Entry trong Forex là gì? Entry là một trong những vấn đề nan giải trong thị trường Forex. Tuy nhiên, một khi nhà giao dịch đã nắm được kiến thức về Entry, thì cho dù là nhà giao dịch thường xuyên gặp thua lỗ hoặc là nhà giao dịch kiếm được nhiều lợi nhuận, đều có thể tạo sự khác biệt từ nó.
- Chỉ báo RSI là gì? Cách sử dụng RSI hiệu quả nhất 2020
- Chỉ báo Bollinger Band là gì và cách sử dụng chỉ báo này hiệu quả nhất
- Các mô hình nến là gì? Top những mô hình nến nổi bật hiện nay
- Khái niệm lot trong Forex là gì? 1 lot trong Forex bằng bao nhiêu USD
- MetaTrader 5 là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết phần mềm MT5
Entry trong Forex là gì?
Hiện nay, trên thị trường Forex đang có quan điểm cho rằng Entry không quan trọng. Thực tế, câu nói này có ảnh hưởng rất lớn đến những chiến mới tham gia giao dịch, họ rất khó có thể chấp nhận điều này và thậm chí họ phản đối luôn quan điểm này. Để hiểu rõ nguyên nhân tại sao nhiều người cho rằng “Entry không quan trọng” nhà giao dịch nên đọc kỹ bài viết của danangchothue.com hôm nay.
Bạn đang xem: entry trong forex là gì
Hầu hết, những nhà giao dịch hiện nay đều chạy đua với những chỉ báo kỹ thuật, những công cụ hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao và bất chấp thay đổi tất cả các quy tắc giao dịch của mình chỉ vì chạy theo một quan điểm nào đó. Không ngoại trừ việc cho rằng Entry là một chìa khóa lớn mở ra cánh cửa thành công cho một giao dịch. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy, việc xác nhận chính xác điểm vào lệnh chỉ là tỷ lệ nhỏ nhoi quyết định thành bại của giao dịch mà thôi.
Nếu nói như vậy, thì để kiếm được nhiều lợi nhuận và biến giao dịch trở nên thành công thì nhà giao dịch cần làm gì? Mỗi lệnh mà nhà giao dịch đặt thực tế phải trải qua 6 bước, mà Entry chỉ là 1 trong 6 bước đó là thôi, đây cũng là bằng chứng cho thấy sự quan trọng của điểm Entry. Như vậy, nhà giao dịch nếu muốn thành công thì nhất định phải làm tốt 6 bước này.
6 bước thành công trong giao dịch Forex
Bước 1: Xây dựng chiến lược, Watchlist và xác định được thị trường
Có lẽ đây là bước mà hầu hết các nhà giao dịch đều bỏ qua, cũng giống như việc viết một bài văn mà không vạch ra dàn ý cụ thể vậy.
Ở bước đầu tiên này, nhà giao dịch cần hiểu được bản thân và biết phong cách giao dịch của mình, để từ đó hướng đến loại thị trường thích hợp nhất. Giả sử, bạn là một nhà giao dịch theo xu hướng, thì thị trường và cặp tiền bạn nên chọn phải có những biến động mạnh mẽ, còn nếu bạn là một trader chuyên giao dịch trên thị trường ít biến động, chẳng hạn như xu hướng đi ngang, thì nên chọn những vùng có ranh giới rõ ràng, trường hợp cuối cùng là nhà giao dịch đảo chiều, thì nên đợi một xu hướng đang yếu dần và có dấu hiệu của sự đảo chiều.
Một nhà giao dịch có tư duy tốt là một nhà giao dịch biết mình là ai, biết cách sàng lọc được loại thị trường phù hợp, cũng như tạo ra những cơ hội tốt cho bản thân vậy.
Đáng xem: Share cho bạn Gap là gì? 4 loại gap cơ bản trong giao dịch ngoại hối
Bước 2: Kiên nhẫn, hạn chế những giao dịch không tốt và khám phá entry trong forex là gì
Một điều còn quan trọng hơn cả tìm điểm vào lệnh là xác định được những thời điểm thị trường biến động xấu và không nên thực hiện giao dịch. Sau khi đã xác định được những nơi không nên tham gia vào thị trường và những điểm tốt để có thể thâm nhập, thì việc tiếp theo là ngồi và kiên nhẫn chờ đợi đến thời khắc tốt đẹp nhất.
Đối với hầu hết những nhà giao dịch, việc mở ra nhiều lệnh cũng không phải là việc nên làm.
Bởi vì, khi xét về tổng thể tất cả những lệnh mà nhà giao dịch đã mở, hiệu suất tổng thể đôi khi lại không tốt, nếu không tin, nhà giao dịch có thể bật lịch sử giao dịch của mình trong quá khứ để kiểm tra xem. Trường hợp đúng như trên, thì tốt nhất là nên dừng lại và mở ít lệnh hơn.
