- Digital marketing là gì?
- Chiến lược Digital Marketing gồm những gì?
- Người làm nghề Digital Marketing là làm gì?
- Làm Digital Marketing nên bắt đầu từ đâu?
- Không học về chuyên ngành Digital Marketing có làm được Digital Marketing không?
- Nên tập trung vào một mảng Digital Marketing hay tìm hiểu tất cả?
- Các hình thức Digital Marketing là gì?
- Tham khảo video chia sẻ tìm hiểu về Digital marketing là gì?
- Sự khác nhau giữa digital marketing và marketing truyền thống
- Sự khác nhau giữa Digital Marketing và Online Marketing là gì
- Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số)
- Online Marketing (Tiếp thị trực tuyến)
- Nên dùng Online Marketing hay Digital Marketing
- Các bước để lên một chiến lược hiệu quả cho hoạt động Digital Marketing là gì?
- Bước 1: Xây dựng khách hàng cho doanh nghiệp của bạn
- Bước 2: Xác định mục tiêu và công cụ Digital marketing hiệu quả
- Bước 3: Xác định tài sản hiện có và định giá các kênh Digital Marketing
- Bước 4: Xác định kế hoạch cho các phương tiện truyền thông
- Bước 5: Lên kế hoạch Earned media
- Bước 6: Lập kế hoạch Paid media
- Bước 7: Mang tất cả kết hợp lại với nhau
- Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp của Digital Marketing là gì
Với sự phát triển của công nghệ, nhất vào thời điểm công nghiệp 4.0 đang phát triển, Digital marketing là một loại hình marketing hiệu quả bạn không nên bỏ lỡ. Người dùng và doanh nghiệp dành phần lớn thời gian online, việc nắm được bản chất của digital marketing là gì rất quan trọng. Hãy cùng MarketingAI lên một chiến lược digital marketing hiệu quả cho mình.
Mục Lục:
Bạn đang xem: digital marketing là gì?
- 1 Digital marketing là gì?
- 2 Chiến lược Digital Marketing gồm những gì?
- 3 Người làm nghề Digital Marketing là làm gì?
- 4 Làm Digital Marketing nên bắt đầu từ đâu?
- 5 Không học về chuyên ngành Digital Marketing có làm được Digital Marketing không?
- 6 Nên tập trung vào một mảng Digital Marketing hay tìm hiểu tất cả?
- 7 Các hình thức Digital Marketing là gì?
- 8 Tham khảo video chia sẻ tìm hiểu về Digital marketing là gì?
- 9 Sự khác nhau giữa digital marketing và marketing truyền thống
- 10 Sự khác nhau giữa Digital Marketing và Online Marketing là gì
- 10.1 Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số)
- 10.2 Online Marketing (Tiếp thị trực tuyến)
- 10.3 Nên dùng Online Marketing hay Digital Marketing
- 11 Các bước để lên một chiến lược hiệu quả cho hoạt động Digital Marketing là gì?
- 11.1 Bước 1: Xây dựng khách hàng cho doanh nghiệp của bạn
- 11.2 Bước 2: Xác định mục tiêu và công cụ Digital marketing hiệu quả
- 11.3 Bước 3: Xác định tài sản hiện có và định giá các kênh Digital Marketing
- 11.4 Bước 4: Xác định kế hoạch cho các phương tiện truyền thông
- 11.5 Bước 5: Lên kế hoạch Earned media
- 11.6 Bước 6: Lập kế hoạch Paid media
- 11.7 Bước 7: Mang tất cả kết hợp lại với nhau
- 12 Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp của Digital Marketing là gì
Digital marketing là gì?
Digital marketing (hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số), đây được coi là hình thức marketing phổ biến và hiệu quả mà mọi doanh nghiệp phải làm. Đây có thể hiểu là hoạt động quảng cáo cho sản phẩm/ thương hiệu, nhằm tác động đến nhận thức, quan tâm của khách hàng. Nói dễ hiểu hơn, Digital Marketing là các hoạt động marketing sản phẩm/dịch vụ mà có mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được, có tính tương tác cao có sử dụng công nghệ số (digital), kể cả TV, SMS, radio, billboard điện tử… để giữ chân khách hàng.
