- Phải có tay nghề, kiến thức, kinh nghiệm trong việc may vá, thiết kế quần áo
- Xác định khách hàng tiềm năng
- Mở tiệm may nhỏ có cần phải thiết kế, trang trí cửa hàng?
- Có cần thuê thêm nhân viên hay tự làm một mình?
- Hãy luôn sáng tạo bởi nghề may không dành cho những ai dậm chân tại chỗ
- Đi theo thế mạnh của bản thân, đừng chạy theo xu thế thị trường
- Đừng chỉ bán tại cửa hàng, hãy kết hợp bán online
Ngày xưa, khi nhắc đến nghề thợ may, người ta thường chỉ định hình là hình ảnh hàng trăm người công nhân may trong một xí nghiệp rộng lớn theo đơn đặt hàng là những mẫu quần áo công nghiệp, kiểu dáng na ná nhau. Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng khó tính từ phía khách hàng, ngành may mặc không còn gói gọn như thế nữa mà được nâng cấp, đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao hơn, thậm chí mở rộng hơn là thiết kế thời trang – tự thiết kế và may, thêu những sản phẩm độc quyền. Rất nhiều bạn trẻ chọn học nghề may vì đây là công việc hái ra tiền, linh động, không cần phải làm công. Với mong muốn tạo ra sự khác biệt, và hướng đến phân khúc khách hàng riêng nên có nhiều bạn trẻ đã đứng ra kinh doanh mở tiệm may, bán quần áo tự thiết kế của mình.
Không ngoa khi nói rằng, khả năng hái ra tiền của nghề thợ may thời trang, bạn chỉ cần làm phép so sánh thực tế nhất giữa một bạn là nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp và một bạn tự mở tiệm may nhỏ. Thu nhập trung bình của một bạn nhân viên dưới 5 năm kinh nghiệm khoảng 15 triệu/tháng, nhưng nếu bạn tự mở tiệm may hoặc cửa hàng thời trang tự thiết kế, đồ hanmade của bản thân thì thu nhập ròng của bạn có thể lên tới 25 triệu/tháng.
Bạn đang xem: kinh nghiệm mở tiệm may quần áo
Nếu có đủ vốn và kiến thức về lĩnh vực may mặc, các bạn có thể trở thành ông chủ nhỏ, bà chủ nhỏ bằng cách mở tiệm may thời trang. Bạn sẽ là người tự thiết kế các mẫu sản phẩm, tự tay lựa chọn vải vóc, đo cắt vải và thực hiện tất cả các công đoạn may của 1 sản phẩm. Nghề may thời trang hiện nay đang rất hot và bạn có thể trở thành chủ của một thương hiệu thời trang nếu có hướng đi đúng đắn và biết đón đầu các xu hướng thời trang mới.
Vậy để mở tiệm may nhỏ cần những gì? Nếu bạn cũng đang có ý định kinh doanh quần áo do tự mình thiết kế thì hãy dành thời gian tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết này nhé!
>>>Xem thêm: 14 ý tưởng kinh doanh tại nhà không bao giờ bị lỗi thời, thành công cao
Phải có tay nghề, kiến thức, kinh nghiệm trong việc may vá, thiết kế quần áo
Đây là điều kiện cần có để bạn có thể mở một tiệm may nhỏ và tự bán quần áo của mình thiết kế. Tất nhiên bạn cũng có thể chỉ là người rót vốn và thuê người khác về làm nhưng nếu đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mình không am hiểu thì rủi ra rất cao. Để mở tiệm may không khó, bạn có thể là một sinh viên chuyên ngành thiết kế thời trang, được đào tạo bài bản qua các trường; hoặc bạn chỉ là một nhân viên đã đi học việc tại những tiệm thiết kế thời trang lớn và có đủ tay nghề để bắt đầu khởi nghiệp riêng. Dù bạn học theo cách nào, thì chỉ cần bạn có kiến thức, tay nghề và sự am hiểu về lĩnh vực thời trang để có thể tiếp tục phát triển.
Xác định khách hàng tiềm năng
Để có thể mở tiệm may nhỏ hiệu quả, việc đầu tiên, bạn cần xác định đối tượng khách hàng hướng đến là ai? Đó là trẻ em, nam giới, phụ nữ trưởng thành, giới trẻ, tầng lớp khách hàng có thu nhập như thế nào… Xác định đối tượng khách hàng chính để bạn tập trung chuyên môn vào việc phát triển ý tưởng, sản phẩm hướng đến đối tượng khách hàng đó tốt nhất. Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có những đặc điểm riêng để từ đó bạn tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất.
Mở tiệm may nhỏ có cần phải thiết kế, trang trí cửa hàng?
Khi xác định kinh doanh may mặc, bạn có thể đi theo 2 hướng là tận dụng chính nhà của mình để làm địa điểm kinh doanh thì bạn sẽ không mất một khoản vào tiền thuê địa điểm, mặt bằng, số tiền đó sẽ được chi vào việc mua vải vóc, vật dụng làm nghề.
Còn hướng thứ 2 dành cho những bạn xác định phải đi thuê mặt bằng, địa điểm riêng để kinh doanh. Lời khuyên dành cho bạn là hãy khảo sát thị trường, tìm đến những nơi đông dân cư như các khu trọ sinh viên, các khu tập thể… Mở tiệm may nhỏ không cần thiết mặt bằng phải ngoài đường, mặt phố nhưng cũng không nên tìm những chỗ ngõ ngách dẫn đến việc khách khó tiếp cận được với cửa hàng của bạn.
Khi mở tiệm may nhỏ bạn cũng nên thiết kế, trang trí lại cửa hàng. Không gian không quá cầu kỳ, màu sắc tối giản nhưng mỗi chi tiết đều được đầu tư và có tính nghệ thuật. Sẽ có riêng một bàn làm việc chuyên dành để thiết kế, khu vực tiếp khách, khu may, khu trưng bày sản phẩm và kho chứa vải.
Còn với số vốn ít, bạn chỉ mở một tiệm may nhỏ thì sẽ không cần đầu tư quá nhiều trong khâu thiết kế. Với những cửa hàng như thế này, chủ cửa hàng chỉ cần có không gian để treo vãi, đặt máy may và các dụng cụ liên quan đến đo đạc và may vá.
Có cần thuê thêm nhân viên hay tự làm một mình?
Khi mở tiệm may nhỏ, trong thời gian đầu, bạn chưa xây dựng được mối quan hệ khách hàng và nhóm khách hàng thân thiết nên sản phẩm bán ra sẽ chưa nhiều. Vì vậy, vào khoảng 3 tháng đầu bạn nên tự mình đảm nhận công việc. Nếu sau thời gian này có thêm nhiều khách hàng, lượng đơn hàng vượt quá sức của bạn thì hãy nghĩ tới việc tuyển thêm 1 – 2 nhân viên cùng làm.
Hãy luôn sáng tạo bởi nghề may không dành cho những ai dậm chân tại chỗ
Nên xem: 4 cách sử dụng Video làm màn hình nền máy tính, Win 7/ 8/ 10
Quả thật, nghề thợ may hay thiết kế thời trang có thể mang lại cho bạn cuộc sống khá nhưng với điều kiện bạn cần có đủ kiên nhẫn, đam mê, tỉ mỉ và không ngừng học hỏi và tìm tòi. Bạn có biết rằng ngành thời trang là lĩnh vực có tốc độ đào thải nhanh nhất. Nếu như bạn không tiến lên, điều đó có nghĩa bạn sẽ thụt lùi. Nếu như bạn không sáng tạo, bạn sẽ chết. Sáng tạo không hề dễ, đặc biệt khi đó lại là ngành thời trang – ngành đòi hỏi rất nhiều kỹ năng để truyền tải ý tưởng.
Ngoài ra, nghề thợ may không dành cho những người nóng nảy, dễ cáu giận. Một thợ may cần nắm rõ từng đặc tính của các loại vải, cẩn trọng trong từng nét vẽ, đường cắt, đường may, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỉ ở trang phục. Ngoài ra, đôi khi cần phải làm việc trong áp lực khi tạo ra một bộ trang phục từ đơn giản đến cầu kỳ, nhận lại những phản hồi khác nhau, điều này yêu cầu họ cần có sự kiên nhẫn, bền bỉ.
Bất cứ nghề nào cũng yêu cầu những kỹ năng, phẩm chất và niềm đam mê không riêng nghề thợ may.
Đi theo thế mạnh của bản thân, đừng chạy theo xu thế thị trường
Khi xác định kinh doanh thời trang, bạn nên chọn may những bộ trang phục theo thế mạnh của mình ví dụ như bạn giỏi về may áo dài, may vest, váy, áo cưới hay chỉ là trang phục bình thường,… Khai thác thế mạnh bản thân sẽ giúp bạn tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng nhất và kinh doanh hiệu quả hơn là việc lựa chọn may những bộ trang phục mình không thực sự hiểu và có kinh nghiệm. Nghề may không phải là nghề cứ “bắt trend” là sẽ bán được sản phẩm, khách hàng trong thời đại ngày nay rất khó tính, họ để ý từng đường kim, mũi chỉ cho đến chất liệu vải. Vì thế, thay vì cứ “a dua”, “học đòi” đối thủ làm này làm kia mà chất lượng không được đảm bảo thì chắc chắn bạn sẽ sập tiệm sớm, hãy tập trung làm tốt 1 sản phẩm lúc đó “tiếng lành đồn xa” khách hàng sẽ sớm đến với bạn mà thôi.
Đừng chỉ bán tại cửa hàng, hãy kết hợp bán online
Khi mà thời đại số bùng nổ, người người nhà nhà dùng mạng Internet, lướt Facebook “hàng ngày” thì bạn cũng nên khai thác kênh bán hàng online. Thời gian đầu chưa có nhiều kinh phí và quy mô cửa hàng còn nhỏ thì bạn nên sử dụng mạng xã hội. Hãy lập một trang Facebook, đầu tư về hình ảnh, nội dung và chạy quảng cáo để nhiều người biết đến trang bán hàng của bạn hơn. Đăng bài vào các hội nhóm cộng đồng, các trang về thời trang cũng là một cách để bạn tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng đấy.
Phần mềm quản lý bán hàng Salekit chúc bạn kinh doanh thành công!