Chia sẻ Tin tức

Digital Marketing là một mảng nhỏ hơn của Marketing, yêu cầu những kiến thức chuyên sâu hơn các chiến lược marketing căn bản và khả năng sáng tạo. Nếu bạn đang cân nhắc thử sức với ngành Digital Marketing thì hãy cùng tìm hiểu những kỹ năng cần có và công việc của một digital marketer là gì nhé. Digital Marketer là ai?

Thông thường một digital marketer sẽ liên quan đến việc sử dụng các kênh digital để tạo ra leads và xây dựng brand awareness (nhận diện thương hiệu). Các kênh digital thường gặp gồm có:

Bạn đang xem: digital marketing là làm gì

-Website của công ty

-Social media

-Bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm (SEM)

-Email marketing

-Quảng cáo online

-Blog của công ty

Đề xuất riêng cho bạn: Chia sẻ Content Executive Là Gì Và Làm Sao Để Trở Thành Content Executive?

Dựa vào đây, digital marketer phải sử dụng các công cụ đo lường để tìm ra điểm yếu và phương án cải thiện hiệu suất trên các kênh này. Tùy công ty, digital marketer có thể chịu trách nhiệm cho toàn bộ chiến lược digital của công ty hoặc chỉ tập trung vào một thứ. Tại các công ty SMEs hoặc start-up thường có một chuyên gia hoặc một quản lý chung; trong khi đó ở các tập đoàn, trách nhiệm này có thể được phân bổ cho một team hoặc thậm chí cho nhiều bộ phận khác nhau có liên quan. CHUYÊN GIA Ở ĐÂY ĐƯỢC HIỂU LÀ NGƯỜI CÓ NHIỆM VỤ ĐIỀU HƯỚNG NHỮNG KHÁCH HÀNG LIÊN QUAN ĐẾN MỤC TIÊU TĂNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU VÀ NIỀM TIN, CUỐI CÙNG THÚC ĐẨY Ý ĐỊNH MUA HÀNG – JUSTIN EMIG, VP OF MARKETING & INNOVATION, WEB TALENT MARKETING Các lĩnh vực của Digital Marketing

Ở trong digital marketing, bạn có thể lựa chọn học tất cả để hiểu hoặc chỉ tập trung phát triển 1 đến 2 kỹ năng và cực kỳ thành thạo nó. Ví dụ, bạn có thể lựa chọn trở thành một người sáng tạo hiểu về code hoặc một chuyên gia công nghệ kèm theo kỹ năng về content trên social media. Đó là một lĩnh vực nơi kinh nghiệm hoặc thực tập tốt (internship) nói lên nhiều điều. “Certifications are the new degree,” một khẳng định nữa từ Justin Emig. Có rất nhiều chứng chỉ online bạn có thể thêm vào CV, tăng độ tin cậy với nhà tuyển dụng. Đây thường là cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng nếu bạn muốn một công việc trong ngành digital marketing. Một điểm lưu ý nhỏ: Đừng cố gắng đề cập tất cả “thành tích” của bạn trên nền tảng online như là các trang mạng xã hội nghìn followers. Vậy một digital marketer cần có những kỹ năng và hiểu biết về cái gì, hãy cùng tìm hiểu nhé. Video: Có một thống kê chỉ ra rằng “Trong thời đại mà người dùng bị bủa vây bởi quá nhiều thông tin, mức độ tập trung của chúng ta giảm xuống khoảng 8,25 giây”. Vì vậy để thu hút được sự chú ý của người dùng online chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Các nghiên cứu đã cho thấy video giúp tăng lượng tương tác và tạo xếp hạng cao hơn trên Google. Bạn không cần trở thành video producer nhưng bạn có thể học cách tạo ra một video cơ bản. Hiểu cách viết kịch bản, sử dụng các nền tảng và apps để tạo ra video và các yếu tố ảnh hưởng của video sẽ là điểm cộng lớn cho bạn khi ứng tuyển cho công việc digital marketing. SEO & SEM: Tìm kiếm online điều hướng quảng cáo digital. Bạn phải hiểu về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và SEM (search engine marketing) nếu muốn làm việc trong ngành này. Bạn đừng cảm thấy quá lo lắng về sử dụng back-end. Hiểu về tầm quan trọng của SEO và cách ứng dụng của nó trong ngành còn quan trọng hơn rất nhiều. Đây là bước đầu tiên cảu bất cứ chiến dịch digital marketing hay quản trị nội dung nào. Hiểu cách SEO và SEM hoạt động và ảnh hưởng đến mục tiêu chung sẽ giúp bạn phối hợp tốt hơn với những mảng còn lại của team digital mà không cảm thấy lạc lõng hay ở nhầm chỗ.