Khái niệm Digital Marketing là gì? – What is digital marketing? online marketing là gì? (Nguồn: CU Management)
Sự ra đời và phát triển của Internet là chất xúc tác để Digital marketing phát triển rực rỡ như ngày hôm nay. Xu hướng mua hàng của khách hàng có rất nhiều đổi thay trong kỷ nguyên công nghệ số này, người tiêu dùng ưa chuộng việc tìm kiếm những thông tin trên các công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội… Điều này tạo nên một phân khúc khách hàng mới “Khách hàng internet”.
>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học Digital marketing
Chiến lược Digital Marketing gồm những gì?
Thông thường, Digital Marketing sẽ được chia ra làm các chiến lược khác nhau đó là chiến lược đẩy và kéo, và cả hai chiến lược này có thể tương hỗ, bổ sung cho nhau.
- Chiến lược đẩy trong Digital Marketing chính là thông qua các hình thức thức quảng cáo, tương tác bằng banner trên trang web, hoặc cũng có thể là SMS Marketing, Email Marketing,… đến khách hàng để qua đó giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình và tìm kiếm đối tượng khách hàng quan tâm, biến họ thành khách hàng tiềm năng với mục đích cuối là bán sản phẩm.
- Chiến lược kéo trong Digital Marketing chính là các phương án dài hạn để tiếp cận khách hàng bằng cách làm cho khách hàng chủ động tìm đến doanh nghiệp thông qua các hoạt động tìm kiếm như website, blog, mạng xã hội…
Người làm nghề Digital Marketing là làm gì?
Người làm nghề digital marketing thực chất chính là làm marketing, nó là hoạt động bao gồm việc xây dựng kịch bản marketing, lập kế hoạch và thực hiện cũng như đo lường hiệu quả công việc trong môi trường số. Có thể nói, đối tượng chính mà nghề Digital Marketing tiếp cận chính là kỹ thuật số.
Làm digital marketing là làm gì (Ảnh: Internet)
Làm Digital Marketing nên bắt đầu từ đâu?
Thực chất, nghề digital marketing nói riêng và digital marketing là một mảng vô cùng rộng bao gồm rất nhiều kênh khác nhau. Nếu bạn muốn làm digital marketing, muốn tiếp cận digital marketing thì bạn cần phải tìm hiểu kiến thức digital marketing, các kênh digital marketing đang có hiện tại và mục đích các kênh, công dụng các kênh. Sau khi đã hiểu kiến thức tổng quan về digital marketing thì bạn có thể chọn một mảng trong digital marketing để tập trung nghiên cứu rồi dần mở rộng thêm các mảng khác nếu muốn. Cùng theo dõi phần tiếp theo để có lựa chọn đúng đắn tìm hiểu một mảng hay toàn bộ nhé.
Không học về chuyên ngành Digital Marketing có làm được Digital Marketing không?
MarketingAI có thể tự tin, khẳng định là người không học về chuyên ngành Digital Marketing hoàn toàn có thể làm được Digital marketing. Bạn có thể học Digital marketing thông qua quá trình làm việc, cũng như có thể học thêm ở các trung tâm dạy Digital Marketing, đào tạo marketing. Chính vì thế bạn có học chuyên ngành Digital Marketing không thì không phải là vấn đề.
Cũng có rất nhiều người hỏi rằng liệu Digital Marketing có đòi hỏi nhiều về kỹ thuật không thì thực chất điều này không quá quan trọng nhưng nó sẽ là lợi thế nếu bạn biết về lập trình
Nếu bạn biết lập trình hoặc coding thì đó là một lợi thế. Nếu không có kiến thức về lập trình thì bạn sẽ phải tìm hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản và những thuật ngữ trong ngành như Ad Network, Display Ads, Paid Search, CPM, CPC, CPA…
Nhiều người tự hỏi nếu không học digital marketing ra trường có làm được không (Nguồn: Pinterest)
Nên tập trung vào một mảng Digital Marketing hay tìm hiểu tất cả?
