Chia sẻ Khai thác lễ hội du lịch ở Việt Nam

Nội dung bài viết

Khoe sắcẢnh: Nguyễn Viết Thảo

Bạn đang xem: du lịch lễ hội là gì

Dưới đây, chúng tôi xin trao đổi những vấn đề cơ bản của lễ hội du lịch để đóng góp phần phát triển hoạt động kinh tế – văn hóa – xã hội đặc biệt quan trọng này.

Lễ hội du lịch là những hoạt động của con người mang tư cách một công cụ văn hóa đa năng diễn ra vào những thời điểm được lựa chọn ở các địa phương dựa trên cơ sở các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan. Lễ hội du lịch nhằm khai thác các giá trị tổng hợp của truyền thống và hiện tại phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương và đất nước qua con đường du lịch.

Lễ hội du lịch trước hết là một lễ hội mang đậm sắc thái văn hóa truyền thống, có sự kết hợp các thành tựu của hiện tại để vươn tới các mục tiêu trước mắt và lâu dài. Lễ hội du lịch là thời điểm cho các địa phương, đơn vị đánh dấu và kỷ niệm các mốc thời gian lịch sử có liên quan đến địa phương và đất nước. Đó là các mốc thời gian ghi dấu sự ra đời, phát triển của một vùng đất, một địa danh hay kỷ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Đây cũng là dịp để đề cao và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của từng địa phương… thoả mãn nhu cầu đa dạng của nhân dân địa phương và du khách trong, ngoài nước. Khách tham dự lễ hội đồng thời cũng là khách du lịch. Do vậy, lễ hội du lịch còn là dịp để các địa phương, công ty kinh doanh du lịch, quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm của mình và gặp gỡ đối tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, ký các thoả thuận, ghi nhớ hợp đồng kinh tế, phối hợp hành động trên nhiều lĩnh vực.

Có thể nói, lễ hội du lịch là một hoạt động mới, đầy hứa hẹn với các địa phương, đơn vị tổ chức. Đây là một công cụ văn hóa đa năng, một hoạt động kinh tế mở mang tính đối ngoại, một sinh hoạt chính trị rộng khắp và là một hoạt động mang tính xã hội hóa cao. Tất cả đang khởi động và triển khai với một quy mô và mức độ tập trung hơn bao giờ hết ở tất cả các địa phương trên đất nước ta.Sự khác nhau giữa lễ hội cổ truyền và lễ hội du lịch

Nên xem: Chia sẻ Công ty lữ hành (Tour operator – TO) là gì? Phân loại công ty

Về thời gian tổ chức: Lễ hội cổ truyền thường chỉ diễn ra vào hai mùa xuân – thu, thời gian tổ chức thường ngắn (dưới 3 ngày, trừ một số lễ hội lớn như hội chùa Hương, hội xuân Yên Tử…). Các hoạt động trong lễ hội cổ truyền thường diễn ra ban ngày, nếu có hoạt động diễn ra vào buổi tối, đêm thì thường trong không gian thần điện. Trong khi đó, lễ hội du lịch có thể diễn ra vào những thời gian bất kỳ, thời gian tổ chức dài, các hoạt động diễn ra cả ban ngày lẫn buổi tối và ban đêm trên nhiều khu vực thuộc địa bàn ảnh hưởng của lễ hội. Không gian lễ hội: Không gian của lễ hội cổ truyền hẹp, bao trùm trong khu vực sinh sống của cộng đồng cư dân, tâm điểm là hệ thống di tích lịch sử văn hóa của địa phương. Trong khi đó, không gian của lễ hội du lịch rộng, lan toả đến cả không gian phụ cận có liên quan, tâm điểm là những khu vực quảng trường, sân khấu trung tâm, và các tuyến điểm du lịch nội vùng và phụ cận như các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống… Về mục đích, tính chất, nội dung: Lễ hội cổ truyền được tổ chức không vì mục đích kinh tế, các hoạt động mang tính “trao gửi” hơn là “nhận”. Bên cạnh các mục đích chính trị, văn hóa xã hội, lễ hội du lịch còn mang nặng yếu tố kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch. Xét về tính chất, lễ hội cổ truyền mang tính thiêng, trang nghiêm, thành kính, thì lễ hội du lịch mang tính sôi động, hiệu quả, thiết thực… Trong lễ hội cổ truyền, tính “liên kết cộng đồng”, tính bản địa thể hiện rõ nét thì trong lễ hội du lịch tính “xã hội hóa”, tính liên kết, phối hợp đa phương, đa ngành, đa lãnh thổ trong lễ hội du lịch được chú trọng hơn cả. Về hình thức hoạt động: Lễ hội cổ truyền có chu trình hoạt động mang tính bất biến trong thời gian dài trong khi lễ hội du lịch có chu trình hoạt động mang tính khả biến, thích ứng cao. Khác với lễ hội cổ truyền sử dụng nhiều trang thiết bị, đạo cụ truyền thống thì lễ hội du lịch có sự phối kết hợp và sử dụng nhiều trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Lễ hội cổ truyền do người dân địa phương tiến hành nhưng lễ hội du lịch có sự phối kết hợp giữa địa phương và các địa phương bạn (cả trong nước và quốc tế) và các ngành hữu quan.

