Dư nợ là gì? Một số khái niệm liên quan tới dư nợ tín dụng

Có rất nhiều người sử dụng các chương trình vay, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ từ các ngân hàng/ tổ chức tín dụng vì những tiện ích của nó mang lại trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người lại không hiểu hết thuật ngữ “Dư nợ” là gì. Rất nhiều người chỉ hiểu đơn giản dư nợ sẽ chính bằng số tiền mình được vay còn đến hiện tại và phải trả ngân hàng. Cách hiểu như vậy là hoàn toàn chưa đầy đủ và rất có thể sẽ gây khúc mắc giữa người vay và bên cho vay khi đến kỳ trả nợ.

Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ dư nợ và dư nợ tín dụng là gì?

Bạn đang xem: dư nợ ngân hàng là gì

Với nhiều người dư nợ còn là một khái niệm xa lạ. Còn những người tham gia các sản phẩm tài chính của ngân hàng chỉ quan tâm đến những thông tin liên quan đến việc mình vay được bao nhiêu, cùng những lợi ích đi kèm mà vô tình bỏ qua cụm từ dư nợ đi kèm.

Mục lục

Dư nợ là gì? Dư nợ tín dụng là gì?

Dư nợ (tiếng Anh: Debt) là số tiền mà những người đang vay nợ ngân hàng tính đến một thời điểm nhất định từ nhiều nguồn như thẻ tín dụng, các sản phẩm vay tín dụng, vay mua nhà, vay mua xe, vay tín chấp,….

Khi bạn trả hết nợ cho ngân hàng thì dư nợ sẽ bằng không. Trong lĩnh vực tài chính thì có rất nhiều khái niệm liên quan đến dư nợ như dư nợ ban đầu, dư nợ giảm dần, dư nợ quá hạn, doanh số thu nợ, doanh số cho vay. Phần dưới sẽ giúp bạn tìm hiểu về sự khác biệt giữa các khái niệm này để tránh nhầm lẫn chúng với nhau.

dư nợ là gì

Dư nợ tín dụng (hay còn gọi là dư nợ cho vay) là tổng số tiền mà bạn vay (dư nợ gốc) và số tiền lãi phát sinh trong suốt thời gian bạn vay (dư nợ lãi). Thông thường tại thời điểm vay, dư nợ tín dụng chính là khoản bạn được ngân hàng giải ngân cho vay và được đề trên thỏa thuận của hai bên (hợp đồng tín dụng hoặc đề nghị giải ngân của từng lần giải ngân).

Sau một khoảng thời gian nếu bạn trả nợ gốc dần thì dư nợ gốc sẽ giảm theo phần bạn đã trả, dư nợ lãi cũng giảm theo trên cơ sở dư nợ gốc giảm, từ đó dư nợ tín dụng giảm và ngược lại.

Đáng xem: Chứng từ ngân hàng gồm những gì?

Lưu ý dư nợ lãi ở đây bao gồm cả lãi cho khoản vay thông thường và lãi quá hạn khi bạn không trả nợ đúng hạn.

Dư nợ tín dụng có thể là một căn cứ để ngân hàng và các tổ chức kinh tế đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín của bạn. Trường hợp công ty không có nhiều dự án, hợp đồng nhưng tăng trưởng dư nợ quá lớn, có phải do sức ép từ các nhà cung cấp không, hay uy tín của công ty bạn bị sụt giảm dẫn đến điều khoản trả chậm bị thay đổi .v.v…

Đồng thời dư nợ tín dụng cũng giúp ngân hàng đánh giá lịch sử tín dụng và uy tín trong quá trình trả nợ các khoản vay của bạn. Như các bạn đã biết, khoản nợ được chia thành rất nhiều loại: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ nghi ngờ có khả năng mất vốn.v.v…Các khoản dư nợ đến một thời điểm nhất định sẽ được phân chia thành các loại nhóm nợ trên, từ đó giúp các tổ chức tín dụng đánh giá uy tín của bạn. Việc đến hạn thanh toán nợ mà bạn không thể thanh toán, thì bạn sẽ phải chịu phí phạt trả chậm và lịch sử tín dụng của bạn sẽ có nợ xấu. Tùy vào mức độ nợ xấu mà bạn sẽ khó có thể vay tín chấp ngân hàng trong tương lai.

Một số khái niệm liên quan đến dư nợ

Dư nợ ban đầu

Dư nợ ban đầu là số tiền vay của khách hàng tính tại thời điểm đầu tiên khi giải ngân. Bạn cần phân biệt hạn mức cho vay được ngân hàng phê duyệt và dư nợ ban đầu. Hạn mức cho vay là số tiền tối đa bạn được ngân hàng cho vay, còn dư nợ ban đầu có thể nhỏ hơn, nghĩa là bạn có thể vay ít hơn hạn mức bạn được cấp.

Dư nợ giảm dần

Dư nợ giảm dần là dư nợ sau khi bạn đã trả một phần so với dư nợ ban đầu. Lãi suất trên dư nợ giảm dần là một trong các cách tính lãi phổ biến hiện nay tại ngân hàng, tức là ngân hàng sẽ tính lãi trên dư nợ hiện có, không tính trên dư nợ ban đầu của toàn bộ thời gian vay.

Ví dụ: dư nợ ban đầu của bạn là 500 triệu VNĐ, lãi suất 10%, thời hạn vay là 5 năm. Lãi sẽ được tính theo tháng là 10%/năm trên 500 triệu VNĐ dư nợ. Đến 1 năm sau, bạn trả được 100 triệu thì dư nợ của bạn giảm xuống còn 400 triệu thì việc tính lãi sẽ là 10% trên dư nợ 400 triệu VNĐ cho các tháng tiếp theo.

Dư nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn là khoản nợ bao gồm cả vốn lẫn lãi mà người đi vay khi đến hạn phải trả nhưng không trả được hoặc không trả đúng thời hạn. Khi quá hạn dư nợ sẽ được xếp vào các nhóm nợ xấu.

>> Tham khảo: Nợ xấu là gì? Các nhóm nợ xấu

Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là tổng số tiền ngân hàng/ tổ chức tín dụng đã thu về từ những khoản vay hoặc là tổng số tiền khách hàng trả lại cho khách hàng trong một khoảng thời gian nào đó.

Doanh số cho vay

Đáng xem: Mách bạn Giãn Nợ Là Gì? Có Khác Gia Hạn Nợ Không? Mẫu Đơn Xin Giãn Nợ

Doanh số cho vay là tổng tất cả các khoản tiền mà ngân hàng đã cho vay ra trong một khoảng thời gian nào đó.

tổng dư nợ là gì

Các cách để thanh toán dư nợ

  • Nộp tiền mặt trực tiếp tại ngân hàng: Khách hàng có thể đến bất kỳ điểm giao dịch gần nhất của ngân hàng mà mình đăng ký để thanh toán dư nợ.
  • Ký séc hoặc ủy nhiệm chi: Ở những nước phát triển, mọi người thường chọn hình thức ký séc hoặc giấy ủy nhiệm chi kèm chữ ký để gửi ngân hàng yêu cầu thanh toán dư nợ cho thẻ tín dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì hình thức thanh toán này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.
  • Ghi nợ tự động: Bạn chỉ cần đăng ký dịch vụ ghi nợ tự động thì ngân hàng sẽ chủ động chuyển khoản tiền từ tài khoản thanh toán của bạn sang tài khoản tín dụng. Và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình hình thức thanh toán một phần hay thanh toán toàn bộ khoản dư nợ.
  • Thanh toán dư nợ bằng hình thức chuyển khoản: Đây được xem là phương thức thanh toán nợ nhanh chóng và tiện lợi nhất mà nhiều người ưu tiên lựa chọn. Bạn có thể thực hiện thao tác chuyển khoản tại các quầy, trụ ATM hoặc qua ngân hàng điện tử.

Dư nợ quá hạn sẽ gây ra hậu quả gì?

Khi các khoản nợ tín dụng quá hạn, ngân hàng sẽ nhắc nhở trước bằng phí phạt trả chậm khoảng 5-6% số tiền bạn nợ, đồng thời lãi quá hạn của bạn cũng thường rơi vào khoảng 1.5 lần so với lãi thông thường. Nếu khoản vay của bạn lớn thì sẽ thiệt hại rất nhiều tiền bạc chỉ để trả lãi.

Khi bạn nợ quá hạn quá lâu và để rơi vào nhóm nợ xấu trở lên thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

  • Bạn không có cơ hội được vay thêm bất kỳ khoản vay tiền mặt, vay tín chấp, vay tiều dùng nào ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tài chính hợp pháp, có uy tín.
  • Không được sử dụng thẻ tín dụng.
  • Dù bạn có thanh toán đầy đủ sau khi quá hạn một thời gian quá lâu thì bạn cũng mất một thời gian dài để các tổ chức tài chính duyệt hồ sơ.

>> Xem thêm: CIC là gì? Hướng dẫn tra cứu nợ xấu cá nhân trên CIC

Bạn nên nhớ các thông tin về dư nợ xấu của bạn không chỉ có bạn và ngân hàng cho bạn vay biết mà nó sẽ được thông tin lên hệ thống ngân hàng nhà nước để các tổ chức tín dụng cùng có thể xem được, vì vậy bạn đừng bao giờ trốn tránh trách nhiệm trả nợ, vì nó gây thiệt hại nhiều nhất cho chính bản thân bạn.

Đồng thời, bạn sẽ có nguy cơ bị mất tài sản đảm bảo đang thế chấp cho khoản vay ở ngân hàng nếu bạn không chi trả đầy đủ khoản vay.

Hậu quả vô cùng nghiêm trọng, vì vậy lời khuyên đưa ra là các bạn nên kiểm soát tình hình dư nợ của mình, đưa ra các phương án tổng thể về số tiền mình sẽ vay, trả nợ gốc lãi hàng tháng, hàng quý hay hàng năm như thế nào, nguồn thu nhập của mình có đủ hay không để tránh trường hợp quá hạn trong quá trình đã vay vốn.

5/5 – (4 bình chọn)

Viết một bình luận