Chắc hẳn các bạn đã biết về marketing, PR, Quảng cáo một sản phẩm nào đó nhằm mang thương hiệu sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, marketing Xuất khẩu cũng vậy. Chúng ta đã quá quen với marketing trong nước, vậy nếu mua bán hàng hóa quốc tế thì marketing cho hàng xuất khẩu như thế nào?
Bài viết này Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ giúp bạn tìm hiểu khái quát về Marketing Xuất khẩu là gì và quy trình cơ bản làm Marketing Xuất khẩu.
Bạn đang xem: chiến lược marketing xuất khẩu là gì
>>>>> Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
1.Marketing Xuất Khẩu (Export Marketing) là gì?
Marketing Xuất khẩu là hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Như vậy, Marketing xuất khẩu khác Marketing nội địa bởi vì nhân viên tiếp thị (marketer) phải nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả chính trị, luật pháp, môi trường VH-XH đều khác với các điều kiện, môi trường trong nước, buộc doanh nghiệp phải thay đổi chương trình Marketing trong nước của mình nhằm để đưa hàng hóa thâm nhập thị trường nước ngoài.
Đối với shop và nhà hàng cho khách nước ngoài, cách marketing xuất khẩu gần giống với marketing nội địa. Cái khó là kênh tiếp thị thay đổi theo ngôn ngữ và văn hóa của từng nhóm khách hàng phân theo quốc gia. Khách Hàn thích dùng Never để search thay vì dùng Google, khách Nga dùng Yandex. Còn khách Nhật thì ưa dùng quyển Sketch để tìm nhà hàng và dịch vụ. Vì vậy nên số Agency nhận làm marketing cho đối tượng này chỉ đếm trên đầu ngón tay.
2.Quá trình tiến hành marketing xuất khẩu
Bước 1: Phân tích điểm mạnh yếu: Mục tiêu là để khẳng định Công ty có đủ điều kiện để xuất khẩu hay không?, trước khi đi đến những quyết định có thể gâylãng phí công sức. Ðiều quan trọng là trong phân tích phải chú ý đến kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân, lĩnh vực được nhà nước khuyến khích để được hưởng ưu đãi của chính phủ, phải làm rõ mục tiêu lớn của xuất khẩu là hướng về thị trường mục tiêu, cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với khả năng tài chính, kỹ thuật và đội ngũ cán bộ.
Bước 2: Phân tích và nhận biết sản phẩm dành cho xuất khẩu, mục đích là tìm ra những sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ trên thị trường mà Công ty có khả năng sản xuất.
Tham khảo thêm: Chia sẻ Digital Marketing Manager là gì?
Bước 3: Nhận biết được thị trường xuất khẩu tiềm năng.
Bước 4: Xếp hạng thứ tự ưu tiên thị trường tiềm năng.
Bước 5: Phân tích tỉ mỉ để đưa ra quyết định chọn thị trường xuất khẩu.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch Marketing xuất khẩu.
3.Những điểm cần ghi nhớ đối với nhà marketing xuất nhập khẩu
Trước khi quyết định xuất khẩu phải chọn cẩn thận sản phẩm mà thị trường mục tiêu có thể chấp nhận trên cơ sở nghiên cứu tại bàn (Desk Research)
Khi đã quyết định chọn thị trường nào thì phải tổ chức nghiên cứu thực tế (Field Research)
Ở chuyến đi đầu tiên ra thị trường nước ngoài không nên bắt đầu bằng mục tiêu kinh doanh ngay mà nên phục vụ cho việc chuẩn bị chiến lược thâm nhập thị trường về sau.
Ðánh giá tất cả những thông tin nhận được sau đó phát thảo ra chiến lược Marketing và xây dựng kế hoạch Marketing.
Nên xem: Chia sẻ Email marketing là gì? Hướng dẫn cơ bản về tiếp thị Email mới nhất 2021
Ðạt được vị trí vững chắc có hiệu quả trên thị trường nước ngoài trên một cơ sở dài hạn, quá trình này đòi hỏi nhiều tốn kém cho nên cần phải có đủ kinh phí cho hoạt động Marketing xuất khẩu.
Nhà xuất khẩu phải đảm bảo đòi hỏi của người mua hàng trước khi hứa thực hiện đơn đặt hàng, đồng thời đảm bảo giao hàng đúng chất lượng, đúng hạn như hợp đồng, giá cả phù hợp.
Nên nghiên cứu tốt khách hàng để tổ chức sản xuất và bán hàng phù hợp với yêu cầu của họ.
Một số sản phẩm sớm bị lỗi thời trên thị trường thế giới, vì vậy nhà xuất khẩu phải ý thức vấn đề này, phải làm cho sản phẩm theo kịp xu thế phát triển của thế giới.
Thị trường thế giới là một thị trường có phân khúc cao (trừ một vài sản phẩm đặc biệt) nên nhà xuất khẩu thuộc lòng điều này trước khi thực hiện việc nghiên cứu thị trường.
Mong rằng thông tin về hình thức marketing Xuất khẩu này sẽ hữu ích với bạn khi thực hiện mua bán hàng hóa quốc tế! hoc ke toan thuc hanh
Bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về lớp học xuất nhập khẩu thực tế, bạn có thể tham gia Khóa học tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học xuất nhập khẩu thực tế ngắn hạn được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam!