- Công dụng của sữa đậu nành
- Hướng dẫn cách làm sữa đậu nành bằng máy ngay tại nhà
- 1. Làm sữa đậu nành bằng máy làm sữa hạt
- Chuẩn bị nguyên liệu làm sữa đậu nành
- Làm sữa đậu nành bằng máy làm sữa hạt
- Những lưu ý khi làm sữa đậu nành bằng máy làm sữa hạt
- 2. Cách Làm sữa đậu nành mè đen bằng máy làm sữa hạt
- 3. Cách làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố
- Chuẩn bị nguyên liệu:
- 4. Cách làm sữa đậu nành bằng máy ép chậm
- Chuẩn bị nguyên liệu:
- Làm sữa đậu nành bằng máy ép chậm:
- Bảo quản sữa đậu nành tự nấu đúng cách
- Những điều “nên” và “không nên” khi uống sữa đậu nành
- Nên làm:
- Không nên làm:
Mục Lục
- 1 Công dụng của sữa đậu nành
- 2 Hướng dẫn cách làm sữa đậu nành bằng máy ngay tại nhà
- 2.1 1. Làm sữa đậu nành bằng máy làm sữa hạt
- 2.2 2. Cách Làm sữa đậu nành mè đen bằng máy làm sữa hạt
- 2.3 3. Cách làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố
- 2.4 4. Cách làm sữa đậu nành bằng máy ép chậm
- 3 Bảo quản sữa đậu nành tự nấu đúng cách
- 4 Những điều “nên” và “không nên” khi uống sữa đậu nành
- 4.1 Nên làm:
- 4.2 Không nên làm:
Hôm nay UNIE xin được giới thiệu cho các ban cách làm sữa đậu nành, sữa đậu nành mè đen thơm ngon bằng máy làm sữa hạt, hay bằng các loại máy khác như máy xay sinh tố, máy ép chậm một cách hết sức đơn giản ngay tại nhà. Vì sữa đậu nành là thức uống không mấy lạ lẫm đối với người Việt. Nhờ hương vị thơm ngon, ngậy béo cùng nhiều giá trị dinh dưỡng mà sữa đậu nành ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, việc mua sữa đậu nành ở các hàng, quán khiến bạn hoài nghi về chất lượng.
Bạn đang xem: cách làm sữa đậu nành bằng máy
Công dụng của sữa đậu nành
Trong sữa đậu nành có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, ví dụ như: protein, axit amin, kẽm, vitamin B1, B2, D, PP, K, F,… Nhờ đó, những người sử dụng sữa đậu nành đều đặn, thường xuyên sẽ thu về những lợi ích sức khỏe như:
- Hỗ trợ giảm cân: Sữa đậu nành nguyên chất chứa các acid béo không bão hòa đơn lại giàu chất xơ giúp bạn no lâu, không gây cảm giác thèm ăn.
- Cải thiện loãng xương: Sữa đậu nành hỗ trợ quá trình hấp thu canxi. Nhờ đó, một ly sữa đậu nành mỗi ngày giúp xương khớp của bạn chắc khỏe hơn.
- Tốt cho hệ tim mạch: Sữa đậu nành gồm nhiều chất béo bão hòa và không chứa cholesterol. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng: Những người có hàm lượng cholesterol trong máu cao, gặp vấn đề tim mạch, việc dùng sữa đậu nành thường xuyên bệnh tình có chiều hướng thuyên giảm.
- Làm đẹp da: Sữa đậu nành chứa một lượng lớn omega 3 và omega 6. Đây là 2 loại acid béo làm giảm quá trình lão hóa ở da, giúp da trắng hồng, rạng rỡ.
Hướng dẫn cách làm sữa đậu nành bằng máy ngay tại nhà
1. Làm sữa đậu nành bằng máy làm sữa hạt
Chuẩn bị nguyên liệu làm sữa đậu nành
- 50 gram hạt đậu nành
- 40 gram hạt lạc
- 2 chiếc lá nếp
- Một ít đường hoặc đồ tạo ngọt
Làm sữa đậu nành bằng máy làm sữa hạt
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu, bạn mang đậu nành đi rửa sạch, sau đó ngâm trong nước sạch từ 8 đến 12h, cách 3 tiếng thì bạn nên thay nước ngâm một lần, điều này tránh cho đậu nành lên men, khiến vị của sữa sẽ bị chua. Còn lạc thì bạn đem đi ngâm trong nước sạch khoảng 6 giờ, để ráo nước, sau đó mang đi rang chín và thơm.
- Bước 2: Cho hạt đậu nành và lạc đã đươc sơ chế vào cối xay của máy làm sữa hạt, đổ nước chạm đến vạch 1200ml, cho thêm một xíu muối. Bật chức năng sữa hạt được tích hợp sẵn trên máy, máy sẽ tự động xay và nấu sữa đậu nành.
- Bước 3: Khi máy đã hoàn thành công việc, bạn cho 2 chiếc lá nếp đã chuẩn bị vào sao cho lá nếp ngập trong sữa, tiếp tục đậy nắp lại trong từ 5 tới 10 phút để cho lá nếp ra mùi thơm hòa tan vào trong sữa.
- Bước 4: Cho thêm đường hay chất tạo ngọt vào sữa đậu nành và thưởng thức
Những lưu ý khi làm sữa đậu nành bằng máy làm sữa hạt
- Tỷ lệ hạt và nước: Khác với máy xay sinh tố phải lọc xác và bã trong sữa sau khi xay, từ đó gây hao hụt nguyên liệu. Máy làm sữa hạt sẽ xay rất mịn và nhuyễn, hoàn toàn không phải lọc xác và bã nên nguyên liệu khi làm sữa đâu nành bằng máy làm sữa hạt sẽ ít hơn 1 tý so với máy xay sinh tố.
- Chất xơ: Hạt đậu nành là ột trong những loại hạt chứa nhiều chất xơ nhất, máy làm sữa hạt chỉ có thể xay nhuyễn và mịn hơn chứ không thể làm mất đi chất xơ và chất bột ở trong hạt được, nếu bạn cho nguyên liêu quá tay thì sẽ cho cảm giác như uống bột hay ăn cháo, có thể khắc phục bằng cách lọc xác và bã qua 1 chiếc rây hoặc vải lọc
2. Cách Làm sữa đậu nành mè đen bằng máy làm sữa hạt
Xem thêm: Giá làm lại máy xe wave alpha bao nhiêu tiền? Cách làm máy xe wave rsx tốt nhất
Nguyên liệu làm sữa đậu nành mè đen:
- 40 gram mè đen
- 60 gram đậu nành
- Đường
- Đá viên
- Máy làm sữa hạt, rây, cốc
Làm sữa đậu nành mè đen bằng máy làm sữa hạt
- Bước 1: Sơ chế nguyên nguyên liệu, bạn đem mè đen và hạt đậu nành đi ngâm nước. Thời gian ngâm 1 đêm, tương đương khoảng 8 giờ đồng hồ. Loại bỏ hết tạp chất có trong hạt, bỏ hạt xấu, hạt lép đi rồi rửa sạch lại một lần nữa.
- Bước 2: Trút toàn bộ mè đen và đậu nành vào cối xay của máy nấu sữa hạt, chọn chế độ nấu sữa hạt. Lưu ý, bạn không nên cho quá 900 ml nước để sữa không quá loãng, sữa không tràn trong quá trình nấu. Máy làm sữa hạt sẽ tự động xay mà nấu chín hỗn hợp sữa đậu nành của chúng ta
- Bước 3: Thêm chút đường vào sữa và thưởng thức, có thể lọc sữa qua rây hoặc vải lọc để sữa loãng hơn.
3. Cách làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 500 gram đậu nành
- 5 lá dứa
- Đường (tùy khẩu vị)
- Đá viên
- Máy xay sinh tố, cốc, túi hoặc vải lọc
Làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu, bạn ngâm đậu nành từ 6 – 8 tiếng trong nước để hạt đậu nở ra, mềm hơn. Tiến hành vớt đậu, rửa sạch và để ráo.
- Bước 2: Cho đậu nành vào máy xay sinh tố cùng 1.5l nước và xay thật nhuyễn.
- Bước 3: Dùng túi lọc, lọc và lấy hết phần tinh chất sữa đậu nành, bỏ xác và bã.
