danangchothue.com
Ai Cập huyền thoại từ lâu đã là điểm đến hấp dẫn đầy ước ao của các tín đồ du lịch, trong đó có Hồ Tiểu Giang . Ấp ủ từ lâu, nhưng đến bây giờ mình vẫn chưa có cơ hội thực hiện chuyến đi đến đất nước Kim Tự Tháp.
Bạn đang xem: kinh nghiệm du lịch ai cập
Ngọc Chắn Xảo một bạn gái với nickname cực lạ đã cùng đồng bọn thực hiện chuyến đi 15 ngày ở Ai Cập. Những chia sẻ sau đây là câu chuyện của bạn Ngọc, được kể theo ngôi thứ nhất. Rất hi vọng những gì bạn chia sẻ sẽ giúp ích nhiều hơn kinh nghiệm du lịch Ai Cập tự túc cho chị em (anh em đọc vô tư nhé!) (và cả Hồ Tiểu Giang) trong chuyến đi của riêng mình.
Phiêu du 15 ngày thì có rất nhiều điều để nói, để kể, tuy nhiên bài viết dưới đây chỉ lược lại những thông tin cơ bản và những kỷ niệm đáng nhớ nhất! Bạn đọc có câu hỏi, vui lòng để lại comment dưới bài viết nhé!
Đọc thêm: Tổng hợp Hướng dẫn khởi nghiệp từ máy bán hàng tự động
…
Trước chuyến đi, mình không khỏi lo lắng vì những sự cố an ninh trên đất nước Ai Cập cộng với nạn chèo kéo xin tiền nổi tiếng!
Mình là fan của bộ truyện Nữ Hoàng Ai Cập (Hồ Tiểu Giang, too). Nhớ lúc đó mới học cấp 2, mình đã ước được đặt chân đến đất nước Kim Tự Tháp rồi. Nhưng hồi nhỏ thì mơ vậy thôi, sau này lớn lên đi làm, có điều kiện đi chơi và đi nhiều thì mình mới nghĩ đến việc, vì sao mình không đi Ai Cập nhỉ, vì sao mình không đến tận nơi ngắm Kim Tự Tháp thay vì xuýt xoa trước hình ảnh của người khác? Biết đâu mình lại tìm hiểu được Menfuisu “idol” thực chất lấy nguyên mẫu từ vị vua nào, nhiều suy nghĩ cứ thôi thúc thế là mình đi luôn! 🙂
Mình chuẩn bị chuyến đi “bom tấn” trong 2 tháng. Mình và bạn mình, hai đứa cùng quyết tâm thực hiện chuyến đi đã ao ước từ lâu. Tiếng Anh của mình ở mức giao tiếp khá thôi, nhưng bạn mình là du học sinh, tiếng Anh lưu loát nên cũng yên tâm.
Ăn gì ở Ai Cập?
Đồ ăn ở Ai Cập rất nghèo nàn. Toàn thịt gà, bò và cừu. Nhưng do mình nhạy cảm với mùi nên không ăn được cừu. Thịt bò chế biến nhìn không muốn ăn (thật đấy) nên mình chỉ ăn được thịt gà. Mà gà thì chế biến không đa dạng, chỉ có gà nướng thôi! 😥
Thỉnh thoảng mình thấy nhà hàng hải sản, gọi hải sản thì lúc nào cũng là cá tẩm bột chiên ăn. Lần đầu thấy ngon nhưng càng ăn càng ngán. Các hải sản khác như tôm, mực là xa xỉ. Ở Cairo và các vùng nằm sâu trong đất liền ít thấy. Ở Hurghada và Alexandria hải sản nhiều hơn thì giá hơi cao. Ngoài đồ ăn bản địa thì ở Ai Cập có các nhà hàng Ý, Ấn và KFC.
Ngoài ra, không còn sự lựa chọn nào để ăn nữa. Bởi thế, nên mình mang theo mì tôm, cá hộp và bánh trái chống đói chứ không thì đi du lịch về chắc thành con mắm khô!
