Share cho bạn Nghề Buồng Phòng Khách Sạn

Nghề buồng phòng chỉ những người làm công việc vệ sinh trong ngành công nghiệp khách sạn. Nó ngày càng phổ biến bởi nhu cầu tuyển dụng lớn, công việc và thu nhập ổn định.

Nghề Buồng Phòng
Nghề Buồng Phòng

Nghề Buồng Phòng Là Gì?

Nghề buồng phòng là tên gọi chung chỉ những người đang làm trong bộ phận buồng phòng của khách sạn, khu nghỉ dưỡng hoặc các loại hình cơ sở lưu trú khác. Cùng với lễ tân, dịch vụ buồng phòng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh khách sạn bởi tính đặc trưng của loại hình lưu trú qua đêm, đòi hỏi phòng khách phải được vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi khách check out để đón lượt khách mới.

Bạn đang xem: buồng phòng khách sạn là làm gì

Nhiệm vụ chính của người làm nghề buồng phòng là vệ sinh làm sạch phòng khách lưu trú, khu vực công cộng trong và ngoài khách sạn. Đảm bảo mọi thứ luôn sạch sẽ thơm tho đúng tiêu chuẩn khách sạn.

Sơ đồ tổ chức bộ phận buồng phòng
Sơ đồ tổ chức bộ phận buồng phòng

Các Chức Danh Nghề Buồng Phòng

Trưởng bộ phận buồng phòng (Executive Housekeeper)

Trưởng bộ phận buồng phòng chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát và phối kết hợp tất cả các hoạt động của bộ phận buồng phòng. Đảm bảo làm tốt công tác vệ sinh, bảo dưỡng, các yêu cầu của phòng khách, nhà hàng, phòng tiệc, khu vực công cộng. Duy trì sự sạch sẽ đúng tiêu chuẩn khách sạn đề ra.

  • Xây dựng tiêu chuẩn làm việc cho nhân viên bộ phận
  • Quản lý, điều phối các hoạt động của bộ phận
  • Giải quyết các yêu cầu, phàn nàn của khách hàng
  • Tuyển chọn nhân sự cho bộ phận
  • Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên

Ngoài ra, trưởng bộ phận buồng phòng phải thường xuyên kiểm tra chất lượng phòng, kiểm tra tình trạng sử dụng hóa chất, thiết bị, đồ dùng. Chủ động đề xuất giải pháp với ban lãnh đạo khách sạn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

Giám sát buồng phòng (Houkeeping Supervisor)

Giám sát buồng phòng đảm nhiệm vai trò phân chia, giám sát công việc của nhân viên buồng phòng, giám sát chất lượng buồng phòng, giám sát tầng, khu vực công cộng, theo dõi trạng thái phòng.

Ngoài ra, giám sát buồng phòng còn có trách nhiệm đào tạo nhân viên nghiệp vụ buồng phòng, kiểm soát, theo dõi tình trạng hoạt động của các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất.

Giám sát tầng
Giám sát tầng

Giám sát tầng (Floor Supervisor)

Vị trí giám sát tầng (Floor Supervisor) chỉ có ở các khách sạn lớn, nơi mỗi tầng của khách sạn có vài chục phòng khách. Giám sát tầng chịu trách nhiệm duy trì sự sạch sẽ, ngăn nắp tại khu vực làm việc và khu vực phòng khách. Đồng thời phối hợp hoạt động quản lý hàng ngày và duy trì các tiêu chuẩn hoạt động quản lý.

Giám sát tầng cũng có trách nhiệm giám sát nhân viên buồng phòng để tạo ra sự hài lòng cho khách hàng. Đôi khi Giám sát tầng còn có trách nhiệm giúp đỡ Trưởng bộ phận buồng phòng trong rất nhiều hoạt động.

Giám sát vệ sinh công cộng (Public Supervisor)

Giám sát vệ sinh công cộng chịu trách nhiệm điều phối, giám sát công việc nhân viên việc sinh công cộng, quản lý tài sản tại các khu vực công cộng, quản lý trang thiết bị hóa chất, đào tạo nhân viên.

Ngoài ra giám sát vệ sinh công cộng còn hỗ trợ nhân viên thực hiện công việc vệ sinh khi cần thiết, lên kế hoạch vệ sinh tổng thể định kỳ, giải quyết phàn nàn từ khách hàng, báo cáo thông tin đồ thất lạc và tham gia các cuộc họp của bộ phận.

Nhân viên điều phối (Order Taker)

Nhân viên điều phối (Order taker) hay thư ký buồng phòng là người điều phối công việc bộ phận buồng phòng. Chịu trách nhiệm giữ mối liên lạc giữa bộ phận buồng phòng với bộ phận lễ tân hoặc các bộ phận khác trong khách sạn liên quan đến các yêu cầu của khách như đổi phòng, các yêu cầu sửa chữa và các vấn đề khác, làm các công việc văn phòng của bộ phận buồng phòng.

Nhân viên điều phối chịu sự quản lý của trưởng bộ phận buồng phòng. Biết sử dụng máy vi tính, tin học văn phòng, internet, email, tiếng Anh khá. Lịch sự, nhiệt tình, trung thực, có trách nhiệm với công việc. Sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ các bộ phận khác khi cần thiết.

Nhân viên buồng phòng
Nhân viên buồng phòng

Nhân viên buồng phòng (Room Attendant)

Công việc chính của nhân viên buồng phòng là dọn dẹp và làm vệ sinh phòng khách theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn. Kiểm tra phòng khi khách check out xem khách có dùng đồ minibar hay không, tình trạng trang thiết bị trong phòng ra sao. Xử lý các tình huống phát sinh như khách treo biển “Không làm phiền” vượt quá giờ quy định, khách bị ốm đau, khách bị mất đồ….

Ngoài ra, nhân viên buồng phòng còn có trách nhiệm bảo quản đồ dùng, trang thiết bị, phối hợp với các bộ phận khác duy trì chất lượng dịch vụ phòng.

Nhân viên giặt là (Laundry Attendant)

Nhân viên giặt là chịu trách nhiệm tiếp nhận đồ bẩn từ các phận trong khách sạn hoặc khách hàng và kiểm tra tình trạng trang phục, khăn ăn, khăn bàn, khăn bông, ga trải giường trước khi xác nhận. Tiến hành phân loại đồ cần giặt, kiểm tra kỹ nhãn mác, túi, khuy áo… trang phục của khách và đồng phục trước khi giặt.

Thực hiện việc giặt tay và giặt máy sao cho phù hợp. Thực hiện việc là quần áo của khách, đồng phục khách sạn, khăn bàn… Mang đồ vải sạch trả về kho quy định. Kiểm tra và làm sạch lưới lọc của máy giặt và máy sấy sau mỗi lần giặt. Thực hiện việc vệ sinh, lau chùi các dụng cụ trong phòng giặt.

Thực hiện việc vệ sinh chậu giặt, sàn, bàn trong phòng giặt cuối mỗi ca làm việc. Đảm bảo các thiết bị điện trong phòng giặt được tắt trước khi ra về. Thực hiện các công việc khác do giám sát, quản lý phân công.

Nhân viên đồng phục và đồ vải (Uniform & linen attendant)

Nhân viên đồ vải và đồng phục chịu trách nhiệm nhận, phân loại, đếm và cất giữ các đồ vải và đồng phục đã được giặt ủi vào kho. Kiểm tra số lượng đồng phục nhận về với số lượng đã giao cho bên nhà giặt. Vào sổ số lượng đồng phục bên Nhà giặt còn thiếu.

Nhận và giao đồ vải, đồng phục với bên giặt là, nhận và cấp phát đồ vải, đồng phục cho các bộ phận khác và nhân viên khách sạn, vào sổ giao nhận chính xác. Giúp kiểm kê tất cả các loại đồ vải, đồng phục và các dụng cụ của buồng phòng.

Nhân viên làm vườn (Gardener)

Nhân viên làm vườn chịu trách nhiệm trồng, chăm sóc hoa – cây cảnh, các loại rau củ quả. Vệ sinh, bảo quản công cụ, thiết bị làm vườn.

