- Tài chính – Ngân hàng là gì?
- Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Tài chính – Ngân hàng trong xã hội hiện nay và tương lai: “Chất lượng thay số lượng”
- Ngành Tài chính – Ngân hàng học những gì?
- Cơ hội việc làm của ngành Tài chính – Ngân hàng:
- Các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng có chất lượng:
- Điểm mạnh của ngành Tài chính – Ngân hàng ở Cao đẳng Viễn Đông:
- Cơ hội học liên thông đại học:
CDV – Tài chính – Ngân hàng là một ngành khá là rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ. Vì vậy có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp. Ngành Tài chính – Ngân hàng chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau: Chuyên ngành Tài chính, chuyên ngành Ngân hàng, chuyên ngành Phân tích tài chính, Quỹ tín dụng…
Ngành Tài chính – Ngân hàng học những gì? Ra trường làm gì?
Bạn đang xem: học tài chính ngân hàng là học những gì
>> Thời gian đào tạo: Từ 2 đến 2.5 năm;
>> Các tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán; Lý; Hóa); A01 (Toán; Lý; Anh); D01 (Toán; Văn; Anh); C03 (Toán; Văn; Sử); C04 (Toán; Văn; Địa); TH2 (Toán, Văn; Tin học).
>> Chuyên ngành đào tạo: Tài chính; Ngân hàng; Quỹ tín dụng.
>> Hình thức xét tuyển:
– Xét trực tuyến tại: danangchothue.com/xettuyen.html
– Xét trực tiếp tại trường CĐ Viễn Đông hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện: download hồ sơ tại đây
Tài chính – Ngân hàng là gì?
Đây là ngành học khá rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Cụ thể hơn, ngành tài chính ngân hàng là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế. Liên quan đến Tài chính ngân hàng còn rất nhiều lĩnh vực chuyên sâu như Tài chính doanh nghiệp, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, chuyên ngành Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính…
Dù trong bất cứ bối cảnh nào của nền kinh tế, kể cả tăng trưởng hay trầm lặng thì tài chính – ngân hàng vẫn là ngành nghề cần thiết bỡi xét ở tầm vi mô nó liên quan đến các dịch vụ luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế, còn xét về mặt vĩ mô hơn, ngành tài chính ngân hàng đóng vái trò định hướng chiến lược chính sách tiền tệ.
Sinh viên thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Tài chính – Ngân hàng trong xã hội hiện nay và tương lai: “Chất lượng thay số lượng”
Sự hồi phục trở lại của lĩnh vực Tài chính ngân hàng trong những năm gần đây đã kéo theo bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng cũng như tổ chức tài chính. Chính vì vậy, ngành này hiện đang thu hút các bạn trẻ quan tâm trở lại và chọn làm cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (FALMI), Tài chính – Ngân hàng là một trong những ngành “nóng” về nhân lực trong năm 2017. Nhưng khác với những cơn “sốt” về số lượng trong thời gian qua, thị trường lao động ngày càng khó tính và đòi hỏi cao.
Không phải sinh viên nào cầm tấm bằng đại học, cao đẳng ngành này cũng dễ dàng xin việc, yêu cầu của các nhà tuyển dụng đặt ra về chuyên môn cũng như kỹ năng, ngoại ngữ của các ứng viên cũng ngày càng cao.
Chất lượng thay số lượng
Theo dự báo của các chuyên gia tài chính, đến năm 2017 nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính – Ngân hàng là khoảng 94.000 người, năm 2020 sẽ đạt con số gần 130 nghìn người.
Theo bà Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc điều hành Navigo Search (một công ty cung ứng lao động): “Sau thời gian nhu cầu nhân lực cho ngành ngân hàng phát triển nóng về lượng, trong ngắn hạn 2017 sẽ phát triển về chất. Sẽ không có tuyển dụng ồ ạt như thời gian vừa qua, không phải thích học ngân hàng, có bằng ngân hàng là chắc chắn sẽ làm việc trong ngành ngân hàng. Phải là người có khả năng, kỹ năng làm bài bản, sở trường thiên hướng làm ngân hàng mới có cơ hội trụ lại ở ngành này. Những ai không có chất sẽ bị đào thải”.
