- Tháp nước Phan Thiết
- Mũi Né
- Bãi đá Ông Địa
- Suối Tiên
- Hòn Rơm
- Đồi Cát Hồng
- Làng chài Mũi Né
- Bãi biển Đồi Dương
- Tháp Chăm Phố Hài – Tháp Pôshanư
- Trường Dục Thanh
- Lầu Ông Hoàng
- Vạn Thủy Tú
- Mộ Nguyễn Thông
- Chùa Ông (Quan Đế Miếu)
- Đình Đức Thắng
- Đình làng Đức Nghĩa
- Chùa Bà Thiên Hậu
- Chùa Phật Quang
- Chùa núi Tà Cú
- Đồi cát Bàu Trắng
Cùng Phượt – Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về hướng Đông. Phan Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc khu vực Nam Trung Bộ. Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung trước kia chỉ là một vùng đất ven biển miền Trung như bao vùng đất khác, cuộc sống của người dân vùng biển Bình Thuận vẫn cứ êm đềm trôi qua cho đến ngày 24/10/1995, Nhật thực toàn phần đến với Mũi Né như món quà trời cho đã thu hút hàng trăm nghìn du khách quốc tế và nội địa cũng như các nhà khoa học đến khám phá vùng đất còn nhiều nét hoang sơ này. Ngoài thiên đường nghỉ dưỡng Mũi Né, còn rất nhiều các địa điểm du lịch ở Phan Thiết hấp dẫn mà có thể nhiều du khách chưa biết tới.
Tháp nước Phan Thiết
Tháp nước Phan Thiết nằm kế bên cầu Lê Hồng Phong (Ảnh – Nguyên Minh)
Bạn đang xem: địa điểm du lịch Phan Thiết
Giữa lòng thành phố Phan Thiết có dòng sông Cà Ty hiền hòa chảy qua chia thành phố thành 2 bờ Nam Bắc tạo cho Phan Thiết một nét đẹp nên thơ đầy quyến rũ. Chạy xe qua khỏi cầu Lê Hồng Phong, ta có thể nhìn thấy được Tháp nước Phan Thiết đứng hiên ngang, lịch lãm bên dòng sông Cà Ty. Tháp nước ấy đã đi sâu vào trong lòng của từng người dân Phan Thiết, từ thế hệ này sang thế hệ khác, và đó cũng là biểu tượng của thành phố biển Phan Thiết. Tháp nước Phan Thiết được khởi công xây dựng vào cuối năm 1937, do Hoàng thân Souphanouvong (1909-1995), nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, khi đó là Kiến trúc sư trưởng Khu Công chánh Nha Trang, thiết kế.
Tháp cao 32 m, chia thành 2 phần. Phần lầu đài (bồn nước) hình bát giác, cao 5 m, đường kính 9m. Phần dưới của tháp là kiến trúc hình trụ bát giác dưới to, trên nhỏ cao 22m, có đường kính chân tháp là 10m. Nóc của lầu đài có 3 tầng mái che hình bát giác lợp bằng ngói móc.
Tháp do nhà thầu Ưng Du thi công đến 1938 mới hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung cấp nước cho toàn vùng đô thị Phan Thiết. Tháp nước Phan Thiết còn độc đáo hơn bởi dòng chữ “U.E.PT” (viết tắt chữ “Unise Des Eaux de Phan Thiet”) bao quanh tháp, được ghép bằng những mảnh chén sứ kiểu theo lối viết chữ hình tròn, nhìn từ xa luôn lấp lánh trong ánh nắng miền biển.
Mũi Né
Mũi Né Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 14 km về hướng Đông Bắc. Mũi Né là tên một làng chài và cũng là một điểm du lịch quen thuộc trong dải biển Nam Trung Bộ. Bãi biển nông thoải, nước sạch và trong, nắng ấm quanh năm, không có bão nên Mũi Né là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lý tưởng dành cho du khách. Du lịch Mũi Né đặc biệt được du khách nước ngoài yêu thích, nhiều nhất là khách Nga và khách Trung Quốc. Dải bãi biển ở Mũi Né hiện giờ hầu hết nằm trong các khu resort, nhà hàng mà khách du lịch bình thường khó có thể tiếp cận, tuy nhiên Mũi Né cũng còn một vài bãi biển hoang sơ và đẹp mà du khách có thể tiếp cận và tham quan.
Bãi đá Ông Địa
Đây là một bãi biển nằm trên đường từ Phan Thiết đến Mũi Né, đối diện ngay khu resort Sea Link. Không ai biết rõ tên địa danh này có từ lúc nào. Chỉ có một điều chắc chắn rằng, tên gọi này được hình thành do ở đây có một tảng đá có hình thù giống Ông Địa đang ngồi nhìn vào đất liền. Tảng đá này được hình thành từ tự nhiên. Đầu tiên, một vài người dân sinh sống ở đây cho rằng đây là “Ông Địa” mà trời ban tặng, họ bắt đầu lập am, thắp nhang để cầu tài lộc, buôn may bán đắt. Đây cũng là khu vực được các bạn nước ngoài lựa chọn để chơi các trò chơi mạo hiểm như lướt ván hay trượt sóng.
Suối Tiên
Đây là một khe nước nhỏ nằm khuất sau các đồi cát đỏ ở trên đường Huỳnh Thúc Kháng. Lối vào Suối Tiên hầu hết bị che khuất bởi nhà dân nên nếu không để ý các bạn sẽ dễ bị bỏ qua. Đoạn suối này chạy dài khoảng 1km trước khi đổ ra biển, ngay phía trên là những đồi cát đỏ rực khiến khung cảnh trông vô cùng đẹp và nên thơ.
Hòn Rơm
Đây không phải tên một hòn đảo mà là một ngọn núi nhỏ vẫn còn hoang sơ của Mũi Né, trên đường đi Bàu Trắng các bạn sẽ nhìn thấy một doi đất nhô ra sát biển, đấy chính là khu Hòn Rơm. Do thời tiết thuận lợi, thích hợp phát triển các loại thực vật nên ở trên núi này có một loại cỏ ống dài khoảng 0,50m; vào mùa nắng lớn, cỏ bị cháy khô, màu vàng. Người dân đi biển ở ngoài khơi nhìn vào ngọn núi thấy dáng khô vàng giống như một đụm rơm khổng lồ, nên mới gọi là Hòn Rơm.
Ngày nay, Hòn Rơm thực chất là một “tiểu khu” du lịch của Mũi Né, với cảnh quan đẹp trầm lắng, bãi tắm dài hơn 17 km, vẫn còn nguyên sơ, chưa có người ở và khai thác, gọi là Bãi sau Hòn Rơm. Tại đây, nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm. Vào mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều, người ta có thể ngồi tại đây ngắm bình minh hay hoàng hôn; vào buổi tối nhìn trăng lên hay tổ chức lửa trại, tắm biển.
Đồi Cát Hồng
Đồi cát hồng Mũi Né, một phần của Đồi Cát Bay – một bãi cát trải dài nhiều chục cây số và lan rộng từ Bình Thuận đến Ninh Thuận. Đồi hồng là điểm tham quan chính và được xem là đẹp nhất ở Mũi Né nằm trên đường DT706 ra Hòn Rơm. Thời điểm hợp lý để ngắm đồi cát hồng là lúc bình minh hoặc hoàng hôn, những thời điểm này nắng hầu như không có nên bạn có thể đi bộ hoặc chơi trượt cát, những khoảng thời gian khác đồi cát vô cùng nóng, không thích hợp để tham quan.
Làng chài Mũi Né
Qua Suối Tiên một đoạn, ngay sát bờ biển là khu làng chài Mũi Né. Vào mỗi buổi sáng, nơi đây thực sự là một chợ hải sản vô cùng nhộn nhịp với những cuộc mặc cả giữa người mua và người bán. Hầu hết các loại hải sản sau khi cập bờ đều được sơ chế ngay tại bờ biển và được thu mua bởi nhà hàng quán ăn hay những lái buôn. Ngay tại đây nếu thích thưởng thức hải sản tươi sống với một số món đơn giản như ghẹ hay mực hấp, bạn có thể mua tại chợ và người dân sẽ chế biến và làm luôn cho bạn.
Đến làng chài Mũi Né, bạn sẽ có thêm hiểu biết về cuộc sống của ngư dân ở đây. Về những việc vẫn diễn ra hàng ngày, ra khơi bám biển rồi lại quay về bờ nghỉ ngơi, những hoạt động chế biến, giao dịch diễn ra nhộn nhịp và liên tục.
Bãi biển Đồi Dương
Từ Trung tâm thành phố Phan Thiết theo hướng đại lộ Nguyễn Tất Thành, du khách đi thẳng khoảng 1km nữa là đến biển Đồi Dương – Thương Chánh. Là bãi tắm mà tên tuổi của nó đã gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển thành phố biển này.
Đồi Dương là tên một bãi tắm biển, một công viên tọa lạc ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, hướng đại lộ Nguyễn Tất Thành, du khách đi thẳng khoảng 1km nữa là đến bãi biển Đồi Dương – Thương Chánh. Nếu như khu vực Hàm Tiến – Mũi Né là bãi tắm riêng của các khu resort chỉ dành cho du khách của họ, thì bãi biển Đồi Dương là bãi tắm công cộng dành cho công chúng. Biển Đồi Dương được gọi như vậy là vì ngày xưa, nơi đây là một vùng rộng lớn trồng rất nhiều cây dương chắn gió. Tuy nhiên, hiện nay khu vực trồng dương đã bị thu hẹp rất nhiều vì phần lớn đất dành cho khách sạn Novotel Phan Thiết. Bãi tắm Đồi Dương bây giờ mang tên chính thức là Công viên Đồi Dương.
Tháp Chăm Phố Hài – Tháp Pôshanư
Đề xuất riêng cho bạn: Chỉ bạn Top 20 điểm du lịch Cần Thơ 2021 mới và hot nhất hiện nay
Tháp Po Sah Inư (còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài) là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km và cách trung tâm khu du lịch Mũi Né khoảng 13km.
Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn.
Trường Dục Thanh
Dục Thanh Học hiệu (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.
Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) ngay trên đất nhà thờ họ Nguyễn ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết). Cấu trúc chính của trường gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm phòng học, một ngôi nhà lầu nhỏ – Ngoạ Du Sào – là nơi bàn việc, tiếp khách quý, luận đàm văn thơ và nhà Ngự làm nơi ở chung của các thầy và trò xa nhà.
Lầu Ông Hoàng
Lầu Ông Hoàng là một di tích tham quan nằm trên một trong năm ngọn đồi đẹp ở phường Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận. Đây vốn là một biệt thự do Ferdinand d’Orléans, Công tước De Montpensier, cháu nội vua Louis-Philippe I của Pháp bỏ ra số tiền 82.000 đồng bạc Đông Dương để xây, nhưng đến nay đã bị phá hủy và chỉ còn là tàn tích. Địa danh này cũng được gắn liền với thi sĩ Hàn Mặc Tử trong giai đoạn ông đến thăm Phan Thiết. Ngày nay, tên gọi “Lầu Ông Hoàng” cũng thường được chỉ về khu vực nghĩa trang thành phố Phan Thiết.
Địa danh Lầu Ông Hoàng còn gắn với tên tuổi nhà thơ Hàn Mạc Tử – bởi lẽ Lầu Ông Hoàng từng là nơi hẹn hò và ngắm trăng của Hàn Mạc Tử với Mộng Cầm – người tình của nhà thơ. Nhà thơ Hàn Mạc Tử có nhiều bài thơ nói về nơi này, nổi tiếng là bài “Phan Thiết Phan Thiết” với những vần thơ lạ kỳ, ý thơ thống thiết; Trong bài thơ này ông ví mình như chim phượng hoàng, bay qua nhiều cung trời để rồi rớt xuống một cù lao, sau nhiều năm tu luyện đã thành chánh quả, ông theo thất tinh chỉ hướng để đi tìm một người thục nữ và ông:
…lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang. Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết…
Tương truyền Hàn Mặc Tử đã phóng bút tích của mình lên tấm bia đá tại Lầu ông Hoàng, tuy nhiên, di tích đó hiện nay chỉ còn là đống gạch vụn. Trong ca khúc “Hàn Mặc Tử” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cũng có nhắc đến Lầu Ông Hoàng: “Lầu Ông Hoàng đó, thuở nào chân Hàn Mặc Tử đã qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng…”
Vạn Thủy Tú
Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là nơi thờ thần Nam Hải – tức Cá Ông, theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển.
Các vạn thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng chài. Vạn này được ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông (cá voi) với chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca được bố trí theo hình chữ Tam, mặt chính quay về hướng Đông. Khi mới xây dựng xong, cửa vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biển đã dời xa ra ngoài hơn 100 m.
Vạn làng Thủy Tú là một trong những vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Bên trong vạn có nhiều di sản văn hóa Hán-Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc của đại hồng chung.
Mộ Nguyễn Thông
Nguyễn Thông (1827-1884), tự Hy Phần, hiệu Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am; là quan nhà Nguyễn và là danh sĩ Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 19. Nguyễn Thông sinh ngày 28 tháng 5 năm 1827 tại làng Bình Thạnh, tổng Thạch Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An).
Năm 1880 ông cất thêm một ngôi nhà nhỏ đặt tên “Ngọa Du sào” nghĩa là “Tổ nằm chơi” để đọc sách làm thơ. Đến nay trong “Ngọa Du sào” vẫn còn hai câu liễn của Nguyễn Tư Giãn tặng Nguyễn Thông cũng là hiện vật trong khu di tích Dục Thanh.
Là nhà trí thức yêu nước, với vốn tích lũy nhiều, đi nhiều và hiểu biết nhiều, ông đã làm nhiều thơ văn và ra đời hàng chục quyển của các bộ “Ngọa Du sào tập”, “Kỳ xuyên văn sao”, “Dưỡng chính lục”…
Những năm tháng cuối đời Nguyễn Thông đã để lại cho bạn bè, gia đình và nhân dân Phan Thiết tấm lòng kính yêu. Ông mất ngày 7 tháng 7 năm 1884 (Tức ngày 27/8 năm Giáp Thân). Là nhà trí thức yêu nước, nhà thơ, nhà văn và nhà hoạt động xã hội có ảnh hưởng lớn ở miền Nam nước ta nửa đầu thế kỷ XIX.
Sau khi mất, theo nguyện vọng khi còn sống, ông được gia đình, bạn bè chôn cất dưới chân núi Cố. Núi Cố có nhiều cây cối, chim chóc, dưới chân núi là biển cả tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình. Ngôi mộ được xây giản dị, gần gũi như tấm lòng và con người của ông.
Tham khảo thêm: Đề xuất Check in Cần Thơ với 9 địa điểm tuyệt vời
Mộ có chiều dài 9,45m rộng 6,35 m phần chính mộ đắp hình con lân như những ngôi mộ người xưa. Trên mộ có tấm bia bằng đá, khắc chữ Hán, nội dung trên bia là bài văn bia do chính Nguyễn Thông viết.
Chùa Ông (Quan Đế Miếu)
Chùa Ông (tức Quan Đế Miếu) là ngôi miếu (nhiều người nhầm là chùa) cổ nhất và có quy mô nhất của người Hoa ở Bình Thuận, nằm tại phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết.
- Nằm trên một diện tích khá lớn, chùa này có lối kiến trúc và trang trí nghệ thuật đặc trưng của người Hoa:
- Các dãy nhà nối tiếp nhau tạo nên hình chữ Kim
- Hệ thống cột, vĩ kèo chạm khắc rất công phu, tỉ mỉ, có phần giống kĩ thuật chạm khắc trong các ngôi đình chùa của người Việt
- Các cột chính đều treo câu đối được chạm khắc, sơn son, thiếp vàng lộng lẫy
- Bên trong có những bức tranh chạm gỗ miêu tả các điển tích xưa của người Hoa có niên đại thế kỷ 18. Nhiều bức hoành lớn được chuyển từ Trung Hoa sang ở thế kỷ 19.
Chùa Ông hiện nay còn lưu giữ nhiều chiếc chuông cổ có giá trị về lịch sử và nghệ thuật, phần lớn được đúc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và được chuyển sang từ triều đại nhà Thanh. Kiểu cách và vật liệu giống Đại hồng chung của người Việt nhưng được trang trí phức tạp và rườm rà hơn trên thân chuông. Chùa Ông là một trong những ngôi chùa có vườn chùa đẹp.
Đình Đức Thắng
Đình làng Đức Thắng là một ngôi đình cổ nằm tại phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đình này được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19, khi đó chỉ là một nhà tranh vách đất để nhân dân làm nơi thờ Thành Hoàng làng và hội đồng kỳ mục hội họp. Năm Đinh Mùi (1811), khi đã chuẩn bị đầy đủ vật liệu và tiền bạc thì nhân dân khởi công xây dựng mới ngôi đình trên nền ngôi đình cũ. Nhưng vì đây là ngôi đình có quy mô lớn nhất lúc bấy giờ ở Phan Thiết nên mãi đến năm 1847 thì công việc xây dựng mới hoàn chỉnh, kể cả các công trình phụ. Có tài liệu ở đình Đức Thắng ghi: việc xây dựng đình làng Đức Thắng từ năm Tân Sửu đến Đinh Mùi.
Đình làng Đức Nghĩa
Đình làng Đức Nghĩa là một ngôi đình cổ nằm ở phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đình được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 19, nằm ở vị trí gần đình làng Đức Thắng. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan về phong thổ địa lý nên dân làng dời đình lên động cát làng Thành Đức (làng Thành Đức nhập với vạn Nam Nghĩa thành làng Đức Nghĩa). Đình xây dựng trên động cát cao, phía trước có ao sen lớn.
Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu do những người thương gia người Hoa xây dựng tại Phú Hài. Căn cứ vào Thiên Hậu cung phả ghi chép : Những thương gia người Hoa sang VN giao thương thường vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và ghé vào các cửa biển để lên các chợ ven sông buôn bán. Tại Phan Thiết , các thương gia thường ghé vào biển Phú Hài đến chợ Dinh. Hầu hết các thương gia buôn bán đều lập trang thờ bà Thiên Hậu trên ghe để được bà phù hộ bình an.
Một hôm có 1 chiếc ghe bị hư hỏng, phải đậu tại sân Phú Hài để sửa chửa. Nhằm thuận tiện cho việc sửa chửa, chủ ghe đã thỉnh tượng Bà lên một mô đất cạnh dòng sông để thờ cúng tạm.Sau khi sửa chửa xong chủ ghe làm lễ rước tượng xuống ghe. Nhưng tượng Bà bỗng dưng quá nặng , nhiều người khiêng không nhúc nhích nổi. Chủ ghe cũng đã cúng bái cho tượng nhưng vẫn không được. Cuối cùng đành phải che tạm 1 miếu nhỏ để thờ Bà.Sau đó vào năm 1725 những thương gia người Hoa đến buôn bán tại chợ Dinh Phú Hài cùng đến cúng bái và góp tiền xây dựng chùa Bà Thiên Hậu tại đây.Năm 1946 chiến tranh xảy ra đã làm hư hại và sụp đổ ngôi đền. Trước năm 1975 , khu vục này không được an ninh , nên người dân không được đi lại thường xuyên , nên việc xây dựng lại Chùa Bà Thiên Hậu chưa được quan tâm đúng mức.Đến năm 1995 Quan Đế Miếu (Chùa ông ) , Thành Phố Phan Thiết muốn xây dựng lại ngôi đền , nhưng do kinh phí khó khăn nên vẫn chưa thực hiện được.Năm 1995 ban quản lý Miếu đã xin phép chính quyền địa phương xây dựng lại ngôi đền trên nền đất cũ . Chính quyền đã chấp nhận và trao đất cho ban quản lý Quan Đế Miếu.Ngày 27.3.2003 , ngôi đền được khởi công xây dựng lại. Nhờ vào lòng hảo tâm và sự thành kính cúng bái của tập thể người Hoa và người Việt tại địa phương ,cũng như các nơi trong và ngoài nước. Hiện tại ngôi đền đã được xây dựng hoàn tất đến chính và hai đền phụ.
Chùa Phật Quang
Tương truyền, chùa Phật Quang có tên gốc là Bồ Đề, thuộc thôn An Hòa, tổng Vạn Phước, huyện An Phước, phủ Bình Thuận, nay là đường Trần Quang Khải, Hưng Long, Tp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chùa được xây cách đây hơn 320 năm.