Mì tôm Ai Cập tuy không ngon như mì tôm Việt Nam nhưng ăn cũng tạm ổn. Đặc biệt là Vegetable Noodle cực ngon và đậm đà hơn Beef Noodle! 😛
Chi phí ăn uống nói chung khá rẻ. Tùy thành phố mà chênh lệch khác nhau nhưng trung bình một bữa ăn no nê tính ra tiền Việt tầm 200k/2 người. Hurghada thậm chí còn rẻ hơn, 1 đĩa mì ý ngập tràn bò và mì chỉ có giá 30k, 1 tách trà 15k, 1 cây shisha 30k, chai nước suối 1,5 lít có 7k! 🙂
Chính vì thế mà mình đã trót yêu Hurghada, không chỉ được tắm và lặn biển mỗi ngày, mà còn vì cảnh sắc đẹp đẽ, không khí trong lành, con người thân thiện, quan trọng là chi phí sinh hoạt rẻ không tưởng! 🙂
Vé máy bay đi Ai Cập
Mình ở Đà Nẵng, muốn đi Ai Cập thì phải bay vào Sài Gòn hoặc ra Hà Nội. Tuy nhiên sau khi tham khảo 2 phương án trên, mình thấy tại thời điểm mình đi, thời gian transfer ở sân bay thứ 3 rất lâu (lên đến hơn 10 tiếng) và chi phí cũng đắt đắng – trên 20 triệu. Vì thế mình chọn bay từ Đà Nẵng đi Bangkok rồi từ Bangkok bay đi Cairo.
Thực ra mình vẫn phải transfer ở Bahrain, nhưng thời gian chờ ở Bahrain chỉ có 5 tiếng và chi phí rẻ hơn nhiều. Tổng chi phí tất cả các chặng từ Đà Nẵng đến Cairo, bao gồm 20 kg hành lý ký gửi tầm 16 triệu. Ngoài ra còn được “đính kèm” đến Thái Lan ăn Tom Yum với xôi xoài nữa chứ!
Mình chọn chuyến bay đến Thái vào buổi tối để đi ăn và đi chơi ở Thái 1 buổi, sáng hôm sau bay đi Cairo lúc 11h sáng thì 8h tối (giờ Ai Cập) đến nơi. Đi như vậy, mình được đóng 2 dấu của 2 nước vào hộ chiếu luôn! 🙂
Hai đứa mình bay hãng Gulf Air của Bahrain. Thời gian di chuyển khá dài nhưng mình dễ ngủ, lên máy bay ngủ luôn, đến nơi mới dậy nên không thấy mệt mỏi lắm.
Đi như thế nào ở Ai Cập?
Thủ đô Cairo có bus, có tàu điện ngầm, mỗi chuyến đi tầm 3~5 LE (Bảng Ai Cập) (5k~7k VNĐ) tùy theo khoảng cách gần xa của các chặng. Việc nghiên cứu bản đồ, tìm đường đến metro, rồi mua vé, lên tàu, canh ga xuống, rồi lại tìm đường đến địa điểm mong muốn mất nhiều thời gian nên mình chọn đi Uber.
Ga tàu điện ngầm ở Ai CậpLý do quan trọng nhất là Uber vô cùng rẻ, rẻ bất ngờ luôn! Trung bình 100k có thể đi được đến 17~20 km. Hoàn toàn không phải lăn tăn chuyện đi lại. Tuy nhiên, có một lưu ý nhẹ là ở đây người ta không trả lại tiền thừa nếu quá nhỏ (dưới 5 LE). Người lịch sự thì người ta hỏi, nếu cầm luôn có sao không? nhưng đa số, người ta tự động cầm luôn nên đừng bỡ ngỡ nhé! 🙂
Đọc thêm: Tổng hợp Hướng dẫn khởi nghiệp từ máy bán hàng tự động
…
Ở Ai Cập không phải thành phố nào cũng có Uber, ví dự như Aswan, Luxor hay Hurghada không có. Người dân sử dụng app đặt xe tương tự Uber có tên là CAREEM. Về cách thức sử dụng và thanh toán thì 2 app này hoàn toàn giống nhau và giống Grab. Tuy nhiên mấy app này kém xa Grab ở điểm, không thể gửi ảnh chụp cho tài xế và không có công cụ dịch khi nhắn tin. Mấy chú tài xế cứ nhắn tin tiếng ả rập dồn dập mà mình chịu chết.
Một lưu ý nữa là biển số xe sẽ được ghi theo tiếng ả rập, khi đặt xe thì nó hiện biển số xe với chữ số latinh, kèm một dòng nho nhỏ số Ả rập. Tuy nhiên khi xe xuất hiện thì biển số toàn chữ Ả rập, không có số latinh, nên bạn cần lưu ý ghi nhớ số để bắt xe cho chuẩn.
Đọc thêm: Tổng hợp Hướng dẫn khởi nghiệp từ máy bán hàng tự động
…
Tắc đường, kẹt xe là điều không thể tránh khỏi ở Cairo. Không biết bạn đi đâu, gần hay xa, miễn mở cửa lên xe là xác định ngồi mòn quần luôn. Kinh nghiệm đi 10km hết 1 tiếng thật sự rất đau đớn. Đặc biệt lưu ý thời gian để không lỡ những lịch trình quan trọng.
Ngoài ra, đi taxi ở Cairo còn được “tặng thêm” 1 dịch vụ nữa là …hứng bụi miễn phí. Bởi xe không bao giờ đóng cửa kính khi chạy. Vì vậy hành trang bất ly thân ở đây là combo khẩu trang + kính mát (loại to bản che cả ⅓ mặt ý! Nếu không, bạn sẽ không thể nhận ra chính mình khi xuống xe đâu! 😆
Đọc thêm: Tổng hợp Hướng dẫn khởi nghiệp từ máy bán hàng tự động
…
Đi lại giữa các thành phố vô cùng đơn giản. “Đất nước Kim Tự Tháp” có tàu, có máy bay, có xe bus (không có bus giường nằm).
Mình đi từ Cairo đến Thành phố Aswan đi tàu Watania Sleeping Train – giường nằm hết khoảng 8-9 tiếng, là 80 USD/pax. Du khách có thể trả bằng đô Mỹ hay bảng Ai Cập đều được. Khi mua vé, bạn nhớ đem theo hộ chiếu mới được mua. Mua vé tàu ở ga Ramese hoặc ga Giza đều ok.
Mình đi toa hạng nhất, 1 cabin có 2 giường, bao gồm ăn tối và ăn sáng. Trong cabin có bồn rửa mặt và quản gia riêng của toa đó, bấm chuông là anh chạy tới.
Đặc biệt là mấy cái ghế “biến hình”, chuyển thành giường cực thú vị. Nhưng muốn biến thành giường bạn phải gọi anh quản gia đến, anh ý có thiết bị riêng để ráp thành giường, muốn đổi lại thành ghế, cũng gọi anh ấy.
Đọc thêm: Tổng hợp Hướng dẫn khởi nghiệp từ máy bán hàng tự động
…
Từthành phố Aswan tới Luxor, Luxor đến Hurghada, Hurghada đến Alexandria, Alexandria đến thủ đô Cairo, mình đều chọn dịch vụ xe bus của Gobus. Xe sạch sẽ, chạy đúng giờ, chạy nhanh, không chen chúc. Quan trọng nhất là thành phố nào cũng có trụ sở của hãng nên dễ tìm kiếm và đặt xe. Đi Gobus, phải trả thêm tiền 10 LE /hành lý (vali/túi). Nên bạn hạn chế đem nhiều hành lý không cần thiết nhé! Còn mình gửi hành lý ở Cairo và chỉ đem những đồ cần thiết nên 2 đứa dùng chung 1 vali là đủ.
Về gửi hành lý, mình check out xong là gửi phần lớn hành lý tại khách sạn, dặn tuần sau mới đến lấy, hoàn toàn miễn phí! Vì đằng nào cũng quay lại Cairo để trở về!
Bên khách sạn viết thẻ gửi đồ, khách sạn giữ 1 cái, 2 đứa mình cầm cái, ngày về trình thẻ ra để lấy lại đồ. Nhưng mình lưu ý là, khách sạn mình ở là khách sạn lớn và an toàn, còn những nhà nghỉ, homestay nhỏ thì mình không chắc đâu!
Đọc thêm: Tổng hợp Hướng dẫn khởi nghiệp từ máy bán hàng tự động
…
Du khách có thể down app Gobus để sử dụng, thanh toán online. Nếu không có thẻ tín dụng bạn có thể ra mấy quán tạp hóa hoặc ngân hàng gần nhất để thanh toán qua mã Fawry.
Du lịch Ai Cập, đặt khách sạn ở đâu?
Bình thường đến một thành phố mới, đất nước mới, mình sẽ ưu tiên book phòng ở gần ga tàu điện ngầm để tiện đi lại. Ở Ai Cập, điều đó không cần thiết bởi đi đâu cũng bằng taxi.
Ở Cairo, book phòng ở downtown, buổi tối sẽ có nhiều chỗ vui chơi, mua sắm. Cairo có chợ đêm Khan El Khalili nổi tiếng nằm ngay trung tâm, gần nhiều viện bảo tàng. Nhược điểm là rất ồn ào. Mới sáng mà còi xe ré thất thanh không ngủ được. Thứ hai, đây là khu vực tắc đường kẹt xe kinh hoàng.
Có sự lựa chọn khác là bạn nghỉ 1 đêm ở khách sạn gần kim tự tháp. Từ trung tâm thành phố tới kim tự tháp khoảng 15 km. Đường tắc nên ở gần sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian. Lại được trải nghiệm không gian giữa thiên nhiên hoang dã, cũng là một ý hay! 🙂
Chưa kể bạn muốn sống ảo, chụp ảnh với kim tự tháp không người thì ở gần rồi 8 giờ sáng đi chơi luôn. Bởi tầm 8h30 trở đi, xe tour đông kín bãi, đi đâu cũng toàn người là người!