Ngoài ra ngành Tài chính – Ngân hàng còn:
– Là một trong những nhóm ngành trọng điểm của nền kinh tế, ngành tài chính – ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhóm lực lượng lao động có trình độ chuyên môn;
– Là ngành đặc thù có sự gắn kết chặt chẽ với tình hình biến động vĩ mô của nền kinh tế trong và ngoài nước;
Đề xuất riêng cho bạn: Mách bạn Vỡ nợ (Default) là gì? Đặc điểm, các trường hợp và hậu quả
– Có nhu cầu tuyển dụng đối với ngành ngày càng lớn đối với nhóm lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng;
– Có mức thu nhập và điều kiện làm việc luôn được xem là điểm thu hút lớn nhất đối với ngành;
– Có cơ hội thăng tiến và phát triển nhanh.
Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng thực tập thực tế tại công ty cổ phần chứng khoán SJC
Ngành Tài chính – Ngân hàng học những gì?
Kiến thức chuyên môn:
Sinh viên có kiến thức chuyên ngành về tiền tệ – ngân hàng và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại; hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính phi ngân hàng như: công ty chứng khoán, công ty tài chính,… và kiến thức về các hoạt động tài chính công ty, cụ thể:
– Sinh viên có kiến thức và biết thực hành các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại như: nghiệp vụ huy động vốn; nghiệp vụ thẩm định tín dụng và các công cụ cơ bản để kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng khi cho vay; nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối; nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, …
– Sinh viên có kiến thức và ứng dụng kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán vào phân tích và đầu tư chứng khoán; nghiệp vụ môi giới của các công ty chứng khoán; nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư, thị trường phái sinh,…
– Sinh viên nắm vững kiến thức và ứng dụng kiến thức chuyên môn để có thể phân tích – hoạch định và dự toán tài chính; phân tích và đánh giá hiệu quả và rủi ro của một dự án đầu tư; khả năng thống kê, phân tích và thẩm định các dự án đầu tư tài chính; phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh khác,…
Kỹ năng:
– Sinh viên có kỹ năng giải quyết một hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng; xử lý chứng từ và hạch toán; có khả năng tiếp cận nhanh chóng phần mềm giao dịch của các ngân hàng thương mại; có thể đọc, hiểu, xử lý và lập các chứng từ thương mại và chứng từ thanh toán trong thanh toán xuất nhập khẩu,…
– Kỹ năng tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán; kỹ năng phân tích và đầu tư chứng khoán; kỹ năng môi giới và tư vấn chứng khoán.
– Kỹ năng đọc và hiểu các báo cáo tài chính của các công ty; kỹ năng tổ chức, huy động và xây dựng cơ cấu vốn tối ưu; kỹ năng thiết lập, thẩm định và quản lý dự án đầu tư.
– Kỹ năng văn phòng: sử dụng thành thạo vi tính văn phòng (soạn thảo văn bản, hợp đồng, tờ trình, báo cáo, đề án,…; xử lý số liệu bằng các công cụ phân tích, thống kê dữ liệu; sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác tại đơn vị; tìm kiếm thông tin trên internet…), lưu trữ tài liệu…
– Có khả năng làm việc độc lập, văn hoá ứng xử giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm và có khả năng thuyết trình, diễn thuyết,…
Thái độ:
– Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước;
– Tính kỷ luật cao, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng;
– Có tinh thần hoà đồng và hợp tác tốt với các thành viên trong và ngoài tổ chức;
– Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, luôn tự rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn;
– Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng làm việc trong môi trường áp lực công việc cao.
