- 1. Những quy định theo Luật của kiểm toán viên khi kiểm toán báo cáo tài chính
- a. Mục đích cuộc kiểm toán báo cáo tài chính
- b. Phạm vi công việc
- 2. Quy trình thực hiện kiểm toán và các chuẩn mực kiểm toán liên quan
- Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
- Bước 2: Thực hiện thực hiện
- Bước 3: Hoàn thành kiểm toán
- 3. Những đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định
- 4.Các phương pháp áp dụng khi kiểm toán báo cáo của đơn vị
- 5. Mẫu hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định
- 6. Thời hạn nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán của các doanh nghiệp
- 7. Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Luật ACC?
- 8. Tại sao nên thuê kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Luật ACC?
- 9. Những lợi thế doanh nghiệp nhận được khi kiểm toán báo cáo tài chính của Luật ACC
Nhằm có thể cung cấp một cuộc kiểm toán chất lượng, Luật ACC luôn cân nhắc kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định để gia tăng độ tín nhiệm của khách hàng. Việc tuân thủ các quy định đó được thể hiện dưới đây.
Nội dung bài viết:
Bạn đang xem: báo cáo tài chính đã được kiểm toán là gì
- 1. Những quy định theo Luật của kiểm toán viên khi kiểm toán báo cáo tài chính
- a. Mục đích cuộc kiểm toán báo cáo tài chính
- b. Phạm vi công việc
- 2. Quy trình thực hiện kiểm toán và các chuẩn mực kiểm toán liên quan
- Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
- Bước 2: Thực hiện thực hiện
- Bước 3: Hoàn thành kiểm toán
- 3. Những đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định
- 4. Các phương pháp áp dụng khi kiểm toán báo cáo của đơn vị
- 5. Mẫu hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định
- 6. Thời hạn nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán của các doanh nghiệp
- 7. Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Luật ACC?
- 8. Tại sao nên thuê kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Luật ACC?
- 9. Những lợi thế doanh nghiệp nhận được khi kiểm toán báo cáo tài chính của Luật ACC
1. Những quy định theo Luật của kiểm toán viên khi kiểm toán báo cáo tài chính
a. Mục đích cuộc kiểm toán báo cáo tài chính
Mục đích tổng quát của kiểm toán là cung cấp sự đảm bảo cho bên thứ ba là những người sử dụng các thông tin tài chính rằng các thông tin họ được cung cấp có trung thực, hợp lý hay không. Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều đối tượng khác nhau sử dụng kết quả kiểm toán với những mục đích khác nhau
· Đối với Ngân hàng, những đối tượng cho vay vốn, họ cần biết rằng số vốn họ cho vay có được sử dụng đúng mục đích hay không, tình hình tài chính của đơn vị có cho thấy khả năng hoàn trả hay không.
· Đối với cơ quan thuế, căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để tính và thu thuế, tương tự, đối với các cơ quan chức năng cũng căn cứ vào báo cáo tài chính được kiểm toán để thực hiện chức năng của mình.
· Đối với doanh nghiệp được kiểm toán mong muốn, thông qua kiểm toán, có được báo cáo tài chính phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), phát hiện và ngăn ngừa các sai sót và gian lận.
· Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, các cổ đông họ cần biết một cách đầy đủ, đúng đắn về kết quả kinh doanh,
b. Phạm vi công việc
– Những công việc, thủ tục kiểm toán cần thiết mà kiểm toán viên xác định và thực hiện trong quá trình kiểm toán để thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp cho ý kiến kiểm toán hay nói như chuẩn mực kiểm toán là để đạt được mục tiêu kiểm toán.
– Những công việc, thủ tục kiểm toán sẽ phụ thuộc vào nội dung kiểm toán, tuy nhiên những thủ tục kiểm toán này phải được xác định trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán, phù hợp với yêu cầu của tổ chức nghề nghiệp, phù hợp với pháp luật và các thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán.
– Các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp được thu thập thông qua các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản và bằng các phương pháp như kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tuỳ thuộc vào thời gian thu thập các bằng chứng kiểm toán.
