“Cá mập”, “tay to”, “chim lợn”, “bìm bịp” trên chứng trường là gì?

[CAPA] Nếu như bò và gấu là những linh vật phổ biến nhất của TTCK và mang tính toàn cầu, thì NĐT chứng khoán Việt Nam cũng có những biểu tượng châm biếm riêng đó là “bìm bịp” và “chim lợn”

Người châu Á có 12 con giáp để tính năm, tính tuổi, người phương Tây cũng có 12 cung nhận diện tính cách, số phận. Trên thị trường chứng khoán (TTCK) cũng có một số con vật mang tính hình tượng vừa có tác dụng biểu đạt diễn biến vừa là dấu hiệu để nhận biết xu hướng.

Bạn đang xem: chim lợn trong chứng khoán là gì

CAPAPHAM

Hai con vật tiêu biểu nhất của TTCK chính là bò (bull) và gấu (bear). Hình tượng con bò tượng trưng cho xu hướng tăng (bull market) và những điều thuận lợi của TTCK, được sử dụng để làm các kỷ vật, món đồ lưu niệm liên quan đến lĩnh vực chứng khoán. Đối với nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán kỳ cựu, bức tượng bò và gấu đặt phía trước Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (Hose) là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc.

Hình tượng bò và gấu chiến đấu với nhau quyết liệt là cách mô tả súc tích về TTCK có tăng, có giảm và đây là một cuộc chiến khốc liệt, dai dẳng, có thắng, có thua, anh dũng xen lẫn đau thương…

Những lúc tưởng chừng như bò thắng thế, nhưng cuối cùng lại trúng phải cú tát chí mạng của gấu là hình ảnh cho việc TTCK có xu hướng tăng nhưng cuối cùng lại giảm mạnh, người ta gọi đó là “bẫy tăng giá” (bulltrap).

Ngược lại với diễn biến này là beartrap, tức là thị trường ban đầu có dấu hiệu giảm, nhưng sau đó lại tăng mạnh, mang màu sắc tích cực. Nhưng hơi lạ là NĐT chứng khoán ít nói về beartrap, nên bulltrap vẫn chiếm ưu thế.

Có lẽ điều gì kịch tính, đau thương cho dù có tiêu cực một chút nhưng người ta cũng nhớ lâu hơn chăng? Còn khi có lãi, nhiều người thường vui vẻ và quên hết những khó nhọc trước đó.

Đáng xem: Mách bạn Chỉ số EPS là gì? Phân loại & cách tính EPS chuẩn nhất

Nếu như bò và gấu là những linh vật phổ biến nhất của TTCK và mang tính toàn cầu, thì NĐT chứng khoán Việt Nam cũng có những biểu tượng châm biếm riêng đó là “bìm bịp” và “chim lợn”. 2 loài này không tượng trưng cho diễn biến, biểu đồ của thị trường mà là cách để mô tả trạng thái tâm lý của các NĐT.

Khi thị trường tăng giá, công ty chứng khoán công bố báo cáo tích cực, nhân viên môi giới hô hào mua vào, các diễn đàn nói toàn những điều lạc quan, NĐT chứng khoán gọi là “bìm bịp kêu đồng loạt”.

Chim lợn được xem là loài chim báo hiệu sự xui xẻo, nên cũng tượng trưng cho tâm lý bi quan của thị trường. Khi từ sàn chứng khoán cho đến diễn đàn, rồi cả mạng xã hội đều nói về cái sự “xuống” của thị trường, đó là trạng thái “chim lợn eng éc kêu”. NĐT nào thường quá lạc quan hay quá bi quan cũng bị cho là… cầm tinh bìm bịp/chim lợn, kiểu như “thị trường đang tăng mà sao anh cứ suốt ngày chim lợn”, hoặc buổi sáng khi thị trường tăng xu hướng lạc quan thấy rõ, nhưng đến chiều giảm trở lại có câu hỏi “bìm bịp đâu rồi?”, hay “chim lợn đã vùng lên làm thịt bìm bịp”…

Ông Hoàng Thạch Lân, Giám đốc môi giới Công ty chứng khoán MHBs đúc kết: Đã là NĐT chứng khoán thì không nên yêu/ghét chim lợn/bìm bịp, mà phải biết lắng nghe tiếng kêu của chúng để có thể kiếm tiền trên thị trường. Có một điểm khá thú vị là ông Lân đã từng có lúc được các diễn đàn chứng khoán gọi là “chim lợn chúa” bởi những nhận định rất tâm huyết nhưng nhiều khi lại mang màu sắc bi quan của mình.

Ngoài động vật trên đất liền, trên không, giới chứng khoán còn có hình tượng liên quan đến cả động vật dưới nước đó là… cá mập.

Cá mập là những NĐT “mạnh tiền” và có thể tụ thành bầy để “làm thịt” con mồi là các NĐT non kinh nghiệm. Nếu vũ khí của cá mập trên đại dương là hàm răng sắc bén, thì vũ khí của “cá mập chứng khoán” chính là khả năng thao túng giá cổ phiếu (CP), tung các thông tin nội gián, “làm loạn” thị trường.