* Tin học ứng dụng thành thạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
Đọc thêm: Chia sẻ Mục tiêu và nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp
* Ngoại Ngữ: B1 (Khung tham chiếu Châu Âu về Ngôn Ngữ).
Sinh viên Cao đẳng Viễn Đông phỏng vấn vào vị trí Giao dịch viên của Ngân hàng thương mại
>> Cựu SV tiêu biểu
Nguyễn Thị Diễm My, cựu HS THPT Kon Tum, tỉnh Kon Tum, cựu SV Tài chính Ngân hàng. Hiện làm việc tại Ngân hàng Liên Việt Postbank, Q.5
Nguyễn Châu Thanh, cựu HS THPT Nguyễn An Ninh, TP.HCM – cựu SV Tài chính Ngân hàng. Hiện làm việc tại Ngân hàng Quân Đội MB, TP.HCM
Ngô Thị Ngọc Thắm, cựu SV Tài chính Kế toán. Hiện làm việc tại Ngân hàng Techcom Bank, TP.HCM
Cơ hội việc làm của ngành Tài chính – Ngân hàng:
– Sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc tại các ngân hàng thương mại với các chức danh như: trợ lý tín dụng, giao dịch viên, kế toán ngân hàng,… – Sinh viên có thể công tác tại các tổ chức tài chính phi ngân hàng (công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm,…) với vai trò chuyên viên như: tư vấn, môi giới chứng khoán,… – Sinh viên tốt nghiệp có thể làm các công việc tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ, thương mại với vai trò chuyên viên: phân tích và hoạch định tài chính,…
Hình ảnh đầy tự tin và chuyên nghiệp của các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, Trường Cao đẳng Viễn Đông trước giờ tuyển dụng
Các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng có chất lượng:
1. Đại học Kinh tế TP. HCM 2. Đại học Cần Thơ 3. Đại học Kinh tế – Luật 4. Đại học Tôn Đức Thắng 5. Đại học Ngân hàng 6. Cao đẳng Viễn Đông
Điểm mạnh của ngành Tài chính – Ngân hàng ở Cao đẳng Viễn Đông:
* Là ngành được trường hỗ trợ giới thiệu việc làm đúng ngành cho sinh viên sau khi tốt nghiệp và ngay cả khi đang học tại trường * Sinh viên được tham gia kiến tập thực tế với doanh nghiệp ở mỗi học kỳ. * Được học trực tiếp với giảng viên là chủ doanh nghiệp. * Có nhiều hướng chuyên ngành đa dạng: Tài chính; Ngân hàng; Quỹ tín dụng. * Cơ sở vật chất được đầu tư bài bản và hiện đại phục vụ công tác đào tạo chuyên ngành như: phòng mô phỏng nghiệp ngân hàng thực hành; phòng hỗ trợ khởi nghiệp; phòng thực hành nghiệp vụ hành chính văn phòng… * Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế nhiều năm tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp tài chính lớn như: Ngân hàng Techcombank, Ngân hàng Việt Á… * Giáo trình chuyên ngành được cập nhật mới và biên soạn phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp hiện nay. * Mối quan hệ với các Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp tốt, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ thực tập và cơ hội có việc làm cao khi ra trường dành cho sinh viên. * 95% sinh viên có việc làm đúng ngành, lương cao ngay sau khi tốt nghiệp.
Cơ hội học liên thông đại học:
Với tất cả các trường Đại học có đào tạo liên thông ngành Tài chính – Ngân hàng tại các trường Đại học tốp trên:
1. Đại học Kinh tế TP. HCM
2. Đại học Cần Thơ
3. Đại học Kinh tế – Luật
4. Đại học Tôn Đức Thắng
5. Đại học Ngân hàng
6. Cao đẳng Viễn Đông
Sinh viên Cao đẳng Viễn Đông thực hành theo mô hình ngân hàng thực tế tại Công ty Việt Thành Công