Mục lục [Ẩn nội dung] 1. Xác định địa điểm và cung đường đi 2. Dự báo thời tiết 3. Dự trù kinh phí 4. Chuẩn bị tinh thần 5. Kiểm tra kỹ “người bạn đồng hành” 6. Vật dụng cần thiết 7. Chạy xe 8. Tính toán thời gian 9. Những kinh nghiệm có được khi đi phượt một mình
Cuộc sống bon chen nhiều vất vả xô bồ cuốn con người vào vòng xoáy của tiền tài và những lợi ích thực dụng