Phòng kinh doanh có chức năng và nhiệm vụ gì?

Phòng kinh doanh là một trong những bộ phận phòng ban có nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong một công ty, hay tổ chức doanh nghiệp lớn nhỏ. Bởi nó góp vai trò thúc đẩy, quảng bá và phân phối sản phẩm và dịch vụ qua các hình thức khác nhau để phát triển công ty. Phòng kinh doanh hay còn được biết đến là bộ phận tham mưu cùng với các phòng ban khác trong công ty, doanh nghiệp như phòng hành chính, kế toán để đưa ra những chiến lược cho công ty.

1. Chức năng của phòng kinh doanh

Chúng ta cũng đã biết được vai trò to lớn mà phòng kinh doanh có thể làm được trong tập thể của một công ty, vậy với vai trò như vậy thì chức năng nhiệm vụ phòng kinh doanh là gì? phòng kinh doanh

Bạn đang xem: bộ phận kinh doanh là gì

Phòng kinh doanh sẽ bao gồm những chức năng cụ thể như sau:

  • Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu, đưa ra ý kiến lên ban Giám đốc công ty về công tác phân phối sản phẩm cho các thị trường về hàng hóa và dịch vụ đến các doanh nghiệp
  • Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có chức năng phụ trách chỉ đạo chính trong công tác nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hàng hóa, phát triển thị trường tiêu dùng sản phẩm.
  • Triển khai công tác xây dựng và phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng, cũng như lên báo cáo theo quy định của công ty về các hoạt động của công ty, doanh nghiệp bao gồm cả những nhiệm vụ và quyền đã được giao.
  • Hỗ trợ cho tổng giám đốc về công tác tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của công ty như huy động vốn trên thị trường,thanh toán quốc tế,…

2. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Nên xem: Chia sẻ Nhượng quyền kinh doanh là gì?

Cũng giống như những phòng ban khác trong một công ty, phòng kinh doanh cũng có những nhiệm vụ được giao cụ thể như:

2.1. Về nhiệm vụ chung

  • Nghiên cứu và thực hiện các công việc tiếp cận thị trường về khách hàng
  • Đưa ra các chiến lược về công tác giới thiệu sản phẩm và việc mở rộng phát triển thị trường để thu hút được khách hàng
  • Lên kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như việc tính toán báo cáo về giá thành để tạo hợp đồng với khách hàng.
  • Cung cấp thông tin và thực hiện các hoạt động phiên dịch và dịch thuật tài liệu giúp ban lãnh đạo công ty, doanh nghiệp.
  • Thực hiện việc theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện các chiến lược kinh doanh của các phòng ban trong công ty, phân xưởng, doanh nghiệp để có thể đảm bảo được việc thực hiện được đúng quy trình và tiến độ sản xuất sản phẩm cũng như hoàn thành đúng so với các hợp đồng với khách hàng.
  • Tạo kế hoạch thực hiện và phân bổ thời gian sản xuất và kinh doanh thường niên cho các phân xưởng sản xuất, cho doanh nghiệp công ty.
  • Thực hiện các lệnh về sản xuất để đảm bảo và duy trì sản phẩm cho các phân xưởng, doanh nghiệp nhỏ để nâng cao nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường doanh nghiệp
  • Đưa ra các chiến lược về marketing, đồng thời đưa ra các biện pháp nâng cao tính hiệu quả kinh doanh trong các thời điểm cụ thể.
  • Lên kế hoạch thực hiện công tác phát triển thị trường và các công tác về nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm trước các bộ phận giám đốc về các hoạt động phát triển của doanh nghiệp theo thẩm quyền và nhiệm vụ đã được giao.

2.2. Về lĩnh vực quan hệ với khách hàng

  • Tham mưu xây dựng các chính sách bán hàng, bao gồm các chính sách về giá thành, khuyến mãi, chiết khấu cùng các chương trình quảng bá, tiếp thị nhằm tiếp cận đến khách hàng tốt nhất để trình bày với Tổng giám đốc phê duyệt.
  • Thực hiện việc đề xuất các chính sách cho khách hàng và nhóm khách hàng, trình Tổng giám đốc và nghiêm chỉnh thực hiện theo các chính sách được phê duyệt.
  • Lên kế hoạch và mục tiêu cho việc bán hàng để trình lên Tổng giám đốc phê duyệt định kỳ. Ngoài ra thực hiện tổ chức và triển khai bán các sản phẩm & dịch vụ thuộc chức năng nhằm đạt mục tiêu đã được phê duyệt. Tuân thủ các quy định của Công ty trong công tác đề xuất các chính sách cho khách hàng khi cung cấp các sản phẩm & dịch vụ thuộc chức năng nhiệm vụ của mình.
  • Định hướng tìm kiếm và phát triển khách hàng mới thuộc nhóm khách hàng mục tiêu của Công ty.
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho việc thực hiện đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết theo kế hoạch và chiến lược phát triển của Công ty.
  • Tạo mục tiêu tìm kiếm, duy trì và phát triển mối quan hệ và chăm sóc khách hàng theo các quy định, chính sách của công ty.
  • Thu thập và quản lý thông tin khách hàng và hồ sơ khách hàng theo quy định để phục vụ cho công tác đánh giá xếp hạng khách hàng, thẩm định và tái thẩm định cho các hồ sơ khách hàng.

Trên đây là những thông tin cơ bản chi tiết nhất về phòng kinh doanh bao gồm những nhiệm vụ và chức năng của phòng kinh doanh. Hy vọng với những chia sẻ này các bạn đã có thêm được kiến thức cũng như thu thập thêm những thông tin để tìm kiếm cho mình công việc yêu thích.

Viết một bình luận