Mách bạn Chu kỳ kinh doanh là gì? Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

Chu kỳ kinh doanh là gì?

Theo wikipedia, chu kỳ kinh doanh (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế) là sự biến động của GDP (tổng sản phẩm nội địa) thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng).

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, chu kỳ kinh doanh là quá trình diễn ra hoạt động mở rộng sản xuất, phát triển sau đó là giai đoạn giảm sút, thu hẹp và cuối cùng là phục hồi, mở rộng. Quá trình này có độ dài ngắn khác nhau và diễn ra liên tục.

Bạn đang xem: chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là gì

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp sẽ có vòng đời riêng và có tính chu kỳ. Trong giai đoạn kể từ khi hình thành và phát triển doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các thử thách riêng. Cụ thể:

Giai đoạn hình thành

Đây là giai đoạn khởi đầu quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp sẽ nghiên cứu ra các ý tưởng kinh doanh, bị nguồn vốn và nguồn lực để thực hiện các dự định đó. Các thách thức mà doanh nghiệp cần đối mặt:

– Làm thế nào để khách hàng biết đến sản phẩm và dịch vụ của mình và đồng ý thử nghiệm?

– Công ty có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư cho hoạt động sản xuất, quảng bá sản phẩm, trang trải cho các nhu cầu cần thiết trong giai đoạn đầu thành lập?

– Kế hoạch kinh doanh dài hạn khi kết quả kinh doanh tốt…

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp luôn biến động

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp luôn biến động

Giai đoạn phát triển

Đề xuất riêng cho bạn: Share Ngành nghề kinh doanh tiếng Anh là gì?

Ở giai đoạn này các doanh nghiệp bắt đầu cung cấp sản phẩm và dịch vụ ra bên ngoài thị trường. Để được khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ của mình, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh công tác truyền thông, đưa ra các chương trình khuyến mại… Thông thường ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải bỏ ra khá nhiều chi phí nhưng phần lợi nhuận thu được không cao.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí:

– Trong thời gian ngắn hạn, doanh nghiệp có đạt được điểm hòa vốn và có thể tích lũy nguồn tài chính đủ để chi trả các chi trả chi phí nhân lực, sửa chữa, thay thế tài sản không?

– Doanh nghiệp có đủ nguồn tài chính để duy trì hoạt động kinh doanh và tăng trưởng tài chính đến quy mô lớn?

Giai đoạn trưởng thành

Bước sang giai đoạn này, doanh nghiệp đã chứng minh được năng lực của mình thông qua việc có được số lượng khách hàng ổn định và sản phẩm, dịch vụ của họ tốt để có thể duy trì được khách hàng.

Trong giai đoạn này doanh nghiệp phải đưa ra quyết định có nên mở rộng quy mô hoạt động của công ty hay duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại để có lợi nhuận. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức quản lý phù hợp trong giai đoạn phình to cả về quy mô nhân sự và quy mô doanh thu của mình.

Giai đoạn suy thoái

Đây là giai đoạn không mong muốn nhất của doanh nghiệp. Các sản phẩm được sản xuất ra nhưng không bán được, các dịch vụ được cung cấp nhưng ít người trải nghiệm… Doanh thu và lợi nhuận giảm dẫn đến việc cắt giảm nhân lực, hoạt động sản xuất bị trì trệ. Nếu không có sự thay đổi để phù hợp với nhu cầu của khách hàng, thay đổi chính sách kinh doanh thì việc phục hồi là việc rất khó. Nếu không có giai đoạn phục hồi thì doanh nghiệp sẽ bị giải thể, kết thúc một chu kỳ của doanh nghiệp.

Giai đoạn suy thoái xảy ra kéo theo đó là sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng, thị trường hàng hóa, dịch vụ bị thu hẹpn dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực về nền kinh tế.

Hầu hết các doanh nghiệp sẽ phải trải qua chu kỳ kinh doanh trên. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp không được trải nghiệm đủ cả 4 giai đoạn trên mà chỉ dừng lại ở giai đoạn phát triển.

Ý nghĩa của chu kỳ kinh doanh

Đọc thêm: Chia sẻ Đăng ký kinh doanh

– Thông qua các chu kỳ kinh tế, doanh nghiệp sẽ đưa ra những đánh giá ban đầu về mức độ đón nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mình đang cung cấp từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp

– Qua chu kỳ kinh tế trước, doanh nghiệp sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm để cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh để rơi vào giai đoạn suy thoái

– Doanh nghiệp sẽ học được cách làm việc đúng quy trình, biết nên làm việc gì trước và nên làm việc gì sau.

Ý nghĩa của chu kỳ kinh doanh

Ý nghĩa của chu kỳ kinh doanh

Một số khái niệm liên quan đến chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ sản xuất là gì?

Chu kỳ sản xuất chính là khoảng thời gian từ khi mua nguyên vật liệu để sản xuất cho đến khi đưa chúng vào sử dụng để tạo sản phẩm, sau đó kiểm tra và tiến hành nhập kho thành phẩm. Chu kỳ sản xuất được tính cho từng chi tiết, bộ phận sản phẩm hay còn được tính cho một sản phẩm hoàn chỉnh. Thời gian sản xuất và thời gian nghỉ theo chế độ sẽ đều được tính vào chu kỳ sản xuất. Hay nói cách khác chu kỳ sản xuất được tính theo thời gian làm việc thực tế.

Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian thực hiện các công đoạn sau:

  • Thời gian hoàn thành sản phẩm
  • Thời gian vận chuyển
  • Thời gian kiểm tra kỹ thuật..

Chu kỳ sống của một doanh nghiệp là gì?

Theo Robert W.Price – nhà nghiên cứu cấp cao của viện doanh nghiệp thế giới (Global Entrepreneurship Institute) cho rằng chu kỳ sống của doanh nghiệp là quá trình xác định mục tiêu chiến lược, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhân sự… Cụ thể các vấn đề mà doanh nghiệp cần giải quyết:

  • Mục tiêu và mục đích của doanh nghiệp
  • Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển như thế nào
  • Các yếu tố giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó như con người, các nguồn lực khác
  • Cơ cấu tổ chức nào phù hợp nhất với doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn? Vào thời điểm nào…

Chu kỳ sống của một doanh nghiệp cũng bao gồm các giai đoạn hình thành, phát triển, trưởng thành, suy thoái giống như chu kỳ kinh doanh.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó giai đoạn hình thành rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp sau này.

Viết một bình luận