Nhân viên vệ sinh công cộng (Public Attendant)

Nhân viên vệ sinh công cộng chịu trách nhiệm vệ sinh các khu vực được phân công theo lịch hàng ngày. Vệ sinh các khu vực được phân công theo định kỳ. Giải quyết những yêu cầu, phàn nàn của khách. Bảo quản máy móc, thiết bị, dụng cụ. Thực hiện các công việc khác theo phân công của cấp trên.

Nhân viên trông trẻ (Baby Sitter)

Đề xuất riêng cho bạn: PMS là gì? Tính năng của PMS trong quản lý khách sạn.

Nhân viên trông trẻ chịu trách nhiệm trông nom, chăm sóc, chơi với trẻ. Giữ vệ sinh khu vực cho trẻ. Hỗ trợ tổ chức các sự kiện dành cho trẻ em của khách sạn.

Nhân viên phòng thay đồ (Locker Attendant)

Nhân viên phòng thay đồ chịu trách nhiệu đón khách đến phòng thay trang phục. Giới thiệu với khách mới về trang thiết bị cũng như tiện ích tại phòng thay trang phục. Đảm bảo phòng thay trang phục luôn sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn, bao gồm việc dọn dẹp tủ đồ, lau dọn sàn nhà, phòng tắm, bàn trang điểm, phòng xông hơi, bể xục khí…

Kiểm kê và thay mới thường xuyên trong ngày các vật dụng quy định trong tủ đồ và vật dụng khác để trong phòng thay trang phục. Báo cáo kịp thời tài sản mất và tìm thấy được của khách hàng kịp thời cho giám sát buồng phòng và bộ phận tiền sảnh. Làm các công việc khác được giao bởi trưởng bộ phận buồng phòng khi được yêu cầu.

Nhân viên cây cảnh (Landscape attendant)

Nhân viên cây cảnh chịu trách nhiệm chăm sóc, tưới cây cảnh, cắt tỉa lá cây vàng úa, bảo vệ cây, phòng ngừa những rủi ro do thời tiết, tác động ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây. Phun thuốc trừ sâu, phòng bệnh cho cây. Đến từng địa điểm trưng bày chăm sóc bảo dưỡng cây.

Nhân viên cắm hoa (Florist)

Nhân viên cắm hoa chịu trách nhiệm lên kế hoạch mua nguyên vật liệu – kiểm tra số lượng, chất lượng. Trang trí hoa theo yêu cầu và tiêu chuẩn khách sạn. Kiểm tra bình hoa đặt tại khu vực công cộng. Vệ sinh khu vực cắm hoa và thực hiện công việc khác theo yêu cầu của quản lý.

Nhân viên Butler
Nhân viên Butler

Nhân viên phục vụ riêng cho khách VIP (Butler)

Butler có nghĩa là Quản gia cao cấp hay nhân viên phục vụ riêng cho khách VIP chịu trách nhiệm đảm bảo dịch vụ 24/24, bất kể yêu cầu nào từ khách. Vị trí này chỉ có ở khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế.

Công việc thường ngày của Butler là chuẩn bị phòng trước khi khách đến, phục vụ nước uống/khăn lạnh, thay khách đặt chỗ nhà hàng, gọi xe taxi, đặt vé máy bay hay mang thức ăn lên phòng theo nhu cầu của khách. Butler cũng là người giữ trẻ, thu dọn hành lý, thu gom quần áo giặt là cho khách. Có thể nói Butler là tất cả trong một, vừa là lễ tân, phục vụ, buồng phòng, bellman….

Lộ Trình Thăng Tiến Trong Nghề Buồng Phòng

Lộ Trình Thăng Tiến Trong Nghề Buồng Phòng

Lộ Trình Thăng Tiến Trong Nghề Buồng Phòng

Những người theo nghề buồng phòng thường bắt đầu với vị trí nhân viên dọn phòng, nhân viên vệ sinh hay nhân viên giặt là. Bằng nỗ lực của bản thân, làm việc chăm chỉ và không ngừng học hỏi bạn sẽ vươn lên vị trí trưởng ca, giám sát, trưởng bộ phận, phó giám đốc, tổng giám đốc. Đây không phải là một hành trình dễ dàng, nhưng không gì là không thể nếu bạn có đủ quyết tâm và niềm đam mê nghề nghiệp.

Yêu Cầu Công Việc Trong Nghề Buồng Phòng

Đối với các vị trí nhân viên trong nghề buồng phòng thường không có yêu cầu cao về trình độ học vấn. Ví dụ đối với nhân viên buồng phòng, nhân viên vệ sinh công cộng, nhân viên chăm sóc cây cảnh, nhân viên giặt là … chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT, có sức khỏe tốt, làm việc chăm chỉ.

Đối với các vị trí giám sát thường yêu cầu kinh nghiệm, có chứng chỉ nghiệp vụ buồng phòng, biết tiếng Anh, tin học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý giám sát.

Đối với vị trí quản lý yêu cầu phải có bằng cao đẳng, đại học chuyên ngành du lịch khách sạn hoặc chuyên ngành liên quan, có chứng chỉ buồng phòng, có kinh nghiệm lâu năm. Tiếng Anh giao tiếp tốt, có kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đào tạo, làm việc nhóm, quản lý thời gian….

Mức Thu Nhập Nghề Buồng Phòng

Vị trí, chức danh Mức lương (VNĐ) Trưởng bộ phận buồng phòng (Executive Housekeeper ) 10 – 30+ triệu Giám sát buồng phòng (Houkeeping Supervisor) 8 – 12+ triệu Giám sát tầng (Floor Supervisor) 6 – 10+ triệu Giám sát vệ sinh công cộng (Public Supervisor) 6 – 10+ triệu Nhân viên dọn phòng (Room Attendant) 4 – 8+ triệu Nhân viên vệ sinh công cộng (Public Area Attendant) 4 – 8+ triệu Nhân viên kho vải/ Đồng phục (Linen/Uniform Attendant) 4 – 8+ triệu Nhân viên gặt là (Laundry Attendant ) 4 – 8+ triệu Nhân viên làm vườn / Diệt côn trùng (Gardener/ Pest Control) 4 – 8+ triệu Nhân viên trông trẻ (Baby Sitter) 4 – 8+ triệu Nhân viên điều phối (Order Taker) 4 – 8+ triệu Nhân viên phụ trách Minibar (Minibar Runner) 4 – 8+ triệu

Hỏi đáp nghề buồng phòng

Hỏi đáp nghề buồng phòng

Hỏi Đáp Nghề Buồng Phòng

Buồng phòng là gì?

Buồng phòng là công việc vệ sinh làm sạch phòng ngủ, phòng tắm, các khu vực công cộng của cơ sở lưu trú như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, villa… theo đúng tiêu chuẩn. Đảm bảo đem lại sự sạch sẽ và tiện nghi nhất cho khách hàng.

Buồng phòng tiếng Anh là gì?

Buồng phòng tiếng Anh là: Housekeeping

Buồng phòng khách sạn là gì?

Buồng phòng khách sạn là dọn phòng khách sạn và các khu vực khác như nhà hàng, tiền sảnh, spa, hàng lang… theo đúng tiêu chuẩn khách sạn đề ra.

Lương nhân viên buồng phòng khách sạn?

Lương nhân viên buồng phòng khách sạn giao động từ 4-7 triệu đồng/tháng, với các vị trí giám sát lương giao động từ 5-8 triệu. Lương Trưởng bộ phận buồng phòng khoảng 10-30 triệu.

Làm buồng phòng có cực không?

Làm buồng phòng hay bất cứ nghề nào cũng có cực nhọc, vất vả riêng. Với nghề buồng phòng bạn gần như không phải làm việc ngoài trời, không phải làm công việc nặng nhọc. Nhưng ngược lại, bạn phải làm việc theo ca, làm việc tỉ mẩn và chăm chỉ. Công việc buồng phòng cũng đáng để bạn theo đuổi, bạn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có cơ hội tiếp xúc với khách nước ngoài, có thêm thu nhập như tiền típ, tiền phí phục vụ.