2. Quy trình thực hiện kiểm toán và các chuẩn mực kiểm toán liên quan
Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn này bao gồm tiền kế hoạch và lập kế hoạch
– Ở giai đoạn tiền kế hoạch, kiểm toán viên tiếp cận khách hàng nhằm thu thập các thông tin cần thiết về đơn vị được kiểm toán giúp tăng sự hiểu biết về các nhu cầu của khách hàng và xem xét các khả năng phục vụ,… Dựa vào những thông tin đó thì công ty kiểm toán sẽ quyết định có nên ký hợp đồng hay không.
– Công việc lập kế hoạch sẽ cho kiểm toán viên về cái nhìn hoạt động của doanh nghiệp như đặc điểm kinh doanh, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, lập mức trọng yếu và thiết lập các thủ tục kiểm toán liên quan nhằm nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán.
Bước 2: Thực hiện thực hiện
Thực hiện kiểm toán là giai đoạn dựa trên kế hoạch đã lập với mục đích thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở hình thành báo cáo kiểm toán. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo. Thủ tục kiểm toán tiếp theo bao gồm:
– Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ).
– Thử nghiệm cơ bản (thực hiện các kiểm tra chi tiết đến các số dư, nghiệp vụ và thuyết minh).
Bước 3: Hoàn thành kiểm toán
Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ tổng hợp và rà soát lại các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được để hình thành ý kiến kiểm toán và trao đổi với Ban giám đốc của đơn vị.
3. Những đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định
· Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
· Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
· Tổ chức tài chính, Ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân…
· Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
· Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết.
· Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
· Doanh nghiệp niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán nắm giữ 20% quyền biểu quyết trở lên.
· Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định.
4.Các phương pháp áp dụng khi kiểm toán báo cáo của đơn vị
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên thường dùng các phương pháp sau để thu thập bằng chứng kiểm toán:
a. Thử nghiệm kiểm soát: kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán để đánh giá tính hữu hiện của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, việc này nhằm phát hiện và sửa chữa những sai sót của bộ máy;
b. Thử nghiệm cơ bản: là thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp cơ sở dẫn liệu. Thử nghiệm này chia ra làm 2 loại:
– Thủ tục phân tích cơ bản.
– Kiểm tra chi tiết.
5. Mẫu hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———o0o———
Số: / HĐKT
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN
(V/v: Kiểm toán báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày …/…/…
của ……………)
· Căn cứ Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
· Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Dành cho bạn: Tổng hợp Khái niệm, bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp
· Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011;
· Căn cứ Nghị định 17/2012/NĐ – CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;
· Căn cứ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán;
Hợp đồng này được lập bởi và giữa các bên:
BÊN A : ……………………………………..
Người đại diện : ……………………………………….
Chức vụ : ……………………………………….
(Theo Giấy ủy quyền số …………………………ngày ……………..)(nếu là Phó Giám đốc)
Địa chỉ : ……………………………………….
Email : …………………; Tel ………………;Fax: …………
Mã số thuế : ……………………………………….
Tài khoản số : ……………………………………….
Tại Ngân hàng : ……………………………………….
BÊN B: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ABC
Người đại diện : ……………………………………….
Chức vụ : ……………………………………….
(Theo Giấy ủy quyền số …………………………ngày ……………..)(nếu là Phó Giám đốc)
Địa chỉ : ……………………………………….
Email : …………………; Tel ………………; Fax: …………
Mã số thuế : ……………………………………….
Tài khoản số : ……………………………………….
Tại Ngân hàng : ……………………………………….
ĐIỀU 1 : NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên B đồng ý cung cấp cho bên A dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của bên Acho năm tài chính kết thúc ngày ……/…../……, bao gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày ……. tháng ………năm …….., Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày. Cuộc kiểm toán của bên B được thực hiện với mục tiêu đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính của bên A.
ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
Trách nhiệm của bên A:
Cuộc kiểm toán của bên B sẽ được thực hiện trên cơ sở Ban Giám đốc và Ban quản trị của bên A (trong phạm vi phù hợp) hiểu và thừa nhận có trách nhiệm:
(a) Đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;
(b) Đối với kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn;
(c) Đảm bảo cung cấp kịp thời cho bên B:
(i) Quyền tiếp cận với tất cả tài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc nhận thấy là có liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính như chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài liệu và các vấn đề khác;
(ii) Các thông tin bổ sung mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho mục đích của cuộc kiểm toán;
(iii) Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của bên A mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán xác định là cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán. Bố trí nhân sự liên quan cùng làm việc với bên B trong quá trình kiểm toán.
