Share cho bạn Chủ đầu tư có được phép tự giám sát thi công công trình không?

Tại các khu vực đô thị, đặc biệt là các thành phố lớn, quá trình phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi sự thay đổi bộ mặt thông qua việc xây dựng các công trình xây dựng, chủ yếu là các tòa nhà cao tầng với kỹ thuật phức tạp và cực kỳ khó khăn. Nhiều công trình phải kéo dài tiến độ, nhiều sự cố công trình đã xảy ra không chỉ trong công trình đang xây dựng mà ở nhiều công trình lân cận.

Để thi công thành công một công trình có tầng hầm ngoài đòi hỏi phải có biện pháp thi công đúng đắn, đủ năng lực về máy móc, nhân lực cũng như phương tiện kỹ thuật thì quy trình giám sát thi công công trình trong các giai đoạn từ khi chuẩn bị thi công và suốt quá trình thi công có vai trò cực kỳ quan trọng. Có nhiều chủ thể thực hiện chức năng giám sát thi công công trình, trong đó có chủ đầu tư. Sự ghi nhận quyền này được thể hiện trong các văn bản pháp luật xây dựng và sẽ được Luật Dương Gia phân tích rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: giám sát chủ đầu tư là gì

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

Văn bản hợp nhất Luật Xây dựng năm 2020

Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

1. Khái quát về giám sát thi công công trình?

“Giám sát” là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, theo nghĩa thông thường, giám sát được hiểu là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền, có năng lực, chuyên môn thực hiện hoạt động theo dõi, đánh giá, kết luận đối với một sự việc, hiện tượng. Trên cơ sở khái niệm này, có thể hiểu giám sát thi công công trình là hoạt động của chủ thể có quyền theo quy định của pháp luật xây dựng với nội dung giám sát bao gồm chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.

Giám sát thi công công trình xây dựng là hoạt động đòi hỏi người giám sát phải có trình độ chuyên môn, có năng lực và trách nhiệm, khi thực hiện giám sát thi công, cá nhân, tổ chức giám sát phải đảm bảo các yêu cầu, cụ thể:

– Thực hiện giám sát trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;

Xem thêm: Đầu tư tăng trưởng là gì? Đặc điểm và cách đánh giá tiềm năng tăng trưởng của công ty

– Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;

– Trung thực, khách quan và không vụ lợi.

Giám sát thi công công trình là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, do đó, bên cạnh các công trình công cộng, các trung tâm thương mại thì nhà nước còn khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.

Xem thêm: Top 6 quỹ đầu tư mạo hiểm nổi bật nhất ở Việt Nam bạn không nên bỏ qua

Quá trình thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải thực hiện các nội dung sau:

(1) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

(2) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công trình;

(3) Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 06/2021 do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;

(4) Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

Xem thêm: Công ty tư vấn đầu tư đã đăng kí là gì? đặc điểm và vai trò

(5) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;

(6) Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

(7) Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

(8) Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;

(9) Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;

(10) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);

(11) Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định 06/2021; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

(12) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Xem thêm: Sự thâm hụt trong tài chính và đầu tư là gì? Giảm thiểu Rủi ro thâm hụt trong giao dịch

Đọc thêm: Chỉ bạn Đầu tư là gì? Kiến thức đầu tư chứng khoán cho người bắt đầu

Đối với giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân, phải đảm bảo giám sát các nội dung sau:

– Biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà ở và các công trình liền kề, lân cận;

– Chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị trước khi đưa vào thi công xây dựng;

– Hệ thống giàn giáo, kết cấu chống đỡ tạm và các máy móc, thiết bị phục vụ thi công;

– Biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.

Có thể thấy rằng, nội dung giám sát thi công công trình khá phức tạp và nhiều các hoạt đồng, điều này nhằm đảm bảo các nội dung trải dài trong suốt quá trình thi công, từ lúc chuẩn bị cho đến lúc nghiệm thu, đảm bảo chất lượng công trình đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và phục vụ an toàn nhu cầu sử dụng của nhà đầu tư.

2. Chủ đầu tư có được phép tự giám sát thi công công trình không?

Giám sát thi công công trình được thực hiện bởi hai chủ thể chính là nhà đầu tư và nhà thầu.

Như vậy, trả lời cho câu hỏi: Chủ đầu tư có được phép tự giám sát thi công công trình không?

Câu trả lời là Có.

Để chứng minh cho câu trả lời này, tác giả đưa ra một số căn cứ pháp lý như sau:

Trước hết, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 121 Luật Xây dựng quy định về quyền của chủ đầu tư trong việc: Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình. Chủ đầu tư có nghĩa vụ: Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng.

Cụ thể hơn, Điều 14, Nghị định 06/2021 quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư là “Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo nội dung quy định tại Điều 19 Nghị định này.” hay tại Khoản 2, Điều 19, Nghị định 06/2021 cũng có quy định: Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư, bộ phận giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án.

Như vậy, điều kiện cốt lõi để chủ đầu tư thực hiện quyền giám sát thi công công trình là phải có đủ điều kiện năng lực (đó là năng lực về chuyên môn, tài chính, nhân lực, máy móc, thiết bị). Thông thường, để thực hiện tốt nhiệm vụ này, chủ đầu tư sẽ phải lựa chọn những cá nhân làm việc dưới sự quản lý của họ, là những người đã có kinh nghiệm giám sát, có đầy đủ sức khỏe, năng lực trí tuệ và thể chất.

Quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư xuất phát từ việc họ là chủ thể bỏ tài chỉnh để thực hiện dự án, việc thực hiện giám sát sẽ giúp cho chủ đầu tư nắm bắt rõ tiến trình làm việc, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, an toàn lao động và tiết kiệm được nguồn chi phí trong việc thuê tổ chức giám sát thi công công trình.

Viết một bình luận