- Giới thiệu chung về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bài viết hướng dẫn chi tiết cách lập Báo cáo kết quả kinh doanh theo TT200/2014/TT-BTC:
- Chi tiết cách lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Điều 113, Thông tư 200/2014/TT-BTC)
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
- Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
- Giá vốn hàng bán (Mã số 11)
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
- Chi phí tài chính (Mã số 22)
- Chi phí lãi vay (Mã số 23)
- Chi phí bán hàng (Mã số 25)
- Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26)
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
- Thu nhập khác (Mã số 31)
- Chi phí khác (Mã số 32)
- Lợi nhuận khác (Mã số 40)
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51)
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52)
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70)
- Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71)
Lập Báo cáo kết quả kinh doanh như thế nào? Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một thành phần của Báo cáo tài chính, thể hiện các số liệu về doanh thu, chi phí, lãi lỗ trong kỳ được nhà quản trị quan tâm mà kế toán thường xuyên phải lập định kỳ (tuần, tháng, quý, năm). Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán là lập báo cáo kết quả kinh doanh kịp thời, chính xác phục vụ nhu cầu của nhà quản trị.
Bạn đang xem: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì
Báo cáo tài chính hoàn chỉnh bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (thường gọi tắt là Báo cáo kết quả kinh doanh), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Đây là những báo cáo bắt buộc phải có để có thể cung cấp thông tin toàn diện, đầy đủ, giúp nhà Đầu tư hoặc chủ Doanh nghiệp nắm bắt được tình trạng thực tế của đơn vị. Báo cáo kết quả kinh doanh được cho là Báo cáo dễ lên nhất, mất ít thời gian nhất.
Vậy, cách lập Báo cáo kết quả kinh doanh như thế nào? Những sai sót thường gặp của người làm kế toán khi lập Báo cáo này là gì? MISA AMIS và bạn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.
Giới thiệu chung về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh một số chỉ tiêu chủ yếu là Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận của một Doanh nghiệp trong một kỳ báo cáo được mô tả như hình dưới đây:
Tùy vào quy mô, điều kiện thực tế, yêu cầu của nhà quản trị ở từng doanh nghiệp mà Kế toán phải lập Báo cáo kết quả kinh doanh theo kỳ là tuần, tháng, quý năm khác nhau. Tuy nhiên, việc lập và nộp Báo cáo tài chính trong đó có Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, các cơ quan hữu quan,… là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế.
Ví dụ: Một Báo cáo kết quả kinh doanh (số liệu giả định) được lập theo Thông tư 200/2014/TT-BTC từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020 như sau:
Bài viết hướng dẫn chi tiết cách lập Báo cáo kết quả kinh doanh theo TT200/2014/TT-BTC:
Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo kết quả kinh doanh
- Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
(*Điều chỉnh hồi tố: Là việc điều chỉnh những ghi nhận, xác định giá trị và trình bày các khoản mục của báo cáo tài chính như thể các sai sót của kỳ trước chưa hề xảy ra. Theo VAS29).
- Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.
Cơ sở số liệu:
- Báo cáo kết quả kinh doanh năm trước, quý này năm trước, quý trước,…
- Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các Tài khoản loại 5,6,7,8,9
- Các tài liệu liên quan khác…
Chi tiết cách lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Điều 113, Thông tư 200/2014/TT-BTC)
CHỈ TIÊU MÃ SỐ Nội dung Cách lên dựa theo Đối ứng tài khoản 1 2 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 Bao gồm tất cả doanh thu từ bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của Đơn vị Lũy kế phát sinh Có tài khoản 511 đối ứng với Nợ TK 111, 112, 131,… 2. Các khoản giảm trừ 02 Trong quá trình bán hàng, phát sinh các hàng hóa bị trả lại, hoặc giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ dẫn đến giảm doanh thu. Lũy kế phát sinh Nợ tài khoản 511 đối ứng với Có tài khoản 521 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 10 = 01 – 02 ) 10 Là chênh lệch giữa Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với khoản giảm trừ doanh thu Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 511 đối ứng Có tài khoản 911 cuối kỳ 4. Giá vốn hàng bán 11 Là các loại chi phí cấu thành nên sản phẩm như: chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, các chi phí khác… Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 632 cuối kỳ 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20 = 10 – 11 ) 20 Là chênh lệch giữa Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với Giá vốn hàng bán 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 Doanh thu từ việc thu tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia,… Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 515 đối ứng Có tài khoản 911 cuối kỳ 7. Chi phí tài chính 22 Chi phí phát sinh như lãi vay phải trả, lãi mua hàng trả chậm, lỗ bán ngoại tệ,… Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 635 cuối kỳ – Trong đó: Lãi vay phải trả 23 8. Chi phí bán hàng 25 Là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình bán hàng: như chi phí marketing, chi phí vận chuyển, bảo quản, đóng gói,… Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 641 cuối kỳ 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 Là toàn bộ các chi phí phục vụ hoạt động quản lý của doanh nghiệp: như chi phí khấu hao, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, các loại chi phí bằng tiền khác,… Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 642 cuối kỳ 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + ( 21- 22)- (25 + 26)] 30 Là kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mà không bao gồm lợi nhuận khác 11. Thu nhập khác 31 Là các khoản thu nhập thu được không từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Đơn vị như lãi từ thanh lý tài sản cố định, chênh lệch lãi do đánh giá lại giá trị vật tư, hàng hóa,… Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 711 đối ứng Có tài khoản 911 cuối kỳ 12. Chi phí khác 32 Là các khoản chi phí không phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Đơn vị như lỗ từ thanh lý tài sản cố định, lỗ do đánh giá lại giá trị vật tư, hàng hóa,… Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 811 cuối kỳ 13. Lợi nhuận khác ( 40= 31 – 32) 40 Là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác 14. Tổng lợi nhuận trước thuế ( 50 = 30 + 40) 50 Là tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận khác 15. Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành 51 Là chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm báo cáo Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 8211 cuối kỳ hoặc được ghi âm nếu Nợ tài khoản 8211 đối ứng Có tài khoản 911 16. Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại 52 Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 8212, hoặc được ghi âm nếu Nợ tài khoản 8212 đối ứng Có tài khoản 911 17. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51-52) 60 Là kết quả của tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi chi phí thuế TNDN 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71
(*) Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trong kỳ báo cáo.
Lưu ý: Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu, như thuế GTGT (kể cả thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác.
Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có các TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” trong kỳ báo cáo.
Lưu ý: Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp không được hưởng phải nộp NSNN (được kế toán ghi giảm doanh thu trên sổ kế toán TK 511) do các khoản này về bản chất là các khoản thu hộ Nhà nước, không nằm trong cơ cấu doanh thu và không được coi là khoản giảm trừ doanh thu nằm trong cơ cấu doanh thu và không được coi là khoản giảm trừ doanh thu.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, BĐS đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) trong kỳ báo cáo, làm căn cứ cho báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02.
Giá vốn hàng bán (Mã số 11)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐS đầu tư, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán’’ trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Lưu ý: Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản giá vốn hàng bán phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, thành phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11.
Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
Lưu ý: Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
Chi phí tài chính (Mã số 22)
Đọc thêm: Tổng hợp Ngành Kinh doanh là gì? Xu hướng ngành năm 2021
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
Lưu ý: Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản chi phí tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
Chi phí lãi vay (Mã số 23)
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết Tài khoản 635, phần chi phí lãi vay trong kỳ.
Chi phí bán hàng (Mã số 25)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có của Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”, đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26)
– Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu đế ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có của Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
– Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) Doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 – Mã số 22) – Mã số 25 – Mã số 26.
Thu nhập khác (Mã số 31)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác, phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
Lưu ý: Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.
– Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
Chi phí khác (Mã số 32)
Chỉ tiêu này phản ánh tống các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
Lưu ý: Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.
– Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản chi phí khác phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
Lợi nhuận khác (Mã số 40)
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51)
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên số kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên số kế toán chi tiết TK 8211).
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52)
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu đế ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên số kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên số kế toán chi tiết TK 8212).
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo. Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51+ Mã số 52).
(*) Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70)
Chỉ tiêu này phản ánh lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công cụ được phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu. Chỉ tiêu này được trình bày trên Báo cáo tài chính của công ty cổ phần là doanh nghiệp độc lập. Đối với công ty mẹ là công ty cổ phần, chỉ tiêu này chỉ được trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất, không trình bày trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.
Trường hợp Quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế, lãi cơ bản trên cổ phiếu được xác định theo công thức sau:
Lãi cơ bảntrên cổ phiếu
=
Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông – Số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ
Việc xác định lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông và số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế.
Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71)
Chỉ tiêu này phản ánh lãi suy giảm trên cổ phiếu, có tính đến sự tác động của các công cụ trong tương lai có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu và pha loãng giá trị cổ phiếu.
Chỉ tiêu này được trình bày trên Báo cáo tài chính của công ty cổ phần là doanh nghiệp độc lập. Đối với công ty mẹ là công ty cổ phần, chỉ tiêu này chỉ được trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất, không trình bày trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.
Nên xem: Mách bạn Chu kỳ kinh doanh là gì? Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định như sau:
Lãi suy giảm trên cổ phiếu = Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông – Số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ + Số lượng cổ phiếu phổ thông dự kiến được phát hành thêm
- Xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu
Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông = Lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN – Các khoản điều chỉnh giảm + Các khoản điều chỉnh tăng
Trường hợp công ty trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu trên Báo cáo tài chính hợp nhất thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên cơ sở thông tin hợp nhất. Trường hợp công ty trình bày trên Báo cáo tài chính riêng thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế của riêng công ty.
a. Các khoản điều chỉnh giảm lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp để tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông khi xác định lãi suy giảm trên cổ phiếu
Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi bao gồm: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không lũy kế được thông báo trong kỳ báo cáo và cổ tức của cổ phiếu ưu đãi luỹ kế phát sinh trong kỳ báo cáo. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được tính như sau:
Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi = Tỷ lệ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi x Mệnh giá cổ phiếu ưu đãi
– Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi của người sở hữu.
– Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông hoặc các khoản thanh toán khác thực hiện theo điều kiện chuyển đổi có lợi tại thời điểm thanh toán với giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông được phát hành theo điều kiện chuyển đổi gốc.
– Các khoản cổ tức hoặc các khoản khác liên quan tới cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm;
– Các khoản lãi được ghi nhận trong kỳ liên quan tới cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm; và
– Các yếu tố khác làm giảm lợi nhuận sau thuế nếu chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm thành cổ phiếu phổ thông.Ví dụ, các khoản chi phí để chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông làm giảm lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
b. Xác định các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp:
– Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi của người sở hữu.
– Các yếu tố làm tăng lợi nhuận sau thuế nếu chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm thành cổ phiếu phổ thông.Ví dụ, khi chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông thì doanh nghiệp sẽ được giảm chi phí lãi vay liên quan tới trái phiếu chuyển đổi và việc làm tăng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
- Số lượng cổ phiếu để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định là số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ cộng (+) với số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành thêm trong trường hợp tất cả các cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm đều được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
- Việc xác định số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
- Xác định số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành thêm trong kỳ
Cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành thêm trong kỳ được coi là cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động làm suy giảm lãi trên cổ phiếu; gồm:
– Quyền chọn mua chứng quyền và các công cụ tương đương;
– Công cụ tài chính có thể chuyển đổi;
– Cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện;
– Hợp đồng được thanh toán bằng cổ phiếu phổ thông hoặc bằng tiền;
– Các quyền chọn đã được mua;
– Quyền chọn bán đã phát hành.
MISA AMIS hi vọng sau hướng dẫn của bài viết các bạn có thể tự tin lập Báo cáo kết quả kinh doanh chính xác và đầy đủ cho doanh nghiệp của mình.
Để giúp giải phóng nhân lực, giảm thiểu khối lượng công việc cho người làm kế toán không chỉ với riêng kế toán tổng hợp, kế toán trưởng mà còn với tất cả các phần hành, MISA đã phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS với lợi ích vượt trội:
Tác giả: Phương Lee