Biên độ lãi suất là gì? Cách tính biên độ lãi suất?

Mục lục bài viết

Đây có lẽ là thuật ngữ được nhắc tới khá nhiều trong nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng, các bản tin về tài chính. Vậy chính xác thì biên độ lãi suất là gì? Chủ thể nào cần quan tâm đến yếu tố này khi tiến hành các giao dịch tại ngân hàng.

Bạn đang xem: biên độ trong ngân hàng là gì

Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề trên trong nội dung bài viết này.

Biên độ lãi suất là gì?

Biên độ lãi suất là tỷ lệ phần tram chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tại ngân hàng tại một thời điểm nhất định, đây là chỉ số được đa số ngân hàng sử dụng để xác định lãi suất cho vay.

Chỉ số này là con số để phản ánh lợi nhuận của một ngân hàng. Nếu lãi suất cho vay càng cao thì biên độ lãi suất càng lớn, từ đó ngân hàng càng có nhiều lợi nhuận và ngược lại.

Biên độ lãi suất tiếng Anh là gì?

Biên độ lãi suất tiếng Anh là Interest margin

Vai trò của biên độ lãi suất

Biên độ lãi suất giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

– Biên độ lãi suất giúp khách hàng hiểu rõ và chính mức lãi suất thực tế khách hàng phải chi trả cho khoản vay, từ đó có sự so sánh giữa các gói vay để có những lựa chọn tốt nhất.

– Nhờ có biên độ lãi suất khách hàng có thể tự đưa ra những nhận định và đánh giá về mức lãi suất khách hàng phải chi trả mà các tổ chức tín dụng, ngân hàng đưa ra có chính xác hay không.

– Căn cứ vào biên độ lãi suất khách hàng sẽ đưa ra những so sánh, đánh giá giữa các mức lãi suất của các ngân hàng với nhau từ đó lựa chọn được ngân hàng cho vay với mức ưu đãi nhất, từ đó tiết kiệm được chi phí lãi vay khi có nhu cầu vay vốn.

– Thông qua biên độ lãi suất, khách hàng dễ dàng lựa chọn được khoản vay có mức lãi suất phù hợp với khả năng thanh toán cũng như nhu cầu vay của mỗi khách hàng..

Cách tính biên độ lãi suất phổ biến hiện nay

Ngoài việc giải đáp biên độ lãi suất là gì? chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý vị cách tính biên độ lãi suất. Hiện nay có hai loại lãi suất tồn tại trên thị trường tài chính đó chính là lãi suất cố định do Ngân hàng Nhà nước quy định. Mức lãi suất này thường có tính ổn định. Ngược lại với lãi suất cố định, lãi suất thả nổi sẽ do các ngân hàng tự mình ấn định dựa vào biên độ lãi suất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Tham khảo thêm: Ngân hàng đầu tư (Investment Bank) là gì? Chức năng và nghiệp vụ

Ngân hàng nhà nước sẽ quy định lãi suất cơ bản dành cho các ngân hàng. Đây là mức lãi suất thấp nhất mà các ngân hàng chủ lực dành cho các doanh nghiệp có khoản vay trong thời gian ngắn.

Hiện nay các ngân hàng thương mại thường sử dụng các công thức sau đây để xác định lãi suất cho vay dành cho khách hàng:

Lãi suất cho vay = Biên độ lãi suất + lãi suất tiền gửi trung và dài hạn 12 hoặc 13 tháng

Đây là cách thức xác định lãi suất cho vay được sử dụng khá phổ biển tại các ngân hàng hiện nay. Với công thức này, ngân hàng vừa có thể huy động được một nguồn tiền lớn từ thị trường đến gửi tiết kiệm tại ngân hàng bằng cách tăng lãi suất tiền gửi sau đó cho vay lại với mức lãi suất cao hơn.

Lãi suất cho vay = biên độ lãi suất + lãi suất tiết kiệm cao nhất

Với cách tính này, ngân hàng sẽ sử dụng loại hình gửi tiết kiệm có mức lãi suất tiền gửi cao nhất + biên độ lãi suất để xác định ra lãi suất khoản vay. Cách tính này có khá nhiều rủi ro cho khách hàng. Vì với cách tính này, ngân hàng hoàn toàn có thể tự mình điều chỉnh lãi suất tiền gửi một loại hình tiết kiệm nào đó mà ít người sử dụng sau đó áp dụng mức lãi suất này để tính lãi suất đối với khoản vay. Vì vậy khi thực hiện giao dịch vay tiền tại ngân hàng, khách hàng cần hết sức lưu ý về các điều khoản liên quan đến lãi suất, kỳ hạn vay, lãi suất chậm trả,…

Lãi suất cho vay = Lãi suất bình quân của 4 ngân hàng lớn nhất + biên độ lãi suất

Đây là một công thức khá là khách quan. Vì mức lãi suất cho vay được xác định dựa vào các tính trung bình cộng lãi suất của 4 ngân hàng lớn nhất trong số ngân hàng tại Việt Nam, phản ánh được tình trạng nên kinh tế của nước ta lúc bấy giờ, cũng thể hiện sự công bằng. Vì 4 ngân hàng lớn nhất thường sẽ có tỷ lệ chiếm lĩnh thị phần rộng, mức lãi suất cũng sẽ không có quá nhiều biến động. Mặc dù là công thức phản ánh tính khách quan và công bằng nhưng ít ngân hàng lựa chọn sử dụng công thức này, trừ một số trường hợp nhất định.

Những lưu ý dành cho người vay khi thực hiện vay tiền tại ngân hàng

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, khách hàng khi tiến hành giao kết hợp đồng vay tại ngân hàng cần lưu ý một số điểm sau:

Thứ nhất: Biên độ lãi suất của ngân hàng

Đây là một bộ phận cấu thành lãi suất cho vay, nên bạn cần nắm rõ biên độ lãi suất của từng ngân hàng.Lựa chọn ngân hàng có biên độ lãi suất thấp sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được khoản tiền lãi phải trả.

Thứ hai: Thời gian hưởng lãi suất ưu đãi

Hiện nay rất nhiều ngân hàng có chiến dịch khuyến khích người dân vay tiêu dùng với mức lãi suất ưu đãi cực kỳ thấp khiến cho nhiều người cảm thấy được lợi nhanh chóng ký tên vào hợp đồng vay.

Xem thêm: Tổng hợp VIB là ngân hàng gì? Ngân hàng VIB có uy tín không?

Tuy nhiên, sau khi hết thời gian hưởng lãi suất ưu đãi thì mới tá hỏa khi lãi suất khoản vay quá cao khiến khách hàng vượt quá khả năng chi trả của bản thân.

Thứ ba: Công thức tính lãi suất

Công thức tính lãi suất chính là thứ quyết định khoản tiền bạn phải trả là nhiều hay ít, do đó bạn cần nắm rõ công thức tính, hiểu rõ cách tính lãi suất khoản vay mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của người vay.

Biên độ lãi suất của các ngân hàng

Dưới đây là biên độ lãi suất một số ngân hàng áp dụng cụ thể:

– Ngân hàng Vietcombank:

Biên độ lãi suất là 3,5%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 10,5%.

– Ngân hàng đầu tư phát triên việt Nam (BIDV):

Biên độ lãi suất là 4%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 11,15%/năm.

– Biên độ lãi suất ngân hàng Vietinbank:

Biên độ lãi suất là 3,5%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 36 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 11%/năm.

– Biên độ lãi suất ngân hàng Sacombank:

Biên độ lãi suất là 5,5%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 13,5%/năm.

– Biên độ lãi suất ngân hàng MBBank:

Biên độ lãi suất là 4,2%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 11,5%/năm.

– Biên độ lãi suất ngân hàng SCB:

Biên độ lãi suất là 5%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 12,7%/năm.

– Biên độ lãi suất ngân hàng ACB:

Biên độ lãi suất là 3,9%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 12,5%/năm.

– Shinhan Bank:

Biên độ lãi suất là 4%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 10,5%/năm.

Luật Hoàng Phi hi vọng thông qua bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc nắm rõ được biên độ lãi suất là gì? và cách thức tính lãi suất cho vay phổ biến hiện nay, giúp đỡ bạn đọc hạn chế gặp rủi ro trong quá trình giao kết hợp đồng vay tiền tại ngân hàng.

Viết một bình luận