Nội dung
Các thuật ngữ cờ vây tiếng anh phổ biến. Dành cho những người thích tham khảo các trận cờ vây quốc tế. Để nâng cao trình độ của mình nhanh chóng.
Bạn đang xem: cờ vây trong tiếng anh là gì
Trong bài viết hôm nay của danangchothue.com. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cờ vây tiếng anh và những thuật ngữ thường gặp.
Cờ vây tiếng anh là gì?
Theo Bách khoa toàn thư mở: Tên gọi “cờ vây” trong tiếng Việt, cũng như tên trong tiếng Nhật Igo có nguồn gốc từ Trung Quốc vi kỳ, được phỏng dịch là “trò chơi bàn cờ bao vây”.
Đề xuất riêng cho bạn: Chia sẻ Giao tiếp tiếng Anh: nói gì khi trao và nhận quà
Trong tiếng Anh, người ta dùng từ “go” để chỉ cờ vây, được mượn trực tiếp từ tiếng Nhật “igo”.
| Xem thêm: Cờ vây Trung Quốc – Sự ra đời từ giấc mơ tiên
Để phân biệt từ chỉ cờ vây trong tiếng anh với “to go” – một động từ phổ biến trong tiếng Anh, tên trò chơi này thường được viết danangchothue.comặc đọc thành “goe” trong các sự kiện do Ing Foundation tài trợ.
Những thuật ngữ cờ vây tiếng Anh
Tìm hiểu thuật ngữ cờ vây trong tiếng Anh nhằm mục đích giúp các kỳ thủ hiểu rõ và tự tin sử dụng các phần mềm cờ vây tiếng Anh:
Thuật ngữ về quân cờ, các giai đoạn trận đấu
Nên xem: Chia sẻ Bằng tin học trong tiếng Anh: Định nghĩa, ví dụ
Một số thuật ngữ cờ vây tiếng Anh về quần cờ, các giai đoạn của trận đấu. Cũng như các điểm lưu ý thường gặp như:
- Aji: quân cờ chết hoặc một quân cờ nằm ở thế xấu. Người chơi có thể dành lại chờ thời cơ khai thác sau.
- Thickness (Ngoại thế/dày): Các quân cờ nằm trải dài hướng ra biên hoặc trung tâm.
- Joseki (Định thức): Chuỗi nước đi ở khuc vực góc bàn cờ. Đều có lợi cho thế cờ của cả hai bên.
- Opening (Khai cuộc): Giai đoạn mở đầu trận đấu
- Middle game (Trung bàn): Giai đoạn giữa phát triển các thế cờ của trận đấu.
- Kifu (Kỳ phổ): biên bản của trận đấu
- Tengen (Thiên nguyên): điểm chính giữa trung tâm bàn cờ
- Komi (mượn từ tiếng Nhật): Điểm cộng trong quá trình đất. Do quân đen có lợi thế được quyền đi trước nên quân trắng thường có điểm cộng là 6,5.
- 3-4 point (Tiểu mục)
- Sanrensei (Tam liên tinh): khai cuộc với 3 quân sao được nằm ở vị trí cạnh nhau. Thông thường là nằm thẳng hàng nhau.
- Sansan (Tam tam): vị trí 3-3 tính từ góc. Đây là vị trí trọng yếu trong lúc bạn muốn chiếm đất ở phần góc.
Thuật ngữ về các nước đi
Từ vựng cờ vây tiếng Anh về các nước đi, di chuyển quân trong quá trình đấu. Thường được sử dụng nhất là:
- Gote (Hậu thủ): Một nước đi hoặc một chuỗi nước di chuyển quân ở một khu vực trên bàn cờ. Đối thủ có thể giành quyền di chuyển tới khu vực khác sau khi kết thúc.
- Haengma (KR): chuỗi nước đi di chuyển quân vào vị trí trung tâm.
- Hane (Bẻ): Nước đi chặn đầu một quân hoặc một dãy quân đối phương bởi một quân của mình nằm chéo với đối phương.