Ban Giám đốc và Ban quản trị của bên A (trong phạm vi phù hợp) có trách nhiệm cung cấp và xác nhận bằng văn bản về các giải trình đã cung cấp trong quá trình kiểm toán vào “Thư giải trình của Ban Giám đốc và Ban quản trị”, một trong những yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, trong đó nêu rõ trách nhiệm của Ban Giám đốc bên A trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính và khẳng định rằng ảnh hưởng của từng sai sót, cũng như tổng hợp các sai sót không được điều chỉnh do bên B phát hiện và tổng hợp trong quá trình kiểm toán cho kỳ hiện tại và các sai sót liên quan đến các kỳ trước là không trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính.
Tạo điều kiện thuận tiện cho các nhân viên của bên B trong quá trình làm việc tại Văn phòng của bên A.
Thanh toán đầy đủ phí dịch vụ kiểm toán và các phí khác (nếu có) cho bên B theo quy định tại Điều 4 của hợp đồng này.
Trách nhiệm của bên B:
Bên B sẽ thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, pháp luật và các quy định có liên quan. Các chuẩn mực kiểm toán này quy định bên B phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu hay không. Trong cuộc kiểm toán, bên B sẽ thực hiện các thủ tục để thu thập bằng chứng kiểm toán về số liệu và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính. Các thủ tục được thực hiện tùy thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên, bao gồm việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc do nhầm lẫn. Cuộc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá sự phù hợp của các chính sách kế toán đã được sử dụng và các ước tính kế toán của Ban Giám đốc, cũng như đánh giá cách trình bày tổng quát của báo cáo tài chính.
Bên B có trách nhiệm thông báo cho bên A về nội dung và kế hoạch kiểm toán, cử kiểm toán viên và các trợ lý có năng lực và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán.
Bên B thực hiện công việc kiểm toán theo nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật số liệu. Theo đó bên B không được quyền tiết lộ cho bất kỳ một bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý của bên A, ngoại trừ theo yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan, hoặc trong trường hợp những thông tin như trên đã được các cơ quan quản lý Nhà nước phổ biến rộng rãi hoặc đã được bên A công bố.
Bên B có trách nhiệm yêu cầu bên A xác nhận các giải trình đã cung cấp cho bên B trong quá trình thực hiện kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, việc đáp ứng các yêu cầu này và Thư giải trình của Ban Giám đốc và Ban quản trị bên A về những vấn đề liên quan là một trong những cơ sở để bên B đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của bên A.
Tham khảo thêm: Ngành Hệ thống thông tin kế toán tài chính
Do những hạn chế vốn có của kiểm toán cũng như của kiểm soát nội bộ, có rủi ro khó tránh khỏi là kiểm toán viên có thể không phát hiện được các sai sót trọng yếu, mặc dù cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Để đánh giá rủi ro, bên B sẽ xem xét kiểm soát nội bộ mà bên A sử dụng trong quá trình lập báo cáo tài chính để thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp trong từng trường hợp, nhưng không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ của bên A. Tuy nhiên, bên B sẽ thông báo tới bên A bằng văn bản về bất kỳ khiếm khuyết nào trong kiểm soát nội bộ mà bên B phát hiện được trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.
ĐIỀU 3: BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Sau khi kết thúc kiểm toán, bên B sẽ cung cấp cho bên A ……….. bộ báo cáo kiểm toán kèm theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán bằng tiếng Việt, …………. bộ báo cáo kiểm toán kèm theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán bằng tiếng (Anh); ………….. bộ Thư quản lý bằng tiếng Việt (nếu có) và ………….. bộ Thư quản lý bằng tiếng (Anh – nếu có), đề cập đến các thiếu sót cần khắc phục và các đề xuất của kiểm toán viên nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của bên A.
Báo cáo kiểm toán sẽ được lập bằng văn bản, gồm các nội dung theo quy định của Luật kiểm toán độc lập, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, các chuẩn mực kiểm toán và quy định pháp lý khác có liên quan.
