sau.
Phó Tổng Giám đốc là gì?
Phó Tổng Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành doanh nghiệp (Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần) theo phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
Căn cứ dựa theo quy định về Phó Tổng Giám đốc tại Điều 27 Nghị định 19/2014/NĐ-CP ngày 14/03/2014 về ban hành Điều lệ mẫu của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu để đưa ra khái niệm Phó Tổng Giám đốc .
Phó Tồng Giám đốc tiếng Anh là gì?
Phó Tổng Giám đốc trong tiếng Anh Deputy general Director và được định nghĩa là Deputy General Director is the person who assists the General Director in operating the enterprise (State enterprises, partnerships, limited liability companies, joint stock companies) as assigned and authorized by the General Director; responsible to the General Director and the law for the assigned and authorized tasks.
Đọc thêm: Kiến thức mới Sống ảo trong tiếng Anh: Định nghĩa, ví dụ
Ví dụ: Mr. Ngo Duy Linh is a Deputy General Director of Hoang Phi Law Firm.
Vai trò của Phó Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc có vai trò giúp Tổng Giám đốc điều hành hoạt động của doanh nghiệp theo sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc; chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ của Phó Tồng Giám đốc
Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà Phó Tổng Giám đốc sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Trong một doanh nghiệp có thể có một hoặc một số Phó Tổng Giám đốc tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó và được quy định trong điều lệ của doanh nghiệp (theo Khoản 3 Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2020).
Pháp luật không quy định giới hạn số lượng Phó Tổng Giám đốc trong một doanh nghiệp trừ trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (là các Tổng công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, Ủy an nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý – theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp)- Theo Điều 2, Khoản 1 Điều 27 Nghị định 19/2014/NĐ-CP . Theo đó:
Số lượng Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) không quá 05 người. Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty) quyết định cơ cấu, số lượng Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) theo quy mô và đặc điểm sản xuất, kinh doanh của Công ty trong quá trình hoạt động. Trường hợp đặc biệt cần nhiều hơn 05 Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty) đề nghị chủ sở hữu công ty báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
Phó Tổng Giám đốc có một số nhiệm vụ tiêu biểu như sau:
Dành cho bạn: Hot "Phố Đi Bộ" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
Thứ nhất: Nhiệm vụ về quản lý nhân sự bao gồm: phân công, bố trí, đôn đốc, quản lý nguồn nhân sự của công ty; đảm bảo tất cả các bộ phận có đầy đủ nhân lực cho làm việc, giúp việc sản xuất được thuận lợi; đề xuất nhân sự cho những bộ phận còn thiếu; điều động, luân chuyển những vị trí nhân sự thừa hoặc không cần thiết; chịu trách nhiệm đào tạo năng lực và chuyên môn cho các nhân viên, giúp tạo nên nguồn nhân lực chất lượng để hoàn thành được nhiệm vụ được giao; hàng tháng, hàng quý, hàng năm tiến hành đánh giá, xếp loại, bình xét nhân viên giỏi để có chính sách khen thưởng phù hợp; xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo, tuyển dụng nhân viên mới để bổ sung vị trí khuyết, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công ty.
Thứ hai: Nhiệm vụ trong sản xuất bao gồm: Điều phối trong ngân sách và báo cáo giám đốc phê duyệt các chương trình đầu tư, đảm bảo cho việc hoạt động được trơn tru; xây dựng nên cơ cấu của các phòng ban trong công ty, trình lên giám đốc để phê duyệt. Có trách nhiệm ban hành các quy định về văn hóa, ứng xử để nhân viên thực hiện; đưa những công nghệ hiện đại vào trong sản xuất, đảm bảo cho công tác quản lý được hiệu quả và khoa học phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về các đơn đặt hàng và giao hàng, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian; luôn cải thiện chất lượng của sản phẩm để giảm thiểu tối đa những sai sót; thường xuyên kiểm tra hiệu quả của các loại trang thiết bị máy móc, kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng để đảm bảo hệ thống được hoạt động thông suốt.
Thứ ba: Nhiệm vụ trong kinh doanh bao gồm: xây dựng kế hoạch về kinh doanh của công ty, luôn cập nhật về hàng hóa và giá cả để có những phân tích và đánh giá. Kịp thời đưa ra những giải pháp giúp cho doanh số tăng lên.
Thứ tư: Nhiệm vụ trong lĩnh vực hành chính: Thực hiện các công việc liên quan đến kỹ năng văn thư như phân tích công việc, đánh giá nhiệm vụ để giao nhiệm vụ cho các nhân viên được đúng người, đúng việc; thực hiện đào tạo, lập kế hoạch, kiểm soát hành chính, quản lý dự án, quản lý chương trình nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận.
Cụm từ liên quan đến Phó Tồng Giám đốc tiếng Anh được viết như thế nào?
– Deputy có nghĩa là “Phó”
– General có nghĩa là “Tổng”
– Director có nghĩa là “Giám đốc”