Thời đỉnh cao của các cá mập chính là giai đoạn 2009-2010 khi các CP có dấu hiệu thao túng, làm giá xuất hiện nhan nhản trên TTCK. Cũng vì quá lộng hành mà đã có những cá mập phải sa vòng lao lý như trường hợp của CEO Dược Viễn Đông là ông Lê Văn Dũng.

Ngoài cá mập hung dữ TTCK cũng có những cá voi to lớn, hiền lành. Nếu như ngư dân thường gọi cá voi là “Ông Nam Hải” vì loại cá này có thể cứu người gặp nạn và mang điềm lành cho những người đi biển, thì cá voi trên TTCK cũng đem lại những điều tốt đẹp cho các NĐT.

Đề xuất riêng cho bạn: Share 80 Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành chứng khoán

Những công ty có quy mô lớn, vị thế đầu ngành, làm ăn hiệu quả như Vinamilk (VNM), Dược Hậu Giang (DHG), PVGas (GAS), Hòa Phát (HPG)… cũng giống như cá voi trên đại dương chứng khoán vậy. Đầu tư vào những công ty này, cổ đông có thể yên tâm về lợi nhuận, bên cạnh đó sự minh bạch, thân thiện từ phía lãnh đạo công ty. Những cá voi này cũng rất to lớn nên cá mập cũng không thể manh động tấn công, hay cũng chẳng có “thủy thủ” nào đủ sức đứng ra “đánh bắt” hay lèo lái theo ý của mình.

Năm nay là năm con ngựa, nhiều hình ảnh, sự kiện trên TTCK cũng có nét tương đồng với con vật này. Khi nói đến hình ảnh ngựa phi nước đại, ngoài yếu tố tốc độ, người ta còn cảm nhận được sự dũng mãnh, sức bền của loài động vật này.

Mặc dù gặp không ít khó khăn trong những năm gần đây, nhưng một số công ty vấn tiếp tục đạt được mức độ tăng trưởng về thị phần, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này đã thu hút, gia tăng kỳ vọng của NĐT và giá CP vẫn tăng lên đều đặn. Hình ảnh “ngựa về ngược” cũng xuất hiện rất nhiều trên TTCK vào nửa cuối năm 2013 khi nhiều công ty từ chỗ làm ăn yếu kém, thua lỗ sau khi tái cơ cấu hoạt động đã có lãi trở lại. CP của các công ty này từ chỗ chìm nghỉm sau một thời gian dài bỗng bật dậy tăng giá liên tục.

Một hình ảnh cũng liên quan đến con ngựa nhưng nhiều người không thích cho lắm là… ngựa chứng. Đó là những công ty niêm yết liên tục vi phạm các quy định về công bố thông tin, minh bạch tài chính, bất chấp cổ đông chỉ trích, báo giới lên tiếng và cơ quan quản lý xử phạt.

Cũng có trường hợp những công ty làm ăn tương đối tốt, nhưng lãnh đạo lại thiếu tôn trọng cổ đông, đi ngược lại với mô hình hoạt động của công ty đại chúng. Nếu ví von những công ty này giống như “ngựa chứng” cũng không có gì quá đáng.

ảnh “ngựa vằn” cũng xuất hiện khá nhiều trên thị trường tài chính những năm gần đây. Ngựa vằn, hay “mặc áo đội Juventus” là cách dí dỏm của giới đầu tư chứng khoán để nói về các cá nhân rơi vào vòng lao lý do các hành vi trục lợi, lừa đảo. Ngoài những sự việc gây chấn động cũng có những tin đồn liên quan đến “ngựa vằn” gây hoang mang cho TTCK và cuối cùng đã bị cơ quan an ninh truy ra và xử lý.

Một thương vụ M&A gấy chấn động không chỉ trong ngành chứng khoán mà còn cả giới công nghệ, đó là việc Microsoft mua lại Nokia với giá 7,2 tỷ USD. Một tình tiết khiến nhiều người chú ý là CEO của Nokia, ông Stephen Elop, trước kia là người của Microsoft, sau khi Microsoft hoàn tất việc mua lại Nokia ông Elop cũng quay lại công ty cũ để nhận thêm chức chủ tịch đứng đầu bộ phận thiết bị và dịch vụ.

Giả thiết được đặt ra ở đây là phải chăng Microsoft đã có ý định thôn tính Nokia từ rất lâu và đến năm 2008 đã bí mật “cử” ông Elop sang Nokia làm việc để tìm hiểu kỹ lưỡng về người khổng lồ di động của Phần Lan để chuẩn bị cho cú chốt hạ trong năm 2013? Câu chuyện này cũng có nhiều nét tương tự như sự tích con ngựa thành Troy nổi tiếng của Hy Lạp.

Mong rằng, giới đầu tư chứng khoán năm 2014 sẽ có nhiều ngựa phi nước đại, ngựa về ngược, hạn chế ngựa chứng, ngựa vằn và lâu lâu cũng có thể xuất hiện những câu chuyện như “Ngựa thành Troy” để thị trường thêm thú vị.

Viết một bình luận