Học buồng phòng
Học buồng phòng

Học buồng phòng ở đâu?

Có rất nhiều trường, nhiều trung tâm đào tạo nghiệp vụ buồng phòng, thời gian học không dài. Bạn nên tham gia một khóa học trước khi bắt đầu với nghề buồng phòng.

Địa chỉ đào tạo nghiệp vụ buồng phòng ở Hà Nội

1. Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

  • Địa chỉ: 236 Hoàng Quốc Việt – Phường Cổ Nhuế 1 – Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0789277892 – 3754 1936
  • Đào tạo: Nghiệp vụ lưu trú (CT 50) – Nghiệp vụ khách sạn (CT 90)
  • Thời gian học: hệ sơ cấp 4,6,9 tháng

Đọc thêm: Share HOUSEKEEPING là gì? Tất tật những điều cần biết về HOUSEKEEPING.

2. Trường Cao đẳng Văn Lang

  • Địa chỉ: 457 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Số điện thoại: 0789277892
  • Đào tạo: Nghiệp vụ lưu trú
  • Học phí: 3 triệu

3. Trường Trung cấp Kinh tế – Du lịch Hoa Sữa

  • Địa chỉ: 1118 Nguyễn Khoái, P.Lĩnh Nam, Q.Hoàng Mai, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0789277892 – 0789277892 – 0789277892
  • Đào tạo: Nghiệp vụ lưu trú (Buồng phòng)
  • Thời gian học: 6 tháng
  • Học phí: 3,5 triệu (gồm học phí + trang thiết bị dụng cụ)

4. Học viện Quốc tế CHM

  • Địa chỉ: 162A Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0789277892 | (024) 710 86161
  • Đào tạo: Quản lý buồng phòng – Tiếng Anh nghiệp vụ buồng phòng
  • Thời gian học: 2 tháng

5. Trường Trung cấp nghề du lịch Hà Nội

  • Địa chỉ: 143 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  • SĐT: 0789277892 – Hotline: 0789277892
  • Đào tạo: Nghiệp vụ lưu trú (buồng phòng)
  • Thời gian học: sơ cấp 3-6 tháng

Địa chỉ đào tạo nghiệp vụ buồng phòng ở TP. Hồ Chí Minh

1. Trường Trung cấp Việt Giao

  • Địa chỉ: 193 Vĩnh Viễn, Phường 4, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (028) 3927 0789277892 893
  • Đào tạo: Nghiệp vụ phục vụ phòng khách sạn

2. Trường Trung cấp du lịch và khách sạn Saigontourist

  • Địa chỉ: 23/8 Hoàng Việt, Phường 4, Tân Bình, TP.HCM
  • Số điện thoại: 0789277892 – 3811 7888
  • Đào tạo: Nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn (1), Nghiệp vụ buồng/ phòng (2)
  • Thời gian học: 4 tháng
  • Học phí: (1) 8 triệu, (2) 4,5 triệu

3. Trường Nghiệp vụ nhà hàng Thành phố

  • Địa chỉ: số 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh – 215 Võ Thị Sáu, phường 7, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 0789277892
  • Đào tạo: Nghiệp vụ Phòng
  • Học phí: Tuyển sinh không thu phí, có giới thiệu việc làm

4. Trường Trung cấp Phương Nam

  • Địa chỉ: số 23-25 Nguyễn Văn Vịnh, P. Hiệp Tân, P.Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0789277892 – 3961 6605
  • Đào tạo: Nghiệp vụ phòng
  • Thời gian: 3 tháng
  • Học phí: 2,5 triệu đồng

5. Trường Cao đẳng du lịch Vũng Tàu

  • Địa chỉ: Số 459 Trương Công Định, P.7, TP. Vũng Tàu
  • Số điện thoại: 0789277892 – 385 3334
  • Đào tạo: Nghiệp vụ lưu trú
  • Thời gian học: 3 – 6 tháng