Đọc thêm: Tổng hợp Hướng dẫn khởi nghiệp từ máy bán hàng tự động
…
Ở Aswan, mình ở Hapi Hotel (hoặc Happi Hotel). Khách sạn sạch sẽ, vị trí thuận lợi gần chợ gia vị, gần ga tàu. Phòng ốc bình thường nhưng có view sông Nile.
Thành phố Luxor, mình book ở Bob Marley Peace Hostel, giá cực đẹp, khoảng 500k /đêm. Vị trí đắc địa, gần ga tàu, gần bến xe, gần đền Luxor, gần bờ sông. Phòng sạch sẽ, có bar tầng thượng phong cách Ai Cập rất dễ thương. Nhân viên cực kỳ nhiệt tình, mình có vấn đề gì họ cũng tìm cách giúp đỡ!
Ở Hurghada ngắn ngày, mình chọn Masaya Hotel nằm cạnh quán cà phê Masaya. Vị trí hơi xa trung tâm, giá 600k/đêm, phòng to và sạch sẽ. Khách sạn nằm gần khu lặn biển, gần bến xe Gobus. Xung quanh có nhiều quán xá, siêu thị. Điều nhân vật trải nghiệm thích nhất ở đây là quán café Masaya có shisha khá ngon và cho khách mượn cờ Domino chơi, vui tới bến luôn!
Thành phố Alexandria, mình chọn khách sạn Transit Alexandria Hotel, nằm trên tầng 4 của một tòa nhà cũ trung tâm Alex. Vị trí vô cùng lý tưởng, đi đâu cũng tiện, sát bờ biển. View phố + view biển hòa hợp rất lãng mạn, giá rẻ và check in sớm (giờ check in là 12 giờ trưa). Nếu tới sớm hơn chỉ cần trả 50 LE (70k) là được nhận phòng luôn. Lúc mình tới là 7 giờ sáng, trả tiền extra xong, nằm ngủ mấy giấc cho đã mới đi chơi! 🙂
Tham khảo thêm: Chia sẻ Hướng dẫn làm thủ tục đi máy bay Vietjet
Còn tiếp…
Đọc thêm:
Kinh nghiệm du lịch Ai Cập tự túc dành cho chị em (Phần 2)
Khám phá phim trường Hoành Điếm – Thánh địa phim cổ trang
Điểm thăm quan và chi phí du lịch Ai Cập tự túc dành cho bạn gái (P2)
Ngược dòng thời gian 1 ngày lạc lối ở Angkor Wat – Campuchia
Tổng hợp kinh nghiệm đi Singapore tự túc dành cho bạn gái
Kim nghiệm du lịch Koh Rong – Thiên đường nhiệt đới với nhiều trải nghiệm khó quên! (P2)
Kinh nghiệm đi du lịch Thượng Hải tự túc: Tô Châu – Hàng Châu – Hoành Điếm
Lợi ích và hướng dẫn làm Thẻ sinh viên quốc tế ISIC du lịch khắp thế giới
Du lịch Quảng Bình ngày bão: 1 ngày “ăn chơi” thành phố Đồng Hới
Hành trình 9 ngày: Lệ Giang – Shangri La – Tu viện Songzanlin – Hồ Napa: chuyện giờ mới kể
Review và hướng dẫn đi chơi ngắm lá phong ở ga Che Cheng (Đài Trung)
Phượt xe máy – Đi chơi Công viên Taroko (Thái Lỗ Các) ở Hoa Liên, Đài Loan
Chinh phục đỉnh Fansipan: Review kinh nghiệm leo Fansipan chi tiết, cụ thể cho bạn gái (P2)
Sổ tay kinh nghiệm đi du lịch tự túc Động Thiên Đường (Phong Nha, Quảng Bình)
Du lịch Koh Rong tự túc ký sự: Hốt hoảng vì muộn tàu, chiến đấu với bọ chét (P1)
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch núi Thương Sơn (Trung Quốc) tự túc
Leo núi Bài Thơ Hạ Long – Địa điểm “sống ảo” thần sầu của giới trẻ
Lịch trình đi Yên Tử 1 ngày – Thứ tự đầy đủ các chùa trên Yên Tử
Tất tần tật kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương) tự túc
Cách xin Visa Hàn Quốc du lịch tự túc siêu chi tiết (Update)
Nhật ký hành trình Trung Quốc (Vân Nam – Hồ Nam) – Dừng chân tại Thành phố Nam Ninh (Phần cuối)
Share on FacebookShare on Twitter