Mách bạn Thế nào là chiến lược thương hiệu? Tiêu chí của thương hiệu mạnh

Để có thể hiểu được về chiến lược thương hiệu, khái niệm thương hiệu cần được hiểu một cách trọn vẹn nhất. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng, màu sắc, hay câu khẩu hiệu. Đó là những thành phần cấu tạo nên thương hiệu, nhưng bản thân chúng chưa đủ tạo nên thương hiệu. Vậy thực chất thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về Thương hiệu. David Ogilvy – Cha đẻ của ngành quảng cáo đã định nghĩa Thương hiệu là “tập hợp của những yếu tố định tính của sản phẩm.” Theo khía cạnh kiểm toán, thương hiệu là “nhãn hiệu và tất cả các giá trị liên quan”; trong khi đó, nhiều nhà quản trị định nghĩa thương hiệu chính là “nhận thức về nhãn hiệu trong tâm trí của khách hàng.”

Bạn đang xem: chiến lược xây dựng thương hiệu là gì

Thương hiệu có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng về bản chất thương hiệu có mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng; thương hiệu là khái niệm được hình thành trong suy nghĩ của khách hàng.

Chiến lược thương hiệu là gì?

Về bản chất, chiến lược thương hiệu là việc xây dựng và quản trị những khái niệm và suy nghĩ của khách hàng nhằm tạo nên một hình ảnh mang ý nghĩa tích cực cho nhãn hiệu. Chiến lược thương hiệu là một bản kế hoạch dài hạn được lập ra nhằm xây dựng thương hiệu với nhiệm vụ đạt được các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Chiến lược thương hiệu khác với chiến lược Marketing và chiến lược bán hàng.

Các tiêu chí tạo nên một chiến lược thương hiệu mạnh

Có mục đích rõ ràng

Xác định mục đích mà thương hiệu được ra đời là một trong những bước đầu tiên trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu. Hiểu rõ mục đích (hay còn được hiểu là động lực giúp bạn thức dậy mỗi sáng đi làm) giúp thương hiệu tập trung hơn trong việc tạo ra các giá trị khác biệt cho khách hàng, trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, và định hướng cho tất cả các hoạt động của thương hiệu. Mục đích, hay còn gọi là sứ mệnh của thương hiệu, cần có tính cao cả, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, và có khả năng giải quyết một hay nhiều vấn đề cụ thể của khách hàng. Ví dụ, sứ mệnh của IKEA không chỉ là sản xuất đồ nội thất chất lượng, mà còn để “làm cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày.”

Tính nhất quán

Nên xem: Bạn có biết Công ty thiết kế nội thất sunidgroup

Sự nhất quán đối với các giá trị cốt lõi của thương hiệu trong thông điệp truyền tải tới khách hàng, các yếu tố nhận diện thương hiệu trên website, mạng xã hội, tại cửa hàng, cách nhân viên tư vấn và trả lời khách hàng, phản ứng của thương hiệu trước các vấn đề xã hội…giúp thiết lập một tiêu chuẩn chung dễ nhận biết cho thương hiệu và tránh gây sự nhầm lẫn cho khách hàng. Sự nhất quán giúp làm tăng độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Coca-Cola là một ví dụ tiêu biểu cho một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thế giới, nhờ các yếu tố trong hoạt động Marketing luôn phối hợp với nhau một cách hài hòa. Sao Kim giúp thương hiệu doanh nghiệp có được tính nhất quán cao bằng cách xây dựng bản hướng dẫn sử dụng thương hiệu (brand guidelines). Xem sản phẩm chúng tôi đã làm tại đây.

Cảm xúc

Theo nhiều nghiên cứu định tính, khách hàng dựa nhiều vào cảm xúc khi đưa ra các quyết định mua hàng. Tâm lý học cũng chứng minh con người có xu hướng thân thiết với những người có cùng giá trị và niềm tin, hoặc gia nhập những hội nhóm có chung một sở thích. Kim tự tháp Maslow về các nhu cầu cơ bản của con người cũng chỉ ra rằng nhu cầu giao lưu tình cảm, giao lưu hội nhóm nằm ở vị trí giữa tháp. Điều này có nghĩa rằng thương hiệu cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ về mặt cảm xúc với khách hàng. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng quan hệ và tăng độ trung thành của khách hàng. Ví dụ, những người chuộng các sản phẩm của Apple không mua Iphone về các tính năng của nó. Họ mua vì sự yêu thích thương hiệu hình thành từ các trải nghiệm tích cực có được với Apple.

Sự phù hợp

Doanh nghiệp không nên sử dụng quá nhiều giá trị cốt lõi và điểm khác biệt hoặc chạy theo đối thủ cạnh tranh. Các giá trị cốt lõi phải thực sự phù hợp với quy mô, phạm vi kinh doanh, thế mạnh cạnh tranh, và văn hóa của doanh nghiệp. Năng lực xây dựng chiến lược thương hiệu cùng khả năng xác định cơ hội và xu hướng trên thị trường giúp Sao Kim xây dựng thành công chiến lược phù hợp cho nhiều thương hiệu.

Tính linh hoạt

Trong một thời đại mà môi trường kinh doanh biến đổi từng ngày, chiến lược thương hiệu cần có khả năng thích nghi để duy trì sự phù hợp. Tính linh hoạt cho phép thương hiệu tối đa hóa khả năng sáng tạo trong các chiến dịch truyền thông, và giúp việc mở rộng danh mục sản phẩm hoặc tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu mới một cách dễ dàng hơn. Để duy trì tính nhất quán và gia tăng tính linh hoạt cho thương hiệu của bạn, hãy liên hệ với Sao Kim ngay hôm nay. Chúng tôi sở hữu tư duy chiến lược cùng năng lực sáng tạo giúp thương hiệu cải thiện vị thế cạnh tranh qua các hoạt động truyền thông Marketing.

Nhân viên

Nhân viên là một kênh truyền thông tuyệt vời nhưng ít khi được chú trọng đến. Mỗi nhân viên của bạn có thể được coi là một đại sứ thương hiệu. Mạng internet giúp sự truyền tải thông tin dễ dàng hơn và ngày càng có nhiều khách hàng dựa vào các đánh giá về hiểu biết, phong cách, thái độ của nhân viên để đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng thương hiệu. Việc đào tạo nội bộ về các giá trị cốt lõi sẽ giúp nhân viên có được giọng điệu, hành xử giống như tính cách mong muốn của thương hiệu, qua đó giúp truyền tải tới khách hàng thông điệp đúng đắn nhất.

Kết luận

Nên xem: Kiến thức mới Hoàn công xây dựng là gì ? Tại sao xây nhà phải làm thủ tục hoàn công

Trái với suy nghĩ truyền thống rằng Thương hiệu là một chức năng của Marketing, tại Sao Kim, nơi có triết lý coi thương hiệu là nền tảng cốt lõi, quy định tất cả các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, chúng tôi đã giúp nhiều doanh nghiệp xây dựng chiến lược thương hiệu khác biệt, củng cố vị trí trên thị trường, và đạt được các mục tiêu kinh doanh khác nhau. Liên hệ với các chuyên gia thương hiệu tại Sao Kim ngay hôm nay để nhận dịch vụ tư vấn bài bản nhất.

Nguồn: Sao Kim branding

Chuyên gia xây dựng thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

  • 5 Bước để triển khai xây dựng thương hiệu mạnh hiệu quả
  • 4 bước đánh giá nhanh hiện trang thương hiệu doanh nghiệp

Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:

Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim

Facebook: Sao Kim Branding

Case study Behance: Sao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #ThietKeLogo #Logo

Viết một bình luận