Bước 3: Tìm kiếm điểm vào lệnh và bắt đầu giao dịch
Sau khi đã thực hiện xong 2 bước trên, nhà giao dịch cần tiến hành lướt qua một lần nữa biểu đồ giao dịch của mình, để đánh giá tình hình thị trường. Tiếp theo là nhớ lại xem có bất kỳ tin tức nào có thể ảnh hưởng đến giao dịch của bạn trong thời điểm đó hay không. Bên cạnh đó, nhà giao dịch cần check lại những điểm cắt lỗ và chốt lời. Cuối cùng là chỉnh sửa khối lượng giao dịch cho phù hợp và đặt lệnh.
Bước 4: Quản lý lệnh một cách chặt chẽ
Khi đã bắt đầu lệnh, nhà giao dịch cần quan sát thật kỹ thị trường, đánh giá tình hình chung, tránh việc lơ là, dẫn đến những biến động không cứu vãn được. Hơn thế nữa, nhà giao dịch phải đưa ra những câu hỏi liên quan đến các yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới lệnh của mình như: tin tức mới, đảo chiều, …
Nhiều nhà giao dịch cứ cho rằng chỉ cần điểm vào Entry đẹp là có thể giải quyết được tất cả, nhưng thật sự không phải vậy. Nhà giao dịch có thể thấy, khi đã vào lệnh thì có rất nhiều vấn đề khác xảy ra, xử lý tốt những vấn đề đó, thì mới gọi là một giao dịch thành công.
Tham khảo thêm: Chia sẻ Sàn Forex Liber là gì? Sự hấp dẫn “chết người” từ mô hình Ponzi đa cấp
Bước 5: Quản lý cảm xúc khi thoát lệnh
Thực ra, quản lý được cảm xúc khi thoát lệnh là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi vì, chính những cảm xúc của giao dịch trước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc của nhà giao dịch khi mở thêm một lệnh nữa. Giả sử trường hợp đóng một lệnh thua lỗ. Khi đóng một lệnh đang thua lỗ, nhưng sau đó giá lại đảo chiều, thì tâm lý của nhà giao dịch là tiếc nuối và thậm chí có thể là muốn mở thêm một lệnh nữa để gỡ gạc. Đây là dấu hiệu của việc bị ảnh hưởng tâm lý thua lỗ.
Xét thêm một ví dụ khác, đó là đóng lệnh khi đang có nhiều lợi nhuận. Cũng là tiếc nuối, rồi lại mở thêm một lệnh và lần này sẽ chơi lớn hơn lần trước.
Đó là những tác hại của việc bị chi phối cảm xúc bởi giao dịch trước đó. Chính vì thế, không chỉ có những động thái trước và trong giao dịch, mà nhà giao dịch cần phải kiềm chế bản thân sau giao dịch nữa.
Bước 6: Đánh giá giao dịch
Theo như đánh giá chung, hầu hết các nhà giao dịch ít khi nào nhìn lại những thành công hoặc thất bại của mình. Đây chắc chắn là một sai lầm rất lớn của nhà giao dịch. Tại sao lại nói là sai lầm? Bời khi nhìn thấy những sai lầm trong quá khứ, thì nhà giao dịch mới biết được chỗ mình sai, biết được thị trường biến động như thế nào và từ đó mới có thể cải thiện mình hơn.
Cũng chính vì không muốn nhìn lại những cái sai của mình, cho nên những nhà giao dịch này thường đi tìm những phương pháp mới, chiến lược xịn sò hơn. Rồi cũng vì như vậy, mà chẳng có cách giao dịch nào được nhà giao dịch khai thác tỷ mỹ cả.
Kết luận
Sau khi biết được Entry trong Forex là gì? và sức ảnh hưởng của nó như thế nào? thì nhà giao dịch chắc hẳn đã thừa nhận Entry không quá quan trọng rồi chứ! Thực ra, 6 bước trên đều quan trọng theo cách riêng của nó, tuy nhiên, nhà giao dịch không nên quá đề cao bước nào cả, mà hãy thực hiện đúng các bước và áp dụng vào lệnh của mình một cách cẩn thận nhất. Chắc chắn lệnh của nhà giao dịch sẽ được cải thiện từng ngày đấy!
- Entry trong Forex là gì? Entry có thật sự quan trọng không?
- Fibonacci là gì? Tầm quan trọng của Fibonacci trong Forex
- Forex là gì? Tìm hiểu thị trường hấp dẫn nhất hành tinh hiện nay
- Forex Trading là gì? 10 sự chuẩn bị hoàn hảo trước khi bắt đầu giao dịch Forex
- ForexFactory là gì? Bí kíp thành công của các chuyên gia Forex