- Pincer (Kẹp): Nước đi không cho phép đối thủ mở biên
- Forcing move (Nước đi buộc đỡ): Những nước đi bắt buộc đối phương phải đối phó lại ngay nếu không muốn bị tổn thất nặng
- Cut (Cắt): Cắt ngang đường đi của quân đối phương.
- KO (Cướp): Tranh cướp một quân cờ bị “ăn qua ăn lại”.
- Diagonal move (Đi chéo): Di chuyển đi chéo với quân cờ của mình đã có sẵn.
- Double hane (Bẻ đôi): Hai nước bẻ sử dụng liên tiếp nhau.
- Peep (Điểm): Nước đi sử dụng ngay cạnh khi đối thủ cắt quân. Nhằm ép đối phương phải nối lại điểm bị cắt.
- Sente (Tiên thủ): Một nước đi hoặc một chuỗi nước đi trên một khu vực nào đó trên bàn cờ. Mà sau khi kết thúc thì mình có quyền di chuyển tiếp ở khu vực khác.
- Tenuki (Thoát tiên): nước đi tại khu vực không liên quan đến khu vực đất mà hai bên vừa xảy ra tranh chấp.
- Tobi (Nhảy): nhảy một quân về phía khu vực trung tâm bàn cờ.
- Invade hay Uchikomi (Đả nhập): nước đi “nhảy dù” vào khu vực chịu sự ảnh hưởng của đối phương.
Thuật ngữ về kỹ thuật chơi khác
Một số thuật ngữ cờ vây khác. Trong quá trình chơi và thi đấu tại các giải quốc tế bạn có thể sẽ gặp phải. Như:
- Capping play (Đè): Di chuyển lên vị trí trung tâm của quân đối phương. Để chặn hướng di chuyển phát triển về khu vực trung tâm của quân cờ đó.
- Dumpling shape (Hình ngu): Hình (thế cờ) xấu cần phải tránh trong quá trình chơi.
- Net (Khóa/gông): Kỹ thuật khóa chặn quân đối phương. Không cho quân đối phương chạy mở đường ra ngoài.
- Throw-in (Quăng): Hy sinh một quân cờ cho đối phương.
- Star point (Điểm sao): các điểm được đánh dấu trên bàn cờ vây 19×19. Nhằm giúp người chơi định vị bàn cờ dễ dàng hơn. Có tổng cộng 9 điểm.
- Shoulder hit (Đâm vai): Di chuyển chéo lên để nằm trên quân đối phương.
- Seki (Sống chung): Hai đám quân của cả hai bên đều đang bị vây. Nhưng để bảo toàn lực lượng thì không ai có thể tấn công trước. Bởi nếu ra tay trước thì rủi ro đám quân của mình bị tiêu diệt sẽ cao hơn.
- Capturing race (Đua khí): Hai đám quân bao vây lẫn nhau, phải ăn quân đối phương để bảo toàn quân của mình.
- Ladder (Chính quân): kỹ thuật ăn quân cờ theo hình cầu thang
- Tewari: phương pháp phân tích hiệu quả của một biến thế bằng việc thay đổi thứ tự các bước di chuyển.
Kết luận
Những thuật ngữ cờ vây tiếng Anh khá phức tạp, khó nhớ với người mới. Một số thuật ngữ không có từ tiếng Anh, người ta sử dụng từ mượn trực tiếp từ tiếng Nhật. Tuy nhiên theo nghiên cứu thực thế, thì khi áp dụng các thuật ngữ này vào trận đấu. Thì bạn sẽ dễ dàng nhớ hơn.
Bản chất của khi chơi cờ vây quốc tế cũng chính là cờ vây. Do đó, khi chơi cờ vây tiếng Anh các kỳ thủ cần tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản của bản gốc. Việc nắm rõ thuật ngữ cờ vây tiếng Anh sẽ giúp bạn dễ dàng khi nghiên cứu và thi đấu quốc tế.