Share Bản đồ huyện Kiến Thụy Hải Phòng & Thông tin quy hoạch đến năm 2030

Bản đồ huyện Kiến Thụy hay bản đồ hành chính các xã và thị trấn tại huyện Kiến Thụy, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi danangchothue.com tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Kiến Thụy tại Thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2021.

Bạn đang xem: huyen kien thuy hai phong co bao nhieu xa

Mục lục [Ẩn]

1. Giới thiệu vị trí địa lý huyện Kiến Thụy tại TP Hải Phòng 2. Bản đồ hành chính huyện Kiến Thụy mới nhất 3. Thông tin quy hoạch huyện Kiến Thụy mới nhất 3.1. Tạo đột phá phát triển hạ tầng giao thông 3.2. Hạ tầng đồng bộ, mở mang kết nối 4. Thông tin cơ bản huyện Kiến Thụy tại Thành phố Hải Phòng

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Kiến Thụy tại TP Hải Phòng

Huyện Kiến Thụy nằm về phía đông nam của Thành phố Hải Phòng, với diện tích đất tự nhiên 107,5 km², chia làm 17 đơn vị hành chính, gồm 17 xã: Đại Đồng, Đại Hà, Đại Hợp, Đoàn Xá, Đông Phương, Du Lễ, Hữu Bằng, Kiến Quốc, Minh Tân, Ngũ Đoan, Ngũ Phúc, Tân Phong, Tân Trào, Thanh Sơn, Thuận Thiên, Thụy Hương, Tú Sơn và 1 thị trấn Núi Đối.

Trên địa bàn huyện có hơn 10 km và có dự án Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh đi qua. Ngoài ra còn có các tuyến phố chính như sau: Phố Mạc Thái Tổ, phố Vũ Thị Ngọc Toàn, phố Trần Quỳnh Trân, phố Cẩm Xuân, phố Thọ Xuân, phố Bùi Hướng Thành.

Hệ thống giao thông của Huyện Kiến Thụy đa dạng như đường bộ, thủy và đường biển, đường bộ (cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, TL361, TL362, TL363, ĐH403, ĐH404, ĐH405, đường liên tỉnh). Ngoài ra, còn có đường sông: sông Văn Úc, sông Đa Độ…

Tiếp giáp địa lý: Kiến Thụy là huyện ven đô nằm về phía đông nam của thành phố Hải Phòng thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Dương Kinh, Đồ Sơn
  • Phía tây giáp An Lão
  • Phía nam giáp Tiên Lãng, vịnh Bắc Bộ
  • Phía bắc giáp Kiến An

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Kiến Thụy là 107,5 km², dân số năm 2019 khoảng 152.850 người. Mật độ dân số đạt 1.490 người/km².

Bản đồ hành chính huyện Kiến Thụy mới nhất

Bản đồ hành chính các xã tại huyện Kiến Thụy mới nhất
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Kiến Thụy mới nhất

Thông tin quy hoạch huyện Kiến Thụy mới nhất

Huyện Kiến Thụy đề xuất thành phố thẩm định quy hoạch chung xây dựng NTM các xã đến năm 2030 theo hướng phát triển đô thị.

Tạo đột phá phát triển hạ tầng giao thông

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, việc phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nối với thành phố và các tỉnh ven biển phía Bắc tiếp tục được huyện Kiến Thụy xác định là khâu đột phá chiến lược, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông

Dịp Tết Nguyên đán 2021, người dân Kiến Thụy vỡ òa niềm vui khi sau bao năm chờ đợi, dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường 403 giai đoạn 2 (từ phà Dương Áo đến kênh Hòa Bình) hoàn thành, đưa vào sử dụng. Dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tuyến giao thông rút ngắn khoảng cách từ nội thành đến 6 xã phía Tây Bắc của huyện Kiến Thụy. Qua đó giảm tải giao thông qua khu vực thị trấn Núi Đối, phục vụ trực tiếp cụm công nghiệp ở xã Tân Trào đang chuẩn bị đi vào hoạt động.

Cùng với các công trình đường bộ quan trọng được hoàn thành, đưa vào khai thác, để cụ thể hóa mục tiêu phát huy tối đa các nguồn lực đầu tư, xây dựng huyện có kết cấu kinh tế – xã hội đồng bộ, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…

Tham khảo thêm: Dành cho bạn ĐẸP TIỆN NGHI VỚI THIẾT KẾ CẦU THANG DỌC NHÀ

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 25, UBND huyện bám sát chương trình hành động thực hiện nghị quyết, xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, huyện tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án có tác động quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Trong 1 năm qua, huyện triển khai liên tiếp 2 công trình, dự án giao thông lớn với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, do huyện làm chủ đầu tư.

Trong đó, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối tỉnh lộ 354 qua khu công nghiệp Kiến Thụy đến đường bộ ven biển tại xã Đoàn Xá (có chiều dài 14,8 km), được khởi động từ tháng 5-2020 (đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), thi công hạng mục cầu qua sông Đa Độ).

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng tuyến đường tỉnh (ĐT) 363 (đoạn kênh Hòa Bình, từ ĐT 353 đến ĐT 361) (có chiều dài khoảng 5,3 km) khởi công ngày 26-5 vừa qua.

Đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy khẳng định: Để các dự án bảo đảm tiến độ, phấn đấu hoàn thành trong năm 2022, huyện Kiến Thụy chỉ đạo các phòng, ban liên quan chủ động phối hợp các sở, ban, ngành thành phố, các địa phương, đơn vị bám sát lộ trình; yêu cầu Trung tâm phát triển quỹ đất, Phòng Tài nguyên Môi trường phối hợp chặt chẽ với các địa phương kiểm kê, rà soát nguồn gốc đất phục vụ GPMB, sẵn sàng hoàn tất khối lượng công việc dự án, đáp ứng yêu cầu đề ra.

Không chỉ tập trung nguồn lực cho những công trình giao thông trọng điểm, các cây cầu vượt sông, huyện Kiến Thụy còn quan tâm đầu tư phát triển giao thông nông thôn, trong đó, triển khai xây dựng tuyến huyện lộ 407, chỉnh trang đô thị trung tâm huyện và hàng loạt công trình giao thông nông thôn mới kiểu mẫu…

Từ các công trình này, những vùng quê thuần nông trước đây chuyển mình mạnh mẽ, hàng loạt loại hình dịch vụ mới thành hình, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đời sống của người dân. “Bức tranh” giao thông với những gam màu tươi sáng của huyện đang dần hình thành và ngày càng đồng bộ, hiện đại.

Hạ tầng đồng bộ, mở mang kết nối

Theo đánh giá của Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Kiến Thụy, được sự quan tâm của thành phố, những năm qua, hệ thống đường giao thông của huyện Kiến Thụy từng bước được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Trên địa bàn có tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đi qua các xã: Thuận Thiên, Hữu Bằng, Đại Đồng và Minh Tân;

Tuyến đường bộ ven biển đi qua 2 xã Tú Sơn và Đoàn Xá, hệ thống tỉnh lộ từ 361 đến 363; hệ thống đường huyện từ 401 đến 407 và hệ thống đường trục xã, đường liên xã, liên thôn…

Tuy nhiên, hiện nay, một số tuyến đường của huyện có nền, mặt đường nhỏ hẹp, nhiều đoạn không được đầu tư nâng cấp, cải tạo. Đặc biệt quy hoạch hệ thống giao thông của huyện chưa kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông chung của thành phố, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, nhất là việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Kiến Thụy cho biết, trước thực tế trên, để cụ thể hóa một trong 3 khâu đột phá là phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nối huyện với thành phố và các tỉnh ven biển phía Bắc, trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ 25, căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu, huyện xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, rõ nét cho từng giai đoạn.