- Bước 4: Đem phần nước cốt của sữa đậu nành rót vào nồi và đem đi nấu chín, nên đun dưới ngọn lủa nhỏ, sau khi sữa sôi thì thì tắt bếp
- Bước 5: Rót sữa đậu ra cốc, thêm đường và thưởng thức. Sữa đậu có thể uống nóng, uống lạnh tùy sở thích, thời tiết.
4. Cách làm sữa đậu nành bằng máy ép chậm
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 kg đậu nành
- Đường
- Đá viên
- Máy ép chậm, nồi, muôi, cốc,…
Làm sữa đậu nành bằng máy ép chậm:
- Bước 1: Đậu nành bạn ngâm trong nước ấm khoảng 1.5 giờ, loại bỏ hạt lép, hạt xấu. Khi thấy hạt đậu mềm, dễ tách vỏ thì vớt ra. rửa sạch, để ráo.
- Bước 2: Đổ đậu nành vào máy ép chậm, tiến hành ép đậu nành. Lưu ý rằng: bạn nhớ chia đậu nành thành nhiều mẻ. Dùng máy ép chậm tiện lợi ở chỗ tinh chất sữa đậu nành và xác đậu sẽ tách riêng, bạn không cần lọc sữa đậu.
- Bước 3: Đem phần tinh chất sữa đậu nành đổ vào nồi và nấu chín dưới ngọn lủa nhỏ, có thể cho thêm nước để sữa loãng hơn.
- Bước 4: Rót sữa ra cốc, thêm đường, thêm đá và thưởng thức.
Tham khảo thêm: Làm sao để lông mày rậm cho nam giới?
Bảo quản sữa đậu nành tự nấu đúng cách
Sữa đậu nành tự làm sẽ không có chất bảo quản nên bạn khó có thể giữ sữa được lâu. Sau khi sữa nguội, bạn nhanh chóng rót sữa vào chai thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thời gian bảo quản tối đa là 24 giờ.
Bạn tuyệt đối không bảo quản sữa đậu nành bằng phích nước hay bình giữ nhiệt. Điều này sẽ làm sữa đậu nành biến chất, có vị chua.
Những điều “nên” và “không nên” khi uống sữa đậu nành
Nên làm:
- Sữa đậu nành được khuyên dùng thường xuyên để đem đến những giá trị “vàng” cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống sữa đậu nành 2 lần/ ngày, mỗi lần không quá 250 ml.
- Thời điểm thích hợp nhất để uống sữa đậu nành là: dùng vào buổi sáng, có thể kết hợp với bữa sáng; trước khi đi ngủ 1 – 2 giờ đồng hồ.
Không nên làm:
- Với sữa đậu nành, bạn chỉ nên uống khi đã đun loại sữa này thật kỹ. Sữa đậu nành chưa chín có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
- Mặc dù sữa đậu nành chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên thay thế hoàn toàn sữa bò. Đặc biệt với các bé dưới 5 tuổi, bạn vẫn cho bé uống các sản phẩm làm từ sữa bò, sữa đậu nành chỉ là thức uống kết hợp.
- Bạn lưu ý không nên pha sữa đậu nành cùng đường đỏ. Và khi uống sữa đậu nành, bạn tuyệt đối không kết hợp ăn kèm các món làm từ trứng. Để bảo vệ đường ruột, trước và sau 1 giờ uống sữa đậu nành, bạn không ăn những loại hoa quả, thức ăn giàu acid, ví dụ như: cam, quýt,…
- Khi điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, bạn không uống sữa đậu nành. Đặc biệt chú ý những người mắc bệnh như: gút, tiểu đêm, thận hư,… cũng hạn chế tối đa sữa đậu nành.
- Sản phẩm do chính tay mình làm ra bao giờ cũng chất lượng và yên tâm đúng không? UNIE hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có những ly sữa đậu nành thơm ngon, dinh dưỡng phục vụ gia đình. Thường xuyên ghé trang web của UNIE để cập nhật những công thức nấu ăn thú vị bạn nhé.
Xem thêm: Máy làm sữa hạt là gì, Nên mua máy làm sữa hạt loại nào vào năm 2020
4 cách làm sữa hạt macca kết hợp với nhiều loại nguyên liệu