Ứng Dụng Bê Tông Tạo Bọt Trong Xây Dựng Nền Đường

Bê tông tạo bọt là loại vật liệu xây dựng mới nhưng nhờ ưu điểm rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng nên ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Trong xây dựng giao thông, bê tông tạo bọt còn được ưu tiên ứng dụng rộng rãi để làm nền đường.

GIỚI THIỆU VỀ BÊ TÔNG TẠO BỌT

Gạch bê tông bọt là gì? Cách phân biệt | Giá bao nhiêu?

Bê tông tạo bọt là loại hỗn hợp bê tông có chứa bọt với hàm lượng bọt có thể chiếm tới 75% thể tích của bê tông.

Về hình thức, bê tông tạo bọt có 2 dạng là: dạng vữa và dạng khô. Ở dạng vữa, bê tông tạo bọt dễ chảy như cháo loang, còn ở dạng khô là khi đã thành hình chữ nhật, tỷ trọng đạt được khoảng 400-1600/m3 với độ chịu nén từ 1MPa tới 15MPa.

Về cấu tạo, bê tông tạo bọt có cấu trúc gồm các hạt bọt khí được liên kết với nhau bằng xi măng. Đặc điểm cấu tạo này tạo nên những đặc tính nổi trội sau:

  • Có khả năng nổi trên bề mặt nước sau nhiều ngày.
  • Chịu được thời tiết đông giá.
  • Khả năng cách âm và cách nhiệt cực tốt.

ỨNG DỤNG BÊ TÔNG TẠO BỌT TRONG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG

Phân biệt các loại gạch bê tông nhẹ - gạch không nung trên thị trường

Trong xây dựng dân dụng thì bê tông tạo bọt thường được sử dụng để làm vật liệu và cấu kiện chịu lực, cách nhiệt. Trong xây dựng giao thông, bê tông tạo bọt thường được sử dụng để đắp nền đường, nền đầu cầu, chống sụt trượt đường ô tô và làm vật liệu chống ồn.

Bê tông tạo bọt là loại vật liệu đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới và dần dần xam nhập vào Việt Nam với xu hướng mạnh mẽ. Được sử dụng phổ biến trong xây dựng dân dụng và các công trình giao thông hiện nay

Bản chất của bê tông tạo bọt là trong quá trình sản xuất, thợ thi công đã tăng độ rỗng trong cốt liệu hoặc trong vừa để làm giảm khối lượng thể tích. Sự có mặt của các lỗ rỗng sẽ làm giảm cường độ của bê tông tạo bọt so với bê tông thông thường.

Bê tông tạo bọt được đánh giá qua các tính chất sau: khối lượng thể tích, cường độ chịu nén, cường độ kết dính với cốt thép, modun đàn hồi, hệ số dẫn nhiệt, độ ẩm, độ hút nước và độ co ngót.

Nhờ các tính chất và đặc điểm nổi trộ mà vật liệu bê tông tạo bọt đã thích ứng nhiều trong việc xây dựng các công trình giao thông vận tải. Cụ thể là làm vật liệu để đắp nền đường, làm nền đường đắp trên cầu yếu, nền đường thông thường, nền đường đắp cao, nền đường đầu cầu…

Sau khi thực hiện các thí nghiệm và đưa ra chỉ tiêu cơ lý để đánh giá chất lượng của bê tông tạo bọt thì nó đã được thử nghiệm và ứng dụng làm nền đường đắp theo hình thức đổ tại chỗ. Các nhà khoa học của Viện KH&CN; GTVT đã kết luận rằng bê tông tạo bọt với điều kiện thực tế tại Việt Nam thì nên áp dụng rộng rãi để đem lại hiệu quả cao trong xây dựng các công trình giao thông

Viết một bình luận