6. Trường Cao đẳng du lịch Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 47, đường số 1, khu vực 3, Sông Hậu (Cồn Khương), P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
  • Số điện thoại: 0789277892 8
  • Đào tạo: Nghiệp vụ buồng (1), Nghiệp vụ bàn/ buồng/ lễ tân (2)
  • Thời gian học: 3 tháng cho lớp cấp CC sơ cấp nghề, 4-5 tuần cho lớp cấp chứng nhận
  • Học phí: (1) 2,5 triệu, (2) 1,2 triệu (lớp ban ngày)

7. Công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam

  • CS1: số 195 đường D2, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
  • CN Đà Nẵng: Số 2 – 4 Tiểu La – Phường Hòa Cường Bắc – Q. Hải Châu – Đà Nẵng
  • CN Nha Trang: Số 33, đường B1 Khu Đô Thị Vĩnh Điềm Trung – Xã Vĩnh Hiệp, TP. Nha Trang
  • CN Cần Thơ: Khu dân cư 91B – P. An Khánh – Q. Ninh Kiều – Cần Thơ
  • Hotline: 0789277892
  • Đào tạo: Nghiệp vụ phòng khách sạn
  • Thời gian học: 3 tháng
  • Học phí: 3 triệu

Địa chỉ đào tạo nghiệp vụ buồng phòng ở Đà Nẵng

1. Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 99 Tô Hiến Thành, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
  • Số điện thoại: (0236) 3940 946 – 3942 790
  • Đào tạo: Nghiệp vụ lưu trú

2. Trường Cao đẳng nghề Việt Úc

  • Địa chỉ: K476/8 Điện Biên Phủ – Thanh Khê – Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0789277892
  • Đào tạo: Nghiệp vụ lưu trú
  • Thời gian học: 6 tháng

3. Trường Cao đẳng du lịch Đà Nẵng

  • Địa chỉ: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tổ 69, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0789277892 7 – 0789277892
  • Đào tạo: Sơ cấp nghề nghiệp vụ buồng
  • Thời gian học: 3,5 tháng

4. Trường Cao đẳng Lạc Việt

  • Địa chỉ: 42 – 46 Phan Châu Trinh, Đà Nẵng
  • Hotline: 0789277892 – 0789277892
  • Đào tạo: Nghiệp vụ buồng phòng
  • Thời gian: 2-3 tháng

5. Trường đào tạo nghề du lịch Âu Việt Á

  • Địa chỉ: 298 Ngũ Hành Sơn – P. Mỹ An – Q. Ngũ Hành Sơn – TP. Đà Nẵng
  • CS Hội An: 33A Lý Thái Tổ – P. Sơn Phong – TP. Hội An – T. Quảng Nam
  • SĐT: 0789277892
  • Đào tạo: Nghiệp vụ buồng
  • Thời gian học: 4 tuần
  • Học phí: 4 triệu (gồm đồng phục + phí thực hành)

6. Trung tâm đào tạo Thành Công Việt

  • Địa chỉ: 120 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Hotline: 0789277892 – 0789277892
  • Học phí: 1.750.000 đồng

7. Trường Cao đẳng nghề du lịch Huế

  • Địa chỉ: 04 Trần Quang Khải, Huế
  • Số điện thoại: 0789277892 – 0789277892
  • Đào tạo: Nghiệp vụ lưu trú
  • Thời gian học: Hệ trung cấp – 1,5 năm

8. Trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam

  • Địa chỉ: Khối 7B, Điện Nam Đông – Điện Bàn – Quảng Nam
  • Số điện thoại: 0789277892 – 2214 053
  • Đào tạo: Nghiệp vụ buồng
  • Thời gian học: 2-6 tháng

9. Trung tâm dạy nghề Nghiệp vụ du lịch Khách sạn Quốc tế Yasaka Saigon Nha Trang

Địa chỉ: 18 Trần Phú, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Số điện thoại: 0789277892 7 – 0789277892

Video Nghề Buồng Phòng

Bộ Tiêu chuẩn Nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) – VTOS nghiệp vụ buồng phòng bao gồm các vị trí công việc từ Nhân viên dọn buồng cho tới Quản lý bộ phận buồng. Bộ tiêu chuẩn VTOS nghề Phục vụ buồng cũng được xây dựng phù hợp với hoạt động kinh doanh khách sạn ở địa phương.

Viết một bình luận