Share cho bạn Sức hấp dẫn của ngành Văn hóa Du lịch

Từ nhu cầu “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao

Số liệu thống kê của Tổng Cục Du lịch Việt Nam, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2019 đã lên đến 18 triệu lượt người, tăng 16,2% so với cùng kỳ. Tổng số thu từ khách du lịch trong năm 2019 cũng đã lên đến 726.000 tỷ đồng.

Bạn đang xem: cn văn hóa du lịch là gì

Vũng Tàu trở thành thành viên thứ 24 của Tổ chức Xúc tiên Du lịch các thành phố Châu Á – Thái Bình Dương – TPO, là một trong ba thành phố của Việt Nam được trao giải thưởng là Thành phố Du lịch sạch Asean năm 2020.

Chưa bao giờ nhu cầu đi du lịch, tìm hiểu văn hóa các vùng miền, các quốc gia của người dân trên thế giới lại cao như hiện nay. Theo số liệu từ các Tập đoàn đa quốc gia, Công ty lữ hành cho thấy, giờ đây người dân đi du lịch quanh năm chứ không phải theo mùa, hay các dịp lễ, tết như trước đây.

Đặc biệt, du lịch “phủi” không còn được yêu thích bằng việc chọn các “combo” du lịch, bao gồm ”nơi ăn, chốn ở, chỗ chơi”, do các công ty du lịch “set up”.

Chính vì vậy, nguồn nhân lực để thực hiện những việc này tại các công ty du lịch đang thiếu hụt vô cùng. Họ không chỉ là những hướng dẫn viên du lịch đơn thuần, mà còn là người bạn đồng hành trên suốt hành trình khám phá các vùng đất của bạn.

Sức hấp dẫn của ngành Văn hóa Du lịch

Sinh viên Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đi thực tập về du lịch (ảnh: BVU)

Đề xuất riêng cho bạn: Tour Du Lịch Khám Phá Việt Nam

Ở họ có vốn ngoại ngữ siêu đẳng, kiến thức văn hóa đa màu sắc, kinh nghiệm cuộc sống phong phú.

Với lợi thế của vùng đất hội tụ văn hóa, Vũng Tàu đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các bạn trẻ đam mê chuyên ngành Văn hóa Du lịch.

Chương trình học phong phú, đa dạng

Văn hóa Du lịch là chuyên ngành học đòi hỏi kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố Văn hóa và Quản trị Kinh doanh, để tạo nên sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, thu hút du khách.

Vì vậy, trong quá trình đào tạo và học tập của giảng viên và sinh viên đòi hỏi cao về năng lực kết hợp tinh tế các kiến thức, kỹ năng khác nhau.

Theo học chuyên ngành Văn hóa Du lịch tại BVU, sinh viên được trang bị kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực Văn hóa, Du lịch ở nước ta, trên thế giới, có khả năng giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình tổ chức các hoạt động giao lưu về văn hóa – du lịch, am hiểu các loại hình và sản phẩm văn hóa, có kỹ năng cơ bản trong việc vận dụng vào các hoạt động du lịch như du lịch ẩm thực, du lịch văn hóa tâm linh, tìm hiểu văn hóa dân tộc thiểu số, du lịch biển đảo, du lịch khám phá hang động, du lịch mạo hiểm…

Ngoài ra, sinh viên còn được nâng cao các kỹ năng mềm, các phương pháp luận hữu ích thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học được triển khai trong suốt khóa học.

Trong quá trình học, sinh viên BVU được trải nghiệm thực tế rất phong phú với các festival và lễ hội tổ chức ở các địa phương thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu…

Đáng xem: Vùng du lịch là gì? Đặc điểm và vai trò của vùng du lịch

Cơ hội việc làm đa quốc gia

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Văn hóa Du lịch sẽ có khả năng nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học, và các ngành Du lịch ở các trường chuyên nghiệp và dạy nghề.

Đảm nhiệm công ty ở các cơ quan Nhà nước về quản lý, điều hành ngành Văn hóa – Du lịch, làm hướng dẫn viên, lữ hành, tham gia đề xuất các chương trình, kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và kinh doanh du lịch.

Làm việc trong các văn phòng đại diện về văn hóa và du lịch của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ ở trong và ngoài nước, làm việc tại các khách sạn và resort, những nghiệp vụ liên quan đến du lịch.

Đặc biệt, trong 3 năm qua, BVU đã tăng cường, hợp tác với các tập đoàn, khách sạn ở tại Nhật Bản. Lĩnh vực chủ yếu mà BVU đã, đang tiến cử sinh viên đi thực tập là hệ thống các khách sạn, resort nổi tiếng tại Nhật Bản, với các công việc trải nghiệm trong thời kỳ thực tập như: Buồng phòng, nhà bếp, nhà ăn, lễ tân.

Trong chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản, sinh viên sẽ làm việc 5 ngày trong tuần, mỗi ngày 8 tiếng. Mức thu nhập trung bình của thực tập sinh từ 24 đến 28 triệu đồng/tháng.

Trong thời gian thực tập, sinh viên có 2 ngày nghỉ trong tuần. Nhiều sinh viên sau khi kết thúc chương trình thực tập thì đã quay trở lại Nhật Bản để tiếp tục làm việc.

Việt Dũng

Viết một bình luận