Tổng hợp Bảo tàng Việt nên làm ‘audio tour’ tiện lợi cho du khách

Haing S.Ngor (vai Pran, trái) và Sam Waterston (vai Sydney) trong Cánh đồng chết - Ảnh: IMDB Haing S.Ngor (vai Pran, trái) và Sam Waterston (vai Sydney) trong Cánh đồng chết – Ảnh: IMDB

Ngày cuối, đoàn tham quan Killing Field (Cánh đồng chết), bảo tàng chứng tích tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ. Mấy năm rồi mới trở lại, Killing Field thay đổi ngoạn mục, chuyên nghiệp mà vẫn giữ nguyên nội dung.

Bạn đang xem: audio tour là gì

Bảo tàng được nâng cấp với đường đi lát gỗ sạch sẽ, cao hơn mặt đất chừng 2 tấc. Trước đây chỉ là những lối mòn, khách rất ái ngại khi vô tình giẫm lên xương, răng và những vật dụng của nạn nhân chưa phân hủy.

Vé vào cửa ở đây vẫn 3USD nhưng không có hướng dẫn viên để thuê. Thay vào đó, khách phải thuê “máy hướng dẫn viên” là 3USD/cái, có thể thuê cá nhân hoặc cả nhóm thuê chung rồi dịch lại.

Đáng xem: Chương trình du lịch (Tour) là gì? Đặc trưng

Sau khi mua vé, khách được phát sơ đồ tham quan bảo tàng. Đeo máy nghe vào tai, nối kết với Audio, chọn một trong sáu ngôn ngữ chính và volumn thích hợp, khách đi tới điểm nào thì mở máy nghe thuyết minh giới thiệu tới đó. Du lịch gọi cách làm này là Audio Tour.

Năm 1987, khi tu nghiệp về giáo dục ở Cộng hòa dân chủ Đức, tôi đã biết loại hình này khi tham quan bảo tàng nghệ thuật ở Berlin. Hiện nay, đây là loại hình phổ biến trong các bảo tàng, các khu du lịch khắp thế giới, kể cả những trung tâm nổi tiếng như Hollywood (Mỹ).

Ảnh: easternstate

Với số lượng khách ngày càng đông, không bảo tàng và khu du lịch nào đáp ứng đủ lực lượng hướng dẫn viên, đặc biệt vào dịp cao điểm và với những cá nhân hoặc nhóm bạn đi lẻ. Cách làm Audio Tour này giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm về kinh tế, thời gian…

Nên xem: Những điều cần biết về ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành ?

Chi phí đầu tư máy không cao, thu hồi vốn nhanh, mọi thứ được lập trình nên dễ kiểm soát chất lượng, không sợ nạn gợi ý vòi vĩnh tiền tip. Du khách thoải mái, có thể nghe đi, nghe lại mà không bị cằn nhằn như khi yêu cầu hướng dẫn viên nói lại.

Tôi nghĩ cách làm này hoàn toàn có thể áp dụng tại các bảo tàng, điểm du lịch và khu du lịch ở Việt Nam. Nó sẽ thể hiện sự thay đổi tư duy quản lý du lịch, tính chuyên nghiệp và hiệu quả, tận dụng các phương tiện kỹ thuật phục vụ kinh doanh, buộc các nơi thực hiện phải sắp xếp khoa học, giới thiệu thông tin chính xác.

Tôi có nghe thông tin sở thể thao & văn hóa của một thành phố lớn đang tìm hiểu cách làm này để vận dụng thực hiện, còn các nơi khác thì chưa thấy chuyển động để thay đổi.

Nếu chuyện nhỏ này mà không được làm nhanh thì làm sao ngành du lịch Việt Nam hướng đến chuyện tăng tính chuyên nghiệp để phục vụ tốt hơn cho du khách?

Viết một bình luận