Trong nhiệm kỳ này, huyện chỉ đạo khẩn trương xây dựng đề án phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn, nhằm kết nối hệ thống giao thông với các quận, huyện phù hợp với quy hoạch điều chỉnh kinh tế – xã hội thành phố đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Đối với các dự án giao thông kết nối, ngoài các dự án vừa được khởi công, huyện cũng triển khai lập dự án xây dựng tuyến giao thông kết nối từ trung tâm huyện đến đường vành đai cầu Rào 3; dự án xây dựng, mở rộng cầu Đối, cầu qua sông Đa Độ.

Đồng thời hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng bến xe khách tại xã Thụy Hương với diện tích 7.000 m2 để nâng cao hiệu quả giao thương, dịch vụ, gắn với khai thác, sử dụng tuyến đường bộ ven biển qua xã Tú Sơn – Đoàn Xá, tạo mối liên kết mạnh mẽ giữa khu vực huyện với nhiều trục đô thị quan trọng.

Cùng với đó, huyện tiếp tục hoàn thành các công trình, dự án giao thông được thành phố phê duyệt, tập trung khai thác kết nối hệ thống giao thông của huyện với tuyến đường bộ ven biển, đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, ĐT 362, 363 gắn với đầu tư xây dựng các bến xe khách. Mặt khác, đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, khai thác tốt các nguồn vốn để bố trí kinh phí cho các dự án triển khai, thực hiện kịp tiến độ.

Bên cạnh đó, huyện phối hợp các sở, ngành thành phố triển khai thực hiện các quy hoạch như: quy hoạch cụm công nghiệp, làng nghề, các khu phát triển thương mại, dịch vụ, đô thị, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới… Đây là cơ sở quan trọng để huyện quản lý chặt chẽ quỹ đất theo quy hoạch, góp phần mở ra hướng phát triển mới, phá thế “góc khuất” của Kiến Thụy sau nhiều năm.

Thông tin cơ bản huyện Kiến Thụy tại Thành phố Hải Phòng

Đề xuất riêng cho bạn: Kiến thức mới Tuổi Mậu Dần sinh năm 1998 mệnh gì? Hợp màu gì? Hợp với ai?

Kiến Thụy là vùng đất có nhiều nhân vật đi vào lịch sử như Trương Nữu, đại tướng quân thời Phùng Hưng có công chống lại ách đô hộ của nhà Đường; Tướng Vũ Hải thời nhà Trần có công chống Nguyên Mông…

Năm 1469, vua Lê Thánh Tông cắt đất huyện An Lão, lập huyện Nghi Dương gồm đất của huyện Kiến Thụy, các quận Dương Kinh, Đồ Sơn và Kiến An ngày nay. Năm 1837, vua Minh Mạng lập phủ Kiến Thụy gồm 3 huyện Nghi Dương, An Lão và An Dương. Thời Pháp thuộc, huyện Nghi Dương đổi thành phủ Kiến Thụy, thuộc tỉnh Kiến An. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), bỏ cấp phủ, đổi làm huyện Kiến Thụy.

Ngày 27 tháng 10 năm 1962, tỉnh Kiến An nhập vào thành phố Hải Phòng, huyện Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng, ban đầu gồm 24 xã: Anh Dũng, Bàng La, Đa Phúc, Đại Đồng, Đại Hà, Đại Hợp, Đoàn Xá, Đông Phương, Hòa Nghĩa, Hợp Đức, Hưng Đạo, Hữu Bằng, Kiến Quốc, Minh Tân, Ngọc Hải, Ngũ Đoan, Ngũ Phúc, Tân Phong, Tân Trào, Thanh Sơn, Thuận Thiên, Thụy Hương, Tú Sơn, Vạn Sơn.

Ngày 14 tháng 3 năm 1963, tách khu vực Đồ Sơn và 2 xã: Vạn Sơn, Ngọc Hải để thành lập thị xã Đồ Sơn. Ngày 7 tháng 4 năm 1966, chuyển xã Bàng La về thị xã Đồ Sơn quản lý.

Ngày 4 tháng 4 năm 1969 sáp nhập huyện Kiến Thụy và huyện An Lão thành huyện An Thụy.