Nếu chỉ biết một mảng trong Digital Marketing thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn theo đuổi chuyên sâu ở mảng đó, kênh đó và thành chuyên gia, nhưng cũng đừng vì thế mà từ chối tìm hiểu các kênh khác vì lý do sau:
- Giúp bạn có lợi thế và giá trị hơn đối với mọi doanh nghiệp, mọi nhà tuyển dụng.
- Giúp bạn có thể dễ dàng tìm được nhiều cách phối hợp với kênh mình đảm nhân để từ đó cho ra kết quả tốt nhất. Đây là cách để chiếm và theo đuổi xu thế mỗi khi nó xảy ra.
Như đã nói ở trên, Digital Marketing là một khái niệm vô cùng rộng lớn nên việc bạn biết một mảng hay nhiều mảng tốt hơn còn tùy thuộc vào điều kiện, tính chất công việc cũng như sở thích của bạn. Hãy tìm hiểu tổng quan và chọn ra mảng ban yêu thích nhất, nhưng đừng quên sẵn sàng học hỏi những thứ mới. Hãy tự học hỏi trước khi hỏi người khác, làm vậy sẽ đem lại rất nhiều giá trị cho bạn, tin mình đi, sẽ ngoài sức tưởng tượng đấy.
Các hình thức Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là một khái niệm rất rộng và chúng ta thường cho rằng nó rất dễ hiểu, thế nhưng bản chất của nó thì không phải vậy. Các hình thức Digital Marketing được chia nhỏ ra và nó hỗ trợ cho các thương hiệu xây dựng được nên một chiến lược Marketing hoàn chỉnh và thành công nhất có thể. Dưới đây là những loại hình thức Digital Marketing hay nói cách khác các công cụ của Digital Marketing là gì?
Đề xuất riêng cho bạn: Marketing Communication là gì? Lợi ích và yêu cầu khi tiếp thị truyền thông
Digital marketing bao gồm những gì? Các công cụ Digital marketing là gì? (Nguồn: Caseo)
- Social Media Marketing: Tiếp thị truyền thông xã hội là việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội và trang web để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây được coi là công cụ và kênh Marketing cực kỳ hiệu quả giúp các doanh nghiệp thực hiện thành công những chiến dịch trên nền tảng Internet.
- Content Marketing: Tiếp thị nội dung là nghệ thuật sử dụng cách kể chuyện và thông tin có giá trị để tăng nhận thức về thương hiệu với mục tiêu thu hút khán giả mục tiêu của bạn thực hiện hành động có lợi nhuận. Tiếp thị nội dung nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và trở thành đối tác thay vì nhà quảng cáo.
- SEO (Search Engine optimization): Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là quá trình tối ưu hóa nội dung hoặc trang web để chúng hiển thị trong kết quả tìm kiếm trong các công cụ tìm kiếm như Google. Công cụ tìm kiếm quyết định trang web nào sẽ hiển thị cho cụm từ tìm kiếm dựa trên các từ khóa được đề cập trên trang web và liên kết tham chiếu đến trang web này.
- SEM (Search Engine Marketing): Trong khi SEO mô tả quá trình nhận được lưu lượng truy cập chưa thanh toán từ các công cụ tìm kiếm – SEM đề cập đến lưu lượng truy cập được trả tiền từ các công cụ tìm kiếm. Hình thức tiếp thị công cụ tìm kiếm phổ biến nhất có lẽ là Google Adwords vì lý do đơn giản là Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
- Email Marketing: Email marketing là một trong những kênh tiếp thị chuyển đổi tốt nhất. Bằng cách gửi cập nhật thường xuyên cho người đăng ký email của bạn, bạn có thể xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ. Bằng cách cung cấp giá trị với các cập nhật email của bạn, bạn có thể xây dựng lòng tin – cuối cùng, bạn sẽ có thể biến phần trăm đối tượng của mình thành khách hàng.
- Quảng cáp trả tiền mỗi click chuột (PPC): Ngoài các công cụ tìm kiếm, hầu như tất cả các mạng xã hội đều cung cấp cơ hội cho quảng cáo “Pay Per Click”. Những quảng cáo này sau đó sẽ xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu của người dùng phương tiện truyền thông xã hội được nhắm mục tiêu.
- Affiliate Marketing: Affiliate Marketing là loại tiếp thị kỹ thuật số dựa trên hiệu suất. Ngược lại với quảng cáo PPC thì Affiliate Marketing cho phép nhà quảng cáo không trả tiền cho lưu lượng truy cập mà chỉ trả tiền cho chuyển đổi. Tỷ lệ thường cao hơn nhưng rủi ro ở bên cạnh nhà quảng cáo bị giới hạn vì anh chỉ trả tiền cho chuyển đổi.
- Native Advertising: Là dạng quảng cáo tự nhiên được thiết kế như một nội dung thông thường để thu hút người dùng. Hình thức quảng cáo này cũng giống với loại hình content marketing ở các điểm cung cấp thông tin hữu ích để nhận được tỉ lệ ROI cao hơn với các loại hình quảng cáo truyền thống. Bạn có thể sử dụng Native Ads của Admicro TẠI ĐÂY.
- Marketing Automation: Đây là hình thức sử dụng các phần mềm tự động hóa các hoạt động marketing cơ bản của bạn như (email marketing, lên kế hoạch post bài mạng xã hội
- Online PR: Online PR hay PR trực tuyến là hình thức khá an toàn trên mạng online gồm các ấn phẩm kỹ thuật số và các website dựa trên content trên internet.
- Inbound Marketing: Đây là hình thức đề cập tới phương pháp sử dụng phễu marketing để thu hút và làm khách hàng ở các giai đoạn trên hành trình mua hàng của họ. Bạn có thể sử dụng các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số ở trên trong mọi chiến lược inbound marketing để xây dựng mối quan hệ đào tạo ra các trải nghiệm tốt với người dùng. Bạn có thể xem sự khác biệt của Inbound Marketing với các hình thức tiếp thị truyền thống dưới đây:
Inbound Marketing Marketing truyền thống Cung cấp nội dung có ích với người dùng qua blog. Sử dụng các pop up quảng cáo. Video Marketing. Commercial marketing Xây dựng danh sách email bằng việc gửi thông tin giá trị. Spam email
>>>Có thể bạn quan tâm: Inbound Marketing là gì
Tham khảo video chia sẻ tìm hiểu về Digital marketing là gì?
Tìm hiểu về Digital Marketing là gì? – Nguồn video: PHUOCPASS
Sự khác nhau giữa digital marketing và marketing truyền thống
Để bạn có thể hiểu hơn về khái niệm Digital marketing là gì? Dưới đây sẽ là bảng so sánh sự khác nhau giữa digital marketing và marketing truyền thống:
Đặc điểm Digital marketing Marketing truyền thống Không gian Không bị giới hạn về không gian giữa các quốc gia, lãnh thổ Bị giới hạn về không gian giữa lãnh thổ quốc gia Phương thức Sử dụng internet trên những thiết bị số hóa, không phụ thuộc nhiều vào các hãng truyền thông. Chủ yếu sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để marketing. Thời gian Ở mọi lúc, mọi nơi, thông tin được cập nhật rất nhanh. Bị giới về thời gian và biên giới quốc gia vùng lãnh thổ. Chi phí Chi phí tương đối thấp, nhưng vẫn đem lại hiệu quả tốt, đặc biệt có thể kiểm soát được chi phí quảng cáo (facebook ads, google adwords) Chi phí cao, ngân sách lớn khó kiểm soát được chi phí quảng cáo, và thường ấn định chỉ dùng được 1 lần. Khách hàng Hoàn toàn có thể lựa chọn khách hàng tiềm năng và tiếp cận. Khó lựa chọn được một nhóm khách hàng cụ thể. Phản hồi Khách hàng có thể tiếp nhận cũng như phản hồi lại thông tin có thể ngay lập tức Cần đòi hỏi mất 1 khoảng thời gian để khách hàng có thể tiếp cận cũng như phản hồi lại thông tin Lưu trữ thông tin Thông tin của khách hàng được lưu trữ dễ dàng và nhanh chóng Rất khó lưu trữ thông tin khách hàng
Sự khác nhau giữa Digital Marketing và Online Marketing là gì
Digital Marketing và Online marketing là 2 thuật ngữ thường bị mọi người nhầm lẫn với nhau và vô tình đã sử dụng tùy tiện, gọi tên tùy tiện. Việc phân biệt này tương đối quan trọng, nếu hiểu rõ Online Marketing và Digital Marketing là gì thì có thể chọn kênh chính xác hơn để tạo nên chiến lược tiếp thị tổng thể. Ngoài ra nó cũng giúp phân tích chiến lược hiện tại, xem kênh nào đang lãng phí tiền bạc, công sức mà không đem lại lợi ích để qua đó có tính toán nhất định nhằm cải thiện.
Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số)
Bất cứ khi nào người ta nhắc đến Digital Marketing thì đều đang nhắc đến việc sử dụng kỹ thuật số để quảng bá, xây dựng, truyền tải thông điệp từ doanh nghiệp tới người dùng. Có thể nói, Digital marketing không bị giới hạn trong việc có sử dụng Internet hay không mà nó bao quát rất nhiều kỹ thuật tiếp thị khác nhau. Ví dụ SMS Marketing là hình thức bạn gửi cho khách hàng những thông tin khuyến mại, chương trình tri ân và khách hàng không cần dùng tới Internet, đây là hình thức Digital Marketing. Mọi hoạt động dưới nền tảng kỹ thuật số thì đều được gọi là Digital Marketing (Email, E-book, Game, Content, Video, Quảng cáo TV, Digital OOH,…).
Online Marketing (Tiếp thị trực tuyến)
Online Marketing là tập hợp con của Digital marketing, đặc điểm dễ nhận biết nhất của Online Marketing là được thực hiện trên nền tảng có kết nối Internet. Ví dụ: Khi doanh nghiệp tạo chiến dịch CPC hay Display Ads (quảng cáo hiển thị hình ảnh) thì chính là đang thực hiện Online Marketing. Online Marketing cũng là hình thức được phát triển cùng công nghệ và nó đang phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng từng ngày, từng giờ. Chính vì việc nó dễ dàng tiếp cận mà nó khiến người ta nhầm lẫn với Digital Marketing. Một số hình thức Online Marketing có thể dễ dàng kể đến như: Website, Social Media, SEO, Display Ads,….
Nên dùng Online Marketing hay Digital Marketing
Hiện nay trong thời đại công nghệ số phát triển thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn thực hiện một hình thức tiếp thị kỹ thuật số. Tuy nhiên thì doanh nghiệp cần lên kế hoạch và tìm ra vấn đề để biết được để truyền thông hiệu quả phải xác định được loại hình doanh nghiệp của mình, lĩnh vực mình hoạt động, ngân sách, đối tượng khách hàng,…
Chính vì thế, doanh nghiệp nên sử dụng ít nhất một hình thức tiếp thị trực tuyến ngoài hình thức tiếp thị kỹ thuật số để dễ dàng thu thập và đo lường kết quả của nỗ lực doanh nghiệp thực hiện. Ví dụ khi bạn sử dụng Google Analytics và bạn thực hiện một chiến dịch PPC, hãy thêm vào theo dõi chuyển đổi và kiểm tra xem ngân sách của bạn chi chủ yếu hco cái gì và phân tích xem bạn đã chi tiếp hợp lý hay chưa.
Các bước để lên một chiến lược hiệu quả cho hoạt động Digital Marketing là gì?
Bước 1: Xây dựng khách hàng cho doanh nghiệp của bạn
Một doanh nghiệp có tồn tại hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách hàng. Đối với bất kỳ chiến lược marketing nào thì chiến lược Digital marketing phải được xây dựng dựa trên các đặc tính chi tiết của người mua. Người mua đại diện cho nhóm khách hàng trọng tâm mà doanh nghiệp bạn hướng đến, bằng cách nghiên cứu, khảo sát và phỏng vấn đối tượng mục tiêu.
Xây dựng khách hàng cho doanh nghiệp là bước đầu cho mỗi chiến lược marketing (Nguồn: 99designs)
Để hỗ trợ đắc lực cho chiến lược digital marketing của bạn, những gì bạn nên làm là thu thập thông tin của khách hàng. Điều đó phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp của bạn và có thể thay đổi phụ thuộc vào việc bạn là B2B hay B2C hay sản phẩm của bạn có chi phí cao hay chi phí thấp. Một số điểm bắt đầu và bạn sẽ phải điều chỉnh chúng bằng những:
- Thông tin định lượng
- Thông tin định tính
Bước 2: Xác định mục tiêu và công cụ Digital marketing hiệu quả
Mục tiêu của mọi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận vì vậy mục tiêu của marketing cũng gắn liền với các mục tiêu cơ bản của kinh doanh. Cho dù mục tiêu của bạn là gì đi chăng nữa, bạn cần biết cách đo nó và quan trọng hơn là có thể đo lường nó.
Cách bạn đo lường hiệu quả của chiến lược Digital Marketing sẽ khách nhau đối với mỗi doanh nghiệp và phụ thuộc vào mục tiêu của bạn. Thế nhưng, điều quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo bạn có thể làm được điều đó và các số liệu này sẽ giúp bạn điều chính những chiến lược của bạn trong tương lai. Một số công cụ sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu hiệu quả:
- Website bằng mã nguồn mở
- SEO (Search Engine Optimization)
- SEM (Search Engine Marketing)
- Social media marketing
- Email marketing
- Web Analytics
- Nội dung (Content)
Bước 3: Xác định tài sản hiện có và định giá các kênh Digital Marketing
Khi xem xét các kênh hoặc tài sản sẵn có để đưa vào chiến lược của bạn, trước hết hãy xem xét bức tranh lớn để tránh bị choáng ngợp.
Owned media đề cập đến các tài sản digital mà thương hiệu hoặc công ty của bạn sở hữu – cho dù đó là trang web của bạn. Kênh sở hữu là những thứ mà doanh nghiệp của bạn có toàn quyền kiểm soát. Điều này có thể bao gồm một số nội dung ngoài trang web mà bạn sở hữu không được lưu trữ trên website của bạn, chẳng hạn như một số blog mà bạn xuất bản trên phương tiện chẳng hạn.
Lưu ý khi xác định tài sản hiện có, định giá digital marketing là gì (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Tổng hợp 5 modules chính của Brand Marketing
Phương tiện thanh toán đề cập đến bất kỳ phương tiện hoặc kênh mà bạn chi tiền để thu hút sự chú ý của khách hàng. Điều này bao gồm những thứ như Google Adwords, bài đăng phương tiện truyền thông xã hội, quảng cáo gốc và bất kỳ phương tiện nào khách mà bạn trả tiền trực tiếp.
Chiến lược Digital Marketing của bạn có thể kết hợp các yếu tố của các kênh, tất cả làm việc cùng nhau giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Nó không bắt buộc phải sử dụng tất cả, nếu phương tiện truyền thông đã sở hữu và kiếm được thành công, thì có thể bạn không cần phải đầu tư vào khoản thanh toán.
Bước 4: Xác định kế hoạch cho các phương tiện truyền thông
Hình thức nội dung là điều đặc biệt trong các phương tiện truyền thông, đây cũng là tâm điểm của chiến lược Digital marketing. Nội dung sẽ giúp truyền tải đến khách hàng thông điệp và chuyển đổi khách hàng truy cập website của bạn thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Nó cũng là một yếu tố tác động làm nâng cao hình ảnh của thương hiệu, một khi nó được tối ưu hóa thì nó cũng có thể tăng lượng traffic.
Xác định kế hoạch cụ thể cho các phương tiện truyền thông là gì? (Nguồn: Internet)
Hãy lên một kế hoach hợp lý cho doanh nghiệp của bạn, hãy coi nội dung là “bản lề” và nó sẽ giúp mục tiêu của bạn hoàn thành. Bất kể mục đích của bạn là gì, bạn sẽ cần phải sử dụng nội dung sở hữu để hình thành chiến lược Digital marketing của mình.
Bước 5: Lên kế hoạch Earned media
Đánh giá phương tiện truyền thông kiếm được trước đây của bạn só với mục tiêu hiện tại của bạn có thể giúp bạn xác định được nơi tập trung thời gian. Xem nơi lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng của bạn đến từ đâu và xếp hạng từng nguồn phương tiện kiếm được hiệu quả nhất đến kém hiệu quả nhất.
Ý tưởng ở đây là xây dựng một bức tranh về Earned media sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, nếu có điều gì đó mới mà bạn muốn thử, đừng loại bỏ nó ra vội vì chỉ nó chưa được thử nghiệm.
>> Đọc thêm: Earned media là gì
Bước 6: Lập kế hoạch Paid media
Nếu bạn dành rất nhiều tiền cho AdWords và chưa thấy kết quả mong đợi, có thể đã đến lúc điều chỉnh cách tiếp cận của bạn hoặc bỏ nó hoàn toàn và tập trung vào nền tảng khác mang lại kết quả tốt hơn.Vào lúc kết thúc quá trình, bạn cần phải có ý tưởng rõ ràng về nền tảng Paid Media mà bạn muốn tiếp tục sử dụng và (nếu có) hoặc muốn xóa khỏi chiến lược của mình.
Các bước lập kế hoạch Digital Marketing là gì? (Nguồn: Sassy Infotech)
Bước 7: Mang tất cả kết hợp lại với nhau
Bạn đã hoàn thành được kế hoạch và nghiên cứu, những điều trên sẽ là nền tảng vững chắc để tạo nên cho bạn một chiến lược digital marketing cho riêng mình. Những điều bạn cần có gồm:
- Nắm rõ hồ sơ khách hàng của bạn
- Lập ra một hoặc nhiều mục tiêu Marketing cụ thể
- Checklist Owned/ Paid/ Earned Media của bạn
- Kiểm toán Owned/ Paid/ Earned Media hiện có của bạn
- Kế hoạch tạo nội dung sở hữu hoặc danh sách mong muốn.
Hãy xem lại chiến lược Digital marketing là gì và gắn kết tất cả các bước trên lại mới nhau và sử dụng hiệu quả chiêu thức của nó. Những chuỗi hành động đó sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu sử dụng Digital Marketing.
Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp của Digital Marketing là gì
Chúng ta thấy được rằng để phát triển một doanh nghiệp thì digital marketing là một điều không thể thiếu được. Trong một thế giới văn minh hiện đại như ngày hôm nay, những hình thức càng tiện lợi và có độ phủ sóng với người tiêu dùng cao thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Cứ thử lấy ví dự như ở Mỹ, một doanh nghiệp mà doanh số bán hàng phần lớn từ online, quản lý tiết kiệm thời gian, nâng cao tối đa hiệu quả công việc và tiết kiệm khá nhiều nhân lực. Mọi thứ đều áp dụng Digital Marketing là một kế hoạch hết sức thông minh và gây được hiệu quả ở mức tối đa cho doanh nghiệp ở Mỹ.
Vậy nên thời đại bùng nổ của thương mại điện tử nên việc áp dụng Digital marketing là điều cần thiết lúc này và sử dụng “vũ khí” mục tiêu của Digital marketing như là điều hiển nhiên mà mỗi doanh nghiệp nên áp dụng vào thực tế.
Kết luận
Như vậy thông bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu được thế là Digital marketing cũng như những vấn đề xoay quanh. Đối với hầu hết các nhãn hiệu Digital marketing là điều cần thiết tuyệt đối trong thời buổi nền kinh tế phát triển như ngày nay. Thách thức với hầu hết các công ty là thông tin đa luồng, vì vậy các marketer nên hiểu bản chất digital marketing là gì. Từ đó có những chiến lược, lên các bước marketing hợp lý tạo ra hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.
Thắng Nguyễn – Marketing AI
(Theo DMSacademy)
4.5/5 – (33 bình chọn)