Trong trường hợp bên A dự định phát hành báo cáo kiểm toán của bên B dưới bất kỳ dạng tài liệu nào, hoặc phát hành các tài liệu trong đó có các thông tin về báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Ban Giám đốc bên A đồng ý rằng họ sẽ cung cấp cho bên B một bản của tài liệu này và chỉ phổ biến rộng rãi các tài liệu này sau khi có sự đồng ý của bên B bằng văn bản.
ĐIỀU 4 : PHÍ DỊCH VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Phí dịch vụ
Tổng phí dịch vụ cho các dịch vụ nêu tại Điều 1 là: ……………. VND (bằng chữ: …………).
Phí dịch vụ đã bao gồm (hoặc chưa bao gồm) chi phí đi lại, ăn ở và phụ phí khác và chưa bao gồm 10% thuế GTGT.
Điều khoản thanh toán (theo thỏa thuận):
Phí kiểm toán sẽ được thanh toán bằng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của bên B.
Bên B sẽ phát hành hóa đơn GTGT cho bên A khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, phù hợp với quy định của pháp luật thuế hiện hành.
ĐIỀU 5: CAM KẾT THỰC HIỆN
Hai bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau để cùng tìm phương án giải quyết. Mọi thay đổi phải được thông báo trực tiếp cho mỗi bên bằng văn bản (hoặc qua email) theo địa chỉ trên đây.
Thời gian hoàn thành cuộc kiểm toán dự kiến là ……………… ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực (hoặc ngày bắt đầu thực hiện cuộc kiểm toán).
Mọi tranh chấp hoặc khiếu kiện phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng hoặc theo Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tại tòa án kinh tế do hai bên lựa chọn.
ĐIỀU 6: HIỆU LỰC, NGÔN NGỮ VÀ THỜI HẠN HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này được lập thành ……….. bản (…………… bản tiếng Việt và …………. bản tiếng (Anh), mỗi bên giữ ……….. bản tiếng Việt và ……….. bản tiếng (Anh), có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày có đủ chữ ký, con dấu của cả hai bên.
Hợp đồng này tự động được thanh lý sau khi bên A và bên B đã hoàn thành trách nhiệm của mỗi bên.
Phụ lục 02
(Hướng dẫn đoạn A10 Chuẩn mực này)
6. Thời hạn nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán của các doanh nghiệp
Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày;
Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định và tại nơi nhận BCTC của doanh nghiệp
7. Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Luật ACC?
Là một công việc xác minh tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính nhằm phục vụ cho người sử dụng kết quả, dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định hiện nay đang càng phát triển đến đáp ứng kỳ vọng của xã hội. Vì thế, hàng loạt công ty dịch vụ kiểm toán của ra đời.
Luật ACC cũng là một nơi mà dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định được khách hàng chọn là điểm đáng tin cậy. Với đội ngũ kinh nghiệm, không chỉ hiểu biết về kế toán, kiểm toán, thuế mà còn nắm rõ quy định trong Luật thuế, đầu tư, thương mại và lao động… Các khách hàng đã sử dụng Dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính theo luật định công ty ACC đa dạng khắp các lĩnh vực, trên toàn lãnh thổ
Bên cạnh đó, với đội ngũ kiểm toán viên, chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, Dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính theo luật định đảm bảo cung cấp những tư vấn thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như việc lựa chọn và ra các quyết định đầu tư phù hợp.
Đọc bài viết Dịch vụ kiểm toán trọn gói 2021 để có thông tin về giá dịch vụ và các hoạt động kiểm toán mà ACC cung cấp.
8. Tại sao nên thuê kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Luật ACC?
· Nộp báo cáo kiểm toán cho cơ quan nhà nước.
· Công khai báo cáo tài chính.
· Công khai, minh bạch tài chính giữa các nhà đầu tư.
· Báo cáo ngân hàng
· Báo cáo đấu thầu
· Quyết toán thuế
· Xác minh tài chính ra nước ngoài định cư, đầu tư ra nước ngoài.
9. Những lợi thế doanh nghiệp nhận được khi kiểm toán báo cáo tài chính của Luật ACC
· Đội ngũ nhân sự chủ chốt nhiều kinh nghiệm.
· Hơn 10 năm kinh nghiệm kiểm toán.
· Tư vấn nhanh chóng, chính xác.
· Được sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành.
· Phí dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định hợp lý.
· Tư vấn miễn phí về tài chính kế toán và thuế.