Ngày 5 tháng 3 năm 1980, chia tách huyện An Thụy, theo đó, sáp nhập 21 xã của huyện An Thụy (toàn bộ địa giới huyện Kiến Thụy cũ) và thị xã Đồ Sơn thành huyện Đồ Sơn.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, thành lập thị trấn Núi Đối, thị trấn huyện lỵ huyện Đồ Sơn trên cơ sở một phần các xã Minh Tân và Thanh Sơn.

Ngày 23 tháng 4 năm 1988, thành lập 2 xã Hải Thành và Tân Thành tại vùng kinh tế mới đường 14.

Ngày 6 tháng 6 năm 1988, huyện Đồ Sơn chia lại thành thị xã Đồ Sơn và huyện Kiến Thụy. Huyện Kiến Thụy có thị trấn Núi Đối và 23 xã: Anh Dũng, Đa Phúc, Đại Hà, Đại Đồng, Đại Hợp, Đoàn Xá, Đông Phương, Hải Thành, Hòa Nghĩa, Hợp Đức, Hưng Đạo, Hữu Bằng, Kiến Quốc, Minh Tân, Ngũ Phúc, Ngũ Đoan, Tân Phong, Tân Trào, Tân Thành, Tú Sơn, Thanh Sơn, Thuận Thiên, Thụy Hương.

Ngày 10 tháng 1 năm 2004, thành lập xã Du Lễ từ một phần xã Kiến Quốc.

Cuối năm 2006, huyện Kiến Thụy có thị trấn Núi Đối và 24 xã: Anh Dũng, Du Lễ, Đa Phúc, Đại Hà, Đại Đồng, Đại Hợp, Đoàn Xá, Đông Phương, Hải Thành, Hòa Nghĩa, Hợp Đức, Hưng Đạo, Hữu Bằng, Kiến Quốc, Minh Tân, Ngũ Phúc, Ngũ Đoan, Tân Phong, Tân Trào, Tân Thành, Tú Sơn, Thanh Sơn, Thuận Thiên, Thụy Hương.

Ngày 12 tháng 9 năm 2007, tách 6 xã: Anh Dũng, Hưng Đạo, Đa Phúc, Hòa Nghĩa, Hải Thành, Tân Thành để thành lập quận Dương Kinh và tách xã Hợp Đức nhập vào thị xã Đồ Sơn để thành lập quận Đồ Sơn. Từ đó, huyện còn lại 1 thị trấn và 17 xã, giữ ổn định cho đến ngày nay.

Kiến Thụy cũng là đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích vương triều nhà Mạc với Dương Kinh sầm uất một thời vào thế kỷ 16. Một số di tích về thành cổ và cung điện của Dương Kinh cũng mới được phát hiện tại đây tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan.

Huyện Kiến Thụy vẫn còn giữ được những đình chùa cổ kính với những phong cách kiến trúc độc đáo. Tiêu biểu là đền Mõ (xã Ngũ Phúc), thờ Quỳnh Trân công chúa thời Trần, người có công khai khẩn đất hoang, lập nên làng xã. Chùa Hoà Liễu (xã Thuận Thiên) thờ đức Thánh mẫu (mẹ) của vua Mạc Đăng Dung hầu như còn nguyên vẹn, Chùa Thiên Phúc (hay Chùa Trà Phương) nơi còn lưu giữ rất nhiều bức tượng quý hiếm. Ngoài ra, nơi đây còn có miếu Cốc thờ Chử Đồng Tử, chùa Khánh Long thờ Tướng công Phạm Hải thời Hùng Vương thứ 18, đình Ninh Hải thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Gần 20 năm sau sự kiện ông Kim Ngọc ở Vĩnh Phú khoán chui, năm 1977, xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy là nơi đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công mô hình khoán ruộng cho nông dân. Đây chính là khởi đầu cho cơ chế khoán nông nghiệp trong cả nước. Là bước quyết định chấm dứt thời kỳ đói kém của đất nước.

Viết một bình luận