Hot Hot Bản đồ quy hoạch thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam, đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Lâm Đồng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như các thác nước tại huyện Đức Trọng và những thắng cảnh thiên nhiên tại Đà Lạt như Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương.

Bạn đang xem: bản đồ quy hoạch thành phố bảo lộc

Dưới đây, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin và bản đồ quy hoạch Bảo Lộc, Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hãy cùng theo dõi nhé.

I. Thông tin, bản đồ quy hoạch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035

1. Phạm vi, tính chất lập quy hoạch tỉnh Lâm Đồng

Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Lâm Đồng bao gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Lâm Đồng, có diện tích tự nhiên là 9.783,2 km², bao gồm 12 đơn vị hành chính: thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và 10 huyện (Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên). Ranh giới lập quy hoạch tỉnh Lâm Đồng được giới hạn như sau:

  • Phía đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa
  • Phía đông giáp với tỉnh Ninh Thuận
  • Phía tây giáp Đắk Nông
  • Phía tây nam giáp hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước
  • Phía nam và đông nam giáp tỉnh Bình Thuận
  • Phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk

Tính chất:

  • Là vùng kinh tế động lực của vùng Nam Tây Nguyên; vùng bảo tồn rừng cảnh quan, tài nguyên nước và đa dạng sinh học của vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và quốc gia; bảo vệ đầu nguồn hệ thống sông Đồng Nai, Sêrêpốk, sông Lũy, sông Cái Phan Rang.
  • Là vùng đặc thù về nông nghiệp chuyên canh; Trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm công nghiệp chế biến nông lâm sản và khoáng sản; trung tâm dịch vụ – du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch canh nông và du lịch văn hóa – di sản, danh lam thắng cảnh tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành tầm quốc gia; trung tâm nghiên cứu hạt nhân, sinh học cấp quốc gia; trung tâm chăm sóc sức khỏe cấp quốc tế.
  • Đầu mối giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; nằm giữa 3 vùng kinh tế trọng điểm quốc gia: vùng Tây Nguyên, vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của vùng Nam Tây Nguyên.

2. Thông tin, bản đồ quy hoạch phát triển không gian tỉnh Lâm Đồng

2.1. Phân vùng phát triển kinh tế:

Vùng tỉnh Lâm Đồng được phân thành 3 tiểu vùng phát triển kinh tế như sau:

a) Tiểu vùng I:

  • Phạm vi và tính chất: thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận là vùng phát triển kinh tế động lực của tỉnh bao gồm thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà. Là Trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế – văn hóa, khoa học – kỹ thuật của tỉnh Lâm Đông; Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế; Trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia và quốc tế; Trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục – đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành cấp quốc gia; Trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan và đa dạng sinh học cấp quốc gia; Trung tâm thương mại dịch vụ, hội chợ triển lãm; Trung tâm văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao và giải trí cấp vùng; có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh đối với khu vực Tây Nguyên và cả nước. Trong đó thành phố Đà Lạt là đô thị trung tâm vùng tỉnh Lâm Đồng, trung tâm du lịch cấp quốc gia, trung tâm chuyên ngành về nghiên cứu, đào tạo cấp vùng Tây Nguyên và cấp quốc gia.
  • Định hướng phát triển: Phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận theo mô hình chuỗi các đô thị liên kết theo tuyến vành đai và xuyên tâm; kết nối với các vùng du lịch sinh thái, các vùng cảnh quan rừng, cảnh quan nông nghiệp; phát triển bền vững; bảo tồn và phát huy tính đặc thù về tự nhiên và văn hóa – lịch sử.

b) Tiểu vùng II:

  • Phạm vi và tính chất: là vùng đệm sinh thái bao gồm huyện Di Linh, Đam Rông và phía Tây huyện Lâm Hà. Trong đó thị trấn Di Linh là trung tâm của tiểu vùng.
  • Định hướng phát triển: Phát triển đô thị dọc theo quốc lộ 20 và phía Bắc quốc lộ 27, hạt nhân là thị trấn Di Linh. Phát triển vùng chuyên canh theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển thương mại dịch vụ tại thị trấn Di Linh, Đinh Văn, Đạ Rsal, các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái rừng, du lịch điều dưỡng.

c) Tiểu vùng III:

  • Phạm vi và tính chất: là vùng động lực kinh tế phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng bao gồm thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Trong đó thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận là trung tâm tiểu vùng phía Nam của tỉnh, phát triển tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại I.
  • Định hướng phát triển: phát triển vùng đô thị Bảo Lộc và vùng phụ cận trên trục quốc lộ 20, quốc lộ 55 và vùng đô thị phía Tây trên quốc lộ 20, đường tỉnh 721. Phát triển chủ yếu công nghiệp nhẹ (chế biến nông sản, dệt may, tơ tằm, công nghiệp phụ trợ, khai thác và chế biến sản phẩm sau khai khoáng). Phát triển thương mại dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái rừng. Các vùng chuyên canh theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao (chè, cà phê, dâu tằm, cây ăn quả, lúa, dược liệu), gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Bảo tồn đa dạng sinh học trong vườn quốc gia Cát Tiên, hành lang đa dạng sinh học phía Bắc của tiểu vùng.

2.2. Cấu trúc không gian vùng:

a) Các trục hành lang kinh tế trọng điểm:

  • Trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia quốc lộ 20 và cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt.
  • Trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia quốc lộ 27.
  • Trục hành lang quốc lộ 28.
  • Trục hành lang quốc lộ 55.
  • Trục hành lang đường tỉnh 721 (dự kiến nâng cấp thành quốc lộ, nối từ Bình Thuận – Lâm Đồng – Bình Phước).

b) Các vùng đô thị – công nghiệp tập trung:

  • Vùng đô thị – công nghiệp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
  • Vùng đô thị – công nghiệp thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận.
  • Vùng đô thị Di Linh.
  • Tuyến đô thị dọc quốc lộ 27.
  • Tuyến đô thị Đạ Huoai – Đạ Tẻh – Cát Tiên.

c) Các vùng cảnh quan và không gian mở:

  • Các khu vực vườn quốc gia và hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tại Lạc Dương, Cát Tiên, Lâm Hà, Bảo Lâm,…
  • Các tuyến cảnh quan không gian mở dọc các sông, suối chính: sông Đồng Nai, Đa Nhim, Đạ Dâng, Đạ Rsal, Đại Bình, Đạ Quay, suối Cam Ly,…
  • Các vùng cảnh quan mặt nước hồ Tuyền Lâm, Đankia – Suối Vàng, Đại Ninh, Đơn Dương, Đạ Tẻh, Kala,…

2.3. Định hướng phát triển hệ thống đô thị trên địa tỉnh:

a) Dự báo hệ thống đô thị:

  • Đến năm 2025: toàn tỉnh có 19 đô thị; trong đó 01 đô thị loại I (thành phố Đà Lạt), 01 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc), 06 đô thị loại IV (Đức Trọng, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Di Linh, Lộc Thắng, Mađaguôi) và 11 đô thị loại V (Lạc Dương, Đ’ran, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Nam Ban, Lộc An, Hòa Ninh, Đạ Mri, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Phước Cát).
  • Năm 2035: toàn tỉnh có 19 đô thị, trong đó 01 đô thị loại I (thành phố Đà Lạt), 01 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc), 02 đô thị loại III (đô thị Đức Trọng, Di Linh), 06 đô thị loại IV (Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Nam Ban, Lộc Thắng, Mađaguôi, Đạ Tẻh), 9 đô thị loại V (Lạc Dương, Đ’ran, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Lộc An, Hòa Ninh, Đạ Mri, Cát Tiên, Phước Cát). Phát triển 02 thị tứ đạt tiêu chuẩn đô thị loại V (Lộc Phú, huyện Bảo Lâm và Tân Hà, huyện Lâm Hà).

b) Định hướng hệ thống đô thị:

Đô thị trung tâm vùng tỉnh: Thành phố Đà Lạt là đô thị loại I, đáp ứng các tiêu chí của thành phố trực thuộc trung ương, cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Nam Tây nguyên.

Đô thị trung tâm tiểu vùng:

  • Thành phố Bảo Lộc là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng. Trung tâm Dịch vụ – Thương mại hỗn hợp; Trung tâm Văn hóa thể thao cấp quốc gia; Trung tâm nông nghiệp chuyên canh theo hướng công nghệ cao; Trung tâm Dịch vụ du lịch cấp vùng và quốc gia; Trung tâm y tế và giáo dục – đào tạo cấp vùng; trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cấp vùng và quốc gia; Trung tâm công nghiệp phụ trợ; chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng; chế biến dược liệu; công nghiệp chế biến sâu sản phẩm từ khai khoáng.
  • Đô thị Di Linh là trung tâm hành chính, chính trị của huyện Di Linh. Trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng, trung chuyển hàng hóa trong tỉnh và vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáng xem: Chia sẻ Nóng ruột, bồn chồn, lo lắng có điềm gì không?

Đô thị theo chức năng tổng hợp: gồm đô thị Đức Trọng, Lạc Dương, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Lộc Thắng, Mađaguôi, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bằng Lăng. Trong đó đô thị Đức Trọng là cửa ngõ giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm công nghiệp dược, mỹ phẩm cấp vùng.

Đô thị chuyên ngành, đô thị mới cấp huyện: đô thị Nam Ban, Đ’ran, Đạ Mri, Hòa Ninh, Phước Cát, Đạ Rsal.

bản đồ quy hoạch tỉnh lâm đồng
Bản đồ quy hoạch tỉnh Lâm Đồng về sử dụng đất và phát triển không gian (Click để xem ảnh lớn hơn)

2.4. Định hướng tổ chức hệ thống dân cư nông thôn:

  • Phát triển dân cư nông thôn theo mô hình nông thôn mới, đảm bảo đạt các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Phát huy thế mạnh riêng của từng vùng để phát triển mô hình kinh tế nông thôn khác nhau của từng vùng huyện, thành phố và khu vực.
  • Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu theo Tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Có các tiêu chí cao hơn so với khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới đã được công nhận.
  • Xây dựng và thí điểm mô hình làng đô thị xanh dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo hướng tăng trưởng xanh, gắn với phát triển mô hình du lịch canh nông hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Mô hình sản xuất hàng hóa trải rộng, gắn liên kết các cơ sở sản xuất hộ gia đình thuộc khu dân cư của làng, có thể theo mô hình hợp tác xã kiểu mới.

2.5. Định hướng phát triển công nghiệp:

  • Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh, khai thác tài nguyên và nguồn nhân lực tại chỗ, xây dựng các nhóm hàng hóa chủ lực. Hướng đến sản xuất các sản phẩm có thương hiệu đặc trưng, tham gia vào chuỗi xuất khẩu và chuỗi cung ứng của vùng Tây Nguyên, khu vực và quốc tế.
  • Ưu tiên các ngành công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, sạch và tiêu tốn ít năng lượng, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ các ngành du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, đem lại giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
  • Phát triển ngành công nghiệp chế biến sâu, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản thực phẩm, đặc biệt dựa trên 2 nhóm ngành được ưu tiên là công nghiệp chế biến nông sản và chế biến rượu, nước trái cây với trình độ công nghệ cao, khai thác được thế mạnh nguồn nguyên liệu sẵn có, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp địa phương.
  • Các vùng công nghiệp tập trung:
    • Vùng công nghiệp Đức Trọng – Di Linh: Công nghiệp chế biến nông lâm sản, đồ uống, hóa chất, dược mỹ phẩm; công nghiệp công nghệ cao, điện tử; dệt may da giày, hàng tiêu dùng. Phát triển thành trung tâm sản xuất dược mỹ phẩm lớn của cả nước.
    • Vùng công nghiệp Bảo Lộc – Bảo Lâm: công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến sâu sản phẩm sau khai khoáng, dệt may, vật liệu xây dựng. Định hướng thành phố Bảo Lộc là trung tâm thời trang tơ lụa tầm cỡ quốc gia, hội nhập với thời trang trong khu vực và trên thế giới.
    • Vùng công nghiệp Đà Lạt: cụm công nghiệp Phát Chi, Ka Đô, chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản, đồ uống (sản phẩm đặc sản Đà Lạt, rượu – nước trái cây đặc trưng), hàng tiêu dùng.
    • Các cụm công nghiệp khác: cụm công nghiệp Đạ Huoai, Đạ Rsal, chủ yếu là công nghiệp chế biến nông lâm sản, cơ khí,…

2.6. Định hướng phát triển các vùng du lịch:

Phát triển du lịch trong tổng thể quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên và tăng cường liên kết với vùng Thành phố Hồ Chí Minh, Duyên hải Nam Trung bộ, các vùng có tiềm năng khác trên cả nước.

Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao, mang tầm quốc gia và quốc tế. Hướng tới phát triển du lịch thông minh, là một trong những trụ cột để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn về chiều sâu và chiều rộng, là xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên toàn thế giới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên.

Trung tâm du lịch quốc gia – quốc tế: bao gồm thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, một phần huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà. Trong đó địa bàn trọng điểm là thành phố Đà Lạt với 2 Khu dịch quốc gia: hồ Tuyền Lâm và Đan kia – Suối Vàng.

a) Cụm du lịch cấp vùng:

  • Cụm du lịch Đức Trọng.
  • Cụm du lịch Bảo Lộc – Di Linh.
  • Cụm du lịch Đạ Huoai – Cát Tiên.

b) Các sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch chính, có tính cạnh tranh cao, đặc trưng mang thương hiệu du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng:

  • Du lịch nông nghiệp.
  • Du lịch thể thao.
  • Du lịch mạo hiểm.

Sản phẩm du lịch truyền thống và có lợi thế của tỉnh:

  • Du lịch vui chơi giải trí cao cấp.
  • Du lịch nghỉ dưỡng.
  • Du lịch sinh thái.
  • Du lịch tham quan, tổ chức hội nghị, hội thảo.
  • Du lịch sự kiện – lễ hội, du lịch tâm linh.

c) Tuyến du lịch nội vùng và liên kết vùng:

  • Du lịch nội vùng: Tuyến du lịch xuất phát từ thành phố Đà Lạt đi thành phố Bảo Lộc và các huyện và tuyến du lịch xuất phát từ thành phố Bảo Lộc và các huyện trong tỉnh.
  • Du lịch liên kết vùng trong nước: Vùng Tây Nguyên – Duyên hải Nam Trung Bộ – vùng Thành phố Hồ Chí Minh – vùng đồng bằng sông Cửu Long – các tỉnh phía Bắc.
  • Tuyến du lịch quốc gia – quốc tế: du lịch quốc tế bằng đường bộ và hàng không hướng các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới,…

2.7. Định hướng phát triển vùng nông nghiệp:

Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành. Lâm Đồng là trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước; vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao trên thị trường quốc tế. Trọng tâm là 04 mục tiêu hướng đến: (i) Xây dựng thương hiệu số một Việt Nam, (ii) Xây dựng cụm sản xuất rau hoa số một Đông Nam Á, (iii) Xây dựng điểm du lịch nông nghiệp số một Việt Nam, (iv) Hình thành trung tâm đào tạo nhân lực và nghiên cứu nông nghiệp chủ lực tại Tây Nguyên.

Hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với phát triển làng hoa, làng nghề truyền thống, xây dựng làng đô thị xanh và phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp.

a) Vùng nông nghiệp:

  • Vùng chuyên canh rau, hoa ở Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà, sản xuất nấm thực phẩm cao cấp và nấm dược liệu. Vùng trồng lúa ở Cát Tiên, Đạ Tẻh, Lâm Hà.
  • Vùng chuyên canh chè ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Đạ Huoai, Đà Lạt, Lâm Hà, Đạ Tẻh. Vùng chuyên canh cà phê: cà phê vối tại Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lộc, cà phê chè tại Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Đà Lạt, vùng trồng cà phê công nghệ cao. Trồng cây mắc ca ở Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, Đơn Dương, Đam Rông, Bảo Lộc.
  • Vùng trồng cây ăn quả ở Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh. Vùng chuyên canh dâu tằm ở Lâm Hà, Cát Tiên, Đạ Tẻh, thành phố Bảo Lộc.
  • Vùng trồng dược liệu: thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương với độ cao từ 1.000 m trở lên, trồng cây di thực; các huyện và thành phố Bảo Lộc trở lên phía Đà Lạt trồng đinh lăng, đương quy,…; huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai và Cát Tiên trồng bạc hà, diệp hạ châu,…

b) Vùng chăn nuôi:

  • Phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại công nghiệp, trong đó chăn nuôi bò sữa tập trung ở Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc; bò thịt ở Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lộc. Chăn nuôi heo ở Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đà Lạt, Bảo Lộc. Khuyến khích hình thành các cơ sở chuyên sản xuất giống.
  • Chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại, không khuyến khích phát triển đàn thủy cầm; tập trung tại Lâm Hà, Bảo Lâm, Đam Rông, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
  • Phát triển vùng trồng cây thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi bò sữa và bò thịt ở Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đam Rông, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lộc.

d) Vùng phát triển lâm nghiệp: thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa và dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên. Bảo vệ diện tích rừng đặc dụng hiện có, tập trung ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, vườn quốc gia Cát Tiên. Bảo vệ rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, các lưu vực sông Đồng Nai, Sêrêpốk, tập trung ở Lạc Dương, Đam Rông, Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng. Bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, phần lớn là rừng nguyên liệu giấy, tập trung ở Di Linh, Bảo Lâm, Đam Rông, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Đơn Dương, Lạc Dương, đảm bảo bền vững môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp. Phát triển vùng trồng tre nguyên liệu ở Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Đam Rông, Bảo Lâm và Di Linh, cung cấp cho công nghiệp chế biến, phù hợp với xu thế hội nhập thế giới. Gắn kết giữa trồng rừng sản xuất với chế biến tinh, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các công ty lâm nghiệp xây dựng và quản lý rừng bền vững để được cấp chứng nhận về quản lý rừng (FSC).

e) Vùng thủy sản: Phát triển nuôi trồng thủy sản, gắn với chế biến, tiêu thụ, trọng tâm là cá nước lạnh, gồm cá hồi ở huyện Lạc Dương, Đam Rông, thành phố Đà Lạt; cá tầm ở huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc. Giai đoạn đầu triển khai các dự án nuôi cá nước lạnh kết hợp du lịch hồ Đắk Long Thượng (Bảo Lâm), nuôi cá nước ngọt ở hồ Lộc Thanh, Mai Thành (Bảo Lộc).

3. Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng

Đề xuất riêng cho bạn: Đáng xem Hình Xăm đẹp

3.1. Đường bộ:

Thực hiện theo Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013.

  • Đường cao tốc: Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt có chiều dài 209 km; đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng có chiều dài 139,2 km, xây dựng đường cao tốc 4 làn xe; các nút giao với đường tỉnh 721 (tại Đạ Hoai); Đam B’ri (Bảo Lộc); quốc lộ 55 (Bảo Lộc); quốc lộ 28 (Di Linh); Tân Hội (Đức Trọng); quốc lộ 27 (Đức Trọng).
  • Quốc lộ: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện các tuyến: quốc lộ 20, quốc lộ 27, quốc lộ 28, quốc lộ 55.
  • Các tuyến tỉnh lộ: Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh 721, đường tỉnh 722, đường tỉnh 724, đường tỉnh 726, đường tỉnh 727, đường tỉnh 728 và đường tỉnh 729.

Đề xuất nâng cấp toàn tuyến đường tỉnh 725, kết hợp với mở mới một vài đoạn tuyến thành QL. Trường Sơn Đông kết nối từ đường tỉnh 721 (tại Đạ Tẻh), quốc lộ 55, quốc lộ 28, quốc lộ 27, mở mới đoạn qua Lâm Hà từ quốc lộ 27 đến thị trấn Nam Ban, đi trùng với đường tránh phía Tây thành phố Đà Lạt, kết nối với đường Trường Sơn Đông. Quy mô tuyến từ cấp IV đến cấp III miền núi.

Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông đô thị theo các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt. Trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng các tuyến đường tránh quốc lộ qua đô thị, các tuyến đường vành đai đô thị để hạn chế giao thông đối ngoại đi xuyên qua đô thị, đảm bảo an toàn giao thông. Đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông đô thị của thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc đồng bộ với các công trình kỹ thuật hạ tầng khác để hình thành kết cấu hạ tầng đô thị hợp lý hoàn chỉnh; quỹ đất giành cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt 20% – 26% so với quỹ đất xây dựng tại các đô thị.

3.2. Đường sắt:

  • Đường sắt quốc gia: Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, chiều dài 84 km.
  • Đường sắt đô thị: Thành phố Đà Lạt đã quy hoạch 6 tuyến đường sắt đô thị bằng Monorail phục vụ các tuyến du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt với tổng chiều dài 89,63 km.
bản đồ quy hoạch tỉnh lâm đồng
Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng (Click để xem ảnh lớn hơn)

3.3. Mạng lưới vận tải:

  • Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt thành một nhánh của mạng lưới đường bộ các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng;
  • Quốc lộ 27 sẽ là một nhánh trong tuyến du lịch từ Thái Lan qua Lào, Việt Nam tại cửa khẩu Bờ Y tỉnh Kon Tum. Từ Kon Tum đi Đắk Lắk (qua quốc lộ 14), đi Đà Lạt (qua quốc lộ 27) và đến Nha Trang.
  • Phát triển tuyến du lịch quốc tế từ Môndulkiri (Campuchia) – Gia Nghĩa (Đắk Nông) theo quốc lộ 28 đến Di Linh (Lâm Đồng) và Phan Thiết (Bình Thuận).