Sau khi về trụ trì chùa Phật Quang, sư Thích Huệ Tánh đã cho xây dựng chính điện mới ở phía trước ngôi chùa cổ. Chùa Phật Quang mang vẻ uy nghi, tĩnh lặng, hoa văn chạm trổ ở tiền sảnh, bao lam, nóc, mái chùa có màu sắc tươi sáng, tượng Phật Di Lặc nụ cười hoan hỉ tọa ngay giữa chính sân… khiến du khách đến viếng chùa cảm thấy tươi vui, nhẹ nhàng. Chùa có hẳn một khu nhà nghỉ khang trang dành cho các đệ tử và khách thập phương, gian phòng nhỏ cạnh chính điện chùa cổ là nơi nghỉ ngơi dành cho sư trụ trì.
Ngoài bộ kinh Phật khắc bằng gỗ đầy đủ và cổ xưa nhất được ghi vào kỷ lục guiness Việt Nam, chùa Phật Quang còn có hai kỷ lục khác là chuông Gia Trì và cặp mõ Gia Trì làm bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Được biết, cặp mõ Gia Trì cao 80cm, ngang 92cm, được làm bằng gỗ mít Quảng Bình, do 3 thợ Quảng Nam thực hiện từ 1977 – 2004. Chuông Gia Trì do thợ Quảng Nam thực hiện, cao 1m, đường kính 1,2m, nặng 400kg.
Chùa núi Tà Cú
Chùa núi Tà Cú (người địa phương hay gọi đơn giản là chùa Núi) là một ngôi chùa tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 400 m, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, gần quốc lộ 1A, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam.
Phía trên chùa, cách hang Tổ khoảng 50 m là tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài 49 m, cao 7 m. Tác phẩm do ông Trương Định Ý chủ trì, được đúc bằng bê tông cốt thép trong đợt trùng tu năm 1963. Cách pho tượng khoảng 50 m về phía dưới là nhóm tượng Di đà Tam tôn xếp thành hàng ngang, xây trên đài sen: tượng A Di Đà ở giữa cao 7 m, bên trái là tượng Quán Thế Âm và bên phải tượng Đại Thế Chí đều cao 6,5 m. Tháp mộ của Tổ và của các nhà sư trụ trì đã qua đời được chia thành hai cụm ở trước điện thờ và sau điện thờ. Tháp Tổ nằm trước điện thờ, bên cạnh có mộ con cọp tương truyền là đã được sư Hữu Đức thuần hóa.
Đồi cát Bàu Trắng
Bàu Trắng là tên một hồ nước ngọt cách Mũi Né khoảng 35km thuộc huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Bàu Trắng chia thành 2 phần bởi một đồi cát vắt ngang qua. Nhân dân ở đây từ xưa đã gọi là Bàu Ông và Bàu Bà. Bàu Bà rộng hơn Bàu Ông và chứa lượng nước nhiều hơn. Độ sâu của Bàu Bà là 19m vào mùa mưa. Xung quanh Bàu Bà trồng rất nhiều sen (nên nơi đây còn có tên là Bàu Sen), sen được cư dân trồng với mục đích thu hoạch hạt và ngó. Thế nhưng, chính việc trồng sen tại khu vực này khiến cho cảnh quan thêm phần đặc sắc.
Đồi cát gắn liền với Bàu Trắng từ hàng nghìn năm nay, giờ được ví như một tiểu sa mạc Sahara của Bình Thuận. Khu vực này hiện vẫn còn hoang sơ, chưa có nhiều dịch vụ đưa vào khai thác. Chính vì vậy, đây là một điểm du lịch rất đáng để đến khi du lịch Mũi Né. Thời điểm phù hợp để đến Bàu Trắng là sáng sớm, khi bình minh lên. Lúc này ngoài vẻ đẹp của đồi cát, bạn còn có cơ hội săn những bức ảnh tuyệt vời trước khi một ngày mới bắt đầu. Thời gian này nhiệt độ đồi cát cũng vẫn chưa cao nên không
Đến đây bạn có thể tham gia vào một trò chơi mạo hiểm và rất thú vị là lái xe mô tô trên cát.
Tìm trên Google
- các địa điểm du lịch ở Phan Thiết
- chơi gì khi đến Phan Thiết
- phượt Phan Thiết có gì
- cảnh đẹp Phan Thiết
- danh lam thắng cảnh Phan Thiết
- địa điểm du lịch tâm linh Phan Thiết
- đến Phan Thiết nên đi đâu
- địa điểm chụp ảnh đẹp ở Phan Thiết