Cơ sở để tổ chức lễ hội du lịch Lễ hội du lịch là một hình thức hoạt động chính trị – kinh tế – vănhóa xã hội mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Mọi hoạt động diễn ra trong lễ hội du lịch có sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và yếu tố hiện tại nhưng nhằm hướng tới tương lai. Do vậy, muốn tổ chức thành công một lễ hội du lịch, phải xuất phát từ tình hình thực tế, từ thực tiễn xã hội, phải căn cứ vào:

– Các mốc thời gian, các sự kiện lịch sử có liên quan của địa phương, đất nước.

– Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương và đất nước cho phép.

– Tiềm năng, nguồn lực du lịch của địa phương.

– Cơ sở hạ tầng du lịch của địa phương, khả năng đáp ứng về mọi mặt các yêu cầu đặt ra.

Nên xem: Kiến thức mới Phân loại và tìm hiểu các loại hình du lịch ở Việt Nam hiện nay

– Mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của từng thời kỳ.

– Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn.

– Những hoạt động của các địa phương bạn trong cả nước, trong vùng, và các tiểu vùng có liên quan. Tất cả những căn cứ đó phải được xem xét cụ thể, khách quan và có dự kiến các tình huống có thể xảy ra, xu hướng phát sinh phát triển, giải pháp thực hiện.

Sau khi có ý tưởng, công việc đầu tư trong khâu chuẩn bị tổ chức lễ hội du lịch là đặt tên cho lễ hội. Tên của lễ hội du lịch phải ấn tượng, gợi cảm, phản ánh được cái hay, cái đặc sắc của địa phương đơn vị.

Ngay sau đó là việc hình thành kịch bản văn học. Ban tổ chức phải dự kiến những vấn đề về kịch bản do ai viết, ở đâu, thời gian nào, nội dung cần phản ánh những vấn đề chủ đạo nổi bật gì? Trên cơ sở kịch bản văn học, cần hoạch định các kịch bản phân cảnh… Cần xã hội hóa các công tác có liên quan với các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà tài trợ. Thống nhất và quy định nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm, trình tự, thủ tục và cách thức chuyển giao.

Phát động thi sáng tác, xây dựng logo biểu trưng, slogan (khâu hiệu) và sáng tác bài hát chính thức cho lễ hội, cho liên hoan du lịch. Ban tổ chức phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho lễ hội du lịch với hai giai đoạn cụ thể: “tiền lễ hội” và “cận lễ hội”; xây dựng chi tiết kế hoạch thông tin tuyên truyền sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Thông thường, các hoạt động đa dạng của lễ hội du lịch sẽ diễn ra ở 5 khu vực chính sau đây: khu vực sân khấu trung tâm; khu gian hàng hội chợ triển lãm; khu chợ quê và văn hóa ẩm thực; khu vực tổ chức những dịch vụ bổ trợ. Những tuyến điểm tham quan du lịch nội vùng và phụ cận bao gồm hệ thống di tích và danh thắng, các làng nghề truyền thống, các khu du lịch và các điểm tham quan khác…

Trên đây là một số vấn đề cơ bản mang tính định hướng để tổ chức lễ hội du lịch ở bất cứ một địa phương, đơn vị nào, còn những công việc cụ thể, ở những địa phương, đơn vị cụ thể sẽ được cụ thể hóa bằng những biện pháp phù hợp khi tổ chức lễ hội du lịch. Trong xu thế phát triển chung của đất nước, chắc chắn lễ hội du lịch ở Việt Nam sẽ thu được nhiều thắng lợi quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển.

DƯƠNG VĂN SÁU

Viết một bình luận