3.4. Đường hàng không: Thực hiện theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2018.

  • Nâng cấp cảng hàng không Liên Khương đạt tiêu chuẩn 4E là cảng hàng không nội địa có các hoạt động bay quốc tế.
  • Sân bay quân sự kết hợp dân dụng Cam Ly (Đà Lạt).

3.5. Giao thông thông minh: trên cơ sở phát triển giao thông thông minh tại đề án xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2021 – 2025 để nhân rộng mô hình giao thông thông minh tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

II. Thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

1. Phạm vi, tính chất lập quy hoạch thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Phạm vi lập quy hoạch thành phố Bảo Lộc đến năm 2030 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố, có diện tích đất tự nhiên là 232,56 km², bao gồm 6 phường: 1, 2, B’Lao, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến và 5 xã: Đại Lào, Đam Bri, Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh và một phần huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Phạm vi lập quy hoạch thành phố được giới hạn như sau:

  • Phía tây nam giáp huyện Đạ Huoai
  • Các phía còn lại giáp huyện Bảo Lâm.

Tính chất đô thị:

  • Đô thị hiện đại, tổng hợp; trung tâm chính trị – hành chính cấp tỉnh trong tương lai. Là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng.
  • Phát triển đô thị bền vững, kinh tế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, mang đặc trưng phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới và yêu cầu về thu hút đầu tư; kiến tạo, phát huy môi trường sống theo hướng bố trí hợp lý các làng đô thị xanh và các khu đô thị.
  • Trung tâm Dịch vụ – Thương mại hỗn hợp; Trung tâm Văn hóa thể thao cấp quốc gia; Trung tâm nông nghiệp chuyên canh theo hướng công nghệ cao, nghiên cứu đổi mới sáng tạo sản phẩm; Trung tâm Dịch vụ du lịch cấp vùng và quốc gia; Trung tâm y tế và giáo dục – đào tạo cấp vùng; trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cấp vùng và quốc gia; Trung tâm kiểm định hàng hóa và xuất nhập khẩu cấp vùng.
  • Trung tâm công nghiệp phụ trợ; chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng; sản xuất vật liệu mới; chế biến dược liệu; công nghiệp chế biến sâu sản phẩm từ khai khoáng.
  • Đầu mối giao thương của vùng tỉnh với vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
  • Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh và vùng Tây Nguyên.

2. Thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Bảo Lộc về sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất thành phố Bảo Lộc năm 2021 gồm những chỉ tiêu chủ yếu sau:

2.1. Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch 2021

Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch 2021 (Click để xem ảnh lớn hơn)

2.2. Kế hoạch thu hồi đất năm 2021

Kế hoạch thu hồi đất năm 2021 (Click để xem ảnh lớn hơn)

2.3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021 (Click để xem ảnh lớn hơn)
bản đồ quy hoạch thành phố bảo lộc
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (Click để xem ảnh lớn hơn)

3. Thông tin, bản đồ quy hoạch phát triển không gian thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

3.1.Định hướng về hướng phát triển đô thị và tổ chức không gian:

  • Định hướng không gian các khu đô thị, cấu trúc và hướng phát triển đô thị (đô thị hiện hữu và đô thị mới), mối liên hệ giữa khu đô thị mới và đô thị hiện hữu theo hình thái kiến trúc đặc trưng cho thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận.
  • Định hướng hệ thống các trung tâm chuyên ngành cấp vùng và quốc gia: trung tâm Thương mại – Dịch vụ, trung tâm Văn hóa – Thể dục thể thao cấp quốc gia, dịch vụ du lịch.
  • Định hướng hệ thống không gian công cộng như Trung tâm chính trị-hành chính, Trung tâm dịch vụ công cộng cấp đô thị và khu đô thị; có kết hợp với phân khu vực sử dụng không gian ngầm để xây dựng công trình ngầm.
  • Định hướng phát triển không gian công nghiệp và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
  • Định hướng không gian cây xanh cảnh quan, công viên chuyên đề và không gian mở.
  • Định hướng phát triển không gian khu vực ngoại thị, khu ở nông thôn và các làng đô thị xanh.
  • Định hướng quy hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn đến năm 2030 và năm 2040.
  • Định hướng ranh giới, cơ cấu tổ chức không gian nội thị mở rộng, ngoại thị, vùng phát triển đô thị, vùng công nghiệp, vùng phát triển làng đô thị xanh, vùng cây xanh cảnh quan, công viên chuyên đề, các khu đô thị và khu chức năng gắn kết với hệ thống hạ tầng khung.
  • Định hướng về mật độ xây dựng, tầng cao, hệ số sử dụng đất toàn đô thị.
  • Định hướng các trục không gian chủ đạo, các vùng kiểm soát kiến trúc đô thị, các không gian cảnh quan công cộng và công trình điểm nhấn.
bản đồ quy hoạch thành phố bảo lộc
Bản đồ quy hoạch phát triển không gian thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (Click để xem ảnh lớn hơn)

3.2. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị:

  • Chuẩn bị kỹ thuật: xác định cao độ khống chế xây dựng theo khu vực, các trục giao thông chính đô thị; đề xuất các giải pháp thoát nước mưa (lưu vực và hướng thoát, hệ thống sông, suối, hồ …); hạn chế việc san lấp địa hình tự nhiên, định hướng phù hợp biến đổi khí hậu.
  • Giao thông: xác định mạng lưới giao thông đối ngoại (gồm đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh …), vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông; tổ chức hệ thống giao thông trục chính đô thị, giao thông công cộng phù hợp môi trường sinh thái và đảm bảo phát triển bền vững.
  • Cấp nước: xác định nhu cầu và nguồn cung cấp nước; vị trí, quy mô các công trình đầu mối, mạng lưới đường ống cấp nước (mạng truyền tải, mạng phân phối); đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngầm đảm bảo chất lượng nước cấp và giảm tỷ lệ thất thoát nước.
  • Cấp điện và chiếu sáng đô thị: xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện; đề xuất giải pháp mạng lưới cấp điện tổng thể, điện chiếu sáng đô thị.
  • Thoát nước thải: xác định chỉ tiêu cần thiết về thoát nước thải, vị trí và quy mô các trạm xử lý nước thải, giải pháp thiết kế mạng lưới thoát nước thải.
  • Quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: xác định chỉ tiêu cần thiết về chất thải rắn, hình thức thu gom và vận chuyển chất thải rắn; đề xuất vị trí, quy mô cơ sở xử lý chất thải và công nghệ xử lý chất thải rắn; các giải pháp cách ly và bảo vệ môi trường. Nghĩa trang: xác định chỉ tiêu đất nghĩa trang, hình thức chôn cất; đề xuất quy mô nghĩa trang, lựa chọn vị trí xây dựng nghĩa trang theo mô hình tập trung.
  • Hệ thống thông tin liên lạc: xác định quy mô các trạm, mạng truyền dẫn, di động, công trình phụ trợ và các công trình khác.
bản đồ quy hoạch thành phố bảo lộc
Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (Click để xem ảnh lớn hơn)

3.3. Định hướng thiết kế đô thị:

  • Xác định vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị (khu vực nội đô hiện hữu và khu vực dự kiến phát triển mới); khu vực cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo; khu vực bảo tồn và khu vực đặc thù.
  • Định hướng về hình ảnh đô thị và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực. Tổ chức không gian các khu trung tâm, cửa ngõ đô thị, các trục không gian chính, quảng trường lớn, điểm nhấn đô thị.
  • Đề xuất hướng xử lý chuyển tiếp đối với các khu vực đô thị hiện hữu (cải tạo chỉnh trang hoặc bảo tồn …), các quy định bảo tồn, khai thác, phát huy cảnh quan mặt nước tự nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.

Trên đây là những thông tin và bản đồ quy hoạch thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030. Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn tìm ra được hướng đầu tư đúng đắn nhất.

Ngoài ra, tại chuyên mục THÔNG TIN QUY HOẠCH của chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật những thông tin quy hoạch nhanh chóng, chính xác nhất. Hãy tham khảo thêm nhé!!

Nguồn: danangchothue.com

Viết một bình luận