Content Marketing: Nội dung (Content) là cái thu hút và tương tác với khách hàng dù cho đó là website, video, social media hay blog. Nó có thể là bất cứ điều gì mà mọi người có thể tìm kiếm online: whitepapers, case studies, sách hướng dẫn và rất nhiều thứ khác nữa. Hiểu rõ các khía cạnh của content, cách tạo ra content, hiệu quả của nó và cách sử dụng tốt nhất sẽ cung cấp cho bạn một lượng kiến thức khổng lồ đủ để biết về bất cứ vai trò nào trong digital marketing. Bạn cũng cần tìm hiểu content nên được sử dụng như thế nào để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu bao gồm cả trên social media. Phụ thuộc vào trình độ công việc mà bạn tìm kiếm trong ngành digital marketing, bạn cũng sẽ phải biết về chiến lược nội dung và phương pháp đo lường. Data & Phân tích dữ liệu: Google Analytics là công cụ phổ biến và quan trọng của digital marketing. Bạn có thể kiểm tra các báo cáo nhưng điều quan trọng hơn là cách sử dụng những thông tin bạn tìm được. Quản trị một dự án và áp dụng các kết quả tìm được dựa trên hành vi khách hàng sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt hơn để tăng lượt chuyển đổi và điều hướng traffic. Thu thập và sử dụng data cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng vì những data thu thập được bởi doanh nghiệp giống như một mỏ vàng. Nó phải được phân tích kỹ lưỡng và chuyên sâu để thu thập và giữ chân khách hàng mới. Design Thinking: Trải nghiệm khách hàng là chìa khóa thành công trên nền tảng digital. Tư duy thiết kế (Design thinking) vô cùng quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp hiểu cách tương tác với khách hàng tốt nhất. Nhưng trước hết, hãy đảm bảo rằng trải nghiệm online của khách hàng dễ dàng, đơn giản và hiệu quả. Đó có thể bao gồm các trang online shopping, tiếp cận thông tin và một số điều khác công ty của bạn có thể cung cấp cho khách hàng bao gồm các ứng dụng cá nhân hóa. Bạn phải có cái nhìn tổng quát hơn về kết quả những việc bạn đang thực hiện và dự đoán trước những vấn đề có thể xảy ra. Bạn cũng phải đề xuất những cải thiện dựa trên những dự đoán của mình và đảm bảo ý tưởng của bạn là khả thi.

