Experiential marketing vốn không còn là một khái niệm xa lạ với các marketer. Ở Việt Nam, các thương hiệu lớn như Budweiser, Samsung, thậm chí ông lớn ngành bán lẻ Lazada cũng đã thực hiện dạng chiến lược tiếp thị này. Bởi lẽ hình thức marketing này thường đem lại những hoạt động đời-thực, thú vị nhằm khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào nhân thức khách hàng. Chính vì thế, trong một thời đại khách hàng luôn thấy “ngán” quảng cáo thì experiential marketing là cơ hội để marketer có thể tạo ra sự khác biệt so với đối thủ để chiến thắng khách hàng.
Bạn đang xem: experiential marketing là gì
Sau đây, hãy cùng TM tìm hiểu hình thức marketing này tác động đến người tiêu dùng và thương hiệu như thế nào nhé!
1. Tăng doanh thu một cách hiệu quả
Dành cho bạn: Hot Hot [FA/F3: Tóm tắt kiến thức] Lesson 10 – Thuế bán hàng (Sales Tax)
Khi nhắc đến experiential marketing mọi người sẽ thường nghĩ tới những sự kiện hoành tráng, đắt tiền chỉ để xây dựng lòng trung khách hàng với thương hiệu. Tuy nhiên, đó chỉ là một nửa của sự thật, ngoài việc giúp các doanh tạo danh tiếng thì đến 79% các doanh nghiệp cho rằng experiential marketing giúp họ tăng đẩy doanh số của mình. Bởi lẽ khách hàng của bạn không chỉ mua sản phẩm không, mà họ còn mua lấy cảm giác được trở thành một phần của “cuộc vui” và vì thế hãy luôn đảm bảo những hoạt động của bạn đem lại cảm giác tích cực cho khách hàng.
Trong năm 2011, Slurpee đã tung ra một chiến dịch khuyến mãi trong vòng 24h khá táo bạo mang tên “Bring your own cups” ở Úc. Cụ thể, nhãn hàng nước giải khát này cho phép tất cả khách hàng của mình đem bất cứ loại ly nào để đựng món Slurpee với giá không đổi ở các cửa hàng 7-Eleven. Và ngay lập tức chiến dịch này đã tạo nên một “cơn sốt” điên cuồng và đẩy doanh số của Slurpee lên tới 270% chỉ trong vòng 24h.
2. Trải nghiệm sâu sắc giá trị thương hiệu
Làm sao để khách hàng có thể hiểu và yêu một thương hiệu? Đây chính là bài toán mà mọi marketer đều mong muốn được giải đáp. Tuy nhiên, nếu chỉ trông cậy vào việc sử dụng TVC bạn cũng chỉ có thể tăng độ nhận biết với khách hàng. Còn để họ thực sự “yêu” và hiểu thương hiệu, bạn cần phải có những hoạt động experiential marketing để có thể “chạm” tới mọi “ngõ nghách” giác quan của họ.
Vào năm 2014, Coca – Cola đã tung ra chiến dịch “Hello Happiness Phone Booth” nhằm tăng brand love ở thị trường UAE. Để giải quyết vấn đề này, Coca – Cola đã đặt những bốt điện thoại công cộng dành cho tầng lớp công nhân nghèo đến từ Nam Á ở UAE để giúp họ có cơ hội gọi điện cho người thân.
Dành cho bạn: Bạn có biết Nhân viên sale xuất nhập khẩu cần có những kinh nghiệm gì
Kết quả, ý tưởng độc đáo này đã giúp Coca – Cola có được điều mình muốn khi BEI (Brand Equity Index) của họ tại UAE đã tăng đến 13,55%. Đi kèm với đó là những con số vô cùng ấn tượng khác khi họ nhận được tới 1,5 triệu đô tiền earned media, 830 triệu lượt hiển thị trên các trang MXH.
3. “Nguyên liệu” PR cho mọi kênh truyền thông
Trong thời đại thông tin được lan truyền với tốc độ chóng mặt, các kênh tin, phương tiện truyền thông luôn luôn trong tình trạng “đói tin” vì vậy một hoạt động experiential marketing với thông điệp độc đáo cũng sẽ giúp các thương hiệu thu hút rất nhiều media mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
Chiến dịch xã hội Fearless Girl là một ví dụ điển hình của experimential marketing. Nhằm tác động đến thực trạng nữ quyền ở phố Wall khi có quá ít các nữ lãnh đạo trong các vị trí chủ chốt quan trọng của các tập đoàn tài chính, agency Mc Cann và công ty tư vấn State Street Global đã cùng hợp tác với nhau để đưa ra giải pháp. Để giải quyết vấn đề này, Mc Cann đã đưa ra ý tưởng đặt tượng đồng mang hình ảnh một cô gái bé nhỏ trước biểu tượng của phố Wall là Charging Bull với mục đích truyền đi thông điệp về sức mạnh nữ quyền trong giới tài chính.
Ngay khi được tung ra vào dịp 8-3, chiến dịch Fearless Girl đã nhận được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông. Nó đã thành công đến nỗi, Mc Cann đã không tốn “một xu” cho media nhưng Fearless Girl vẫn đạt con số kỷ lục với hơn 4,6 tỷ lượt hiển thị trên Twitter, 500.000 lượt chia sẻ khắp MXH . Ngoài chiến thắng vang dội trên media, Fearless Girl còn đã gửi thông điệp của mình đến hơn 476 công ty khác nhau ở phố Wall về việc bổ nhiệm các nữ lãnh đạo.