Kiến thức về công nghệ: Công nghệ có ảnh hưởng vô cùng lớn trong thời đại số hiện nay. Để không “lạc quẻ” trong ngành, bạn phải hiểu rõ những công nghệ mới nhất được cập nhật và cách nó đang được sử dụng. Làm việc trong ngành luôn có sự đổi mới, bạn cũng cần phải thích nghi nhanh chóng với những cập nhật thay đổi và hoàn thiện bản marketing plan phù hợp với thời đại. Tôi tin rằng sử dụng công nghệ không phải vấn đề quá khó với bạn. Bất kể bạn muốn bắt đầu (hoặc kết thúc) ở bước nào trong sự nghiệp của mình, bạn vẫn nên biết về hệ thống mã hóa web và quản lý nội dung (CMS). Hiểu cách tương tác: Hơn tất cả mọi thứ, bạn cần hiểu được cách tốt nhất để thu hút khách hàng là gì. Bạn sẽ cần sức thuyết phục cực kỳ lớn để có thể hình thành một chiến dịch giúp phát triển doanh nghiệp. Để có thể làm được điều đó bạn phải tìm ra điều gì đã giúp doanh nghiệp có được khách hàng như hôm nay và điều gì đã tạo nên sự cam kết và sự chuyển đổi đến mua hàng. Tuy nhiên số lượng người theo dõi các trang mạng xã hội của bạn chưa bao giờ đủ để thể hiện kết quả công việc của bạn. Bạn cũng phải thuyết phục mọi người từ phía bên trong. Bạn sẽ phải thuyết phục nhóm của bạn, các bộ phận liên quan và đặc biệt là sếp rằng họ đang chi tiền cho điều xứng đáng. Hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ mọi công việc từ SEO đến content và công nghệ cũng phản hồi từ tất cả mọi người. Đó là cách tốt nhất để kế hoạch của bạn được thực hiện suôn sẻ. Một số vị trí phổ biến trong ngành Digital Marketing Vậy với tất cả khối kiến thức khổng lồ bên trên, bạn có thể làm gì trong ngành Digital Marketing? Dưới đây là một vài lộ trình nghề nghiệp bạn có thể lựa chọn: SEO Manager

Với vị trí này, bạn sẽ phát huy kỹ năng của một chuyên gia SEO để điều hướng nội dung và cải thiện content của công ty trên các nền tảng digital. Đầu vào của bạn sẽ định hướng những người sáng tạo nội dung nhắm đúng mục tiêu và insight khách hàng. Từ đó performance của công ty trên Google và social media sẽ được cải thiện và nâng cao. Content Marketing Specialist

Dành cho bạn: Proposition và những chữ P khác Lưu

Bạn sẽ là nhà sáng tạo nôi dung cùng với lên kế hoạch và có thể là chiến lược để đảm bảo lượng traffic và thứ hạng Google của công ty tăng lên. Bạn sẽ lên kế hoạch cho những nội dung cần có là dạng video, blog hay social media. Bạn có thể kết hợp với SEO Manager để đưa ra bộ từ khóa hiệu quả nhất cho content. Social Media Manager

Một người quản lý social media sẽ tập trung vào lên lịch đăng, tạo các bài post và giám sát các bài đăng trên social media. Nếu bạn để ý, sẽ luôn có sự giao nhau giữa các vị trí để tạo nên một chiến lược digital marketing tổng thể.

Marketing Automation Coordinator

Vị trí này sẽ làm việc với hiệu quả và kết quả của chiến dịch marketing. Đây là một công việc thiên về công nghệ nhiều hơn. Bạn sẽ được tiếp xúc với những phần mềm tốt nhất để nghiên cứu và tìm ra hành vi quan trọng của khách hàng. Bạn cũng sẽ tham gia vào việc đo lường và thống kê khi theo dõi hiệu suất chiến dịch. Digital Marketing Manager

Bạn sẽ giám sát việc phát triển chiến lược nội dung và toàn bộ chiến dịch marketing. Công việc của bạn sẽ liên quan đến việc tăng độ nhận diện thương hiệu, điều hướng traffic để có được những khách hàng mới. Bạn cũng phải liên tục cập nhật các yếu tố công nghệ để tối ưu hóa chiến dịch digital marketing. Bạn cần phân tích các công việc marketing đã được thực hiện để theo dõi và đánh giá kết quả chiến dịch. Tạm kết

Dấn thân vào ngành Digital Marketing, bạn phải nhanh nhạy với các thay đổi và hình thành tư duy cầu tiến. Và nhớ rằng chiến dịch của bạn không thể thành công nếu thiếu sự phối hợp của tất cả thành viên trong team. Bởi vậy teamwork và leadership cũng là 2 kỹ năng quan trọng không kém khác bạn cần tích lũy trong quá trình làm việc.

Nguồn: Phạm Ngân Giang/ BrandsVietNam

Theo: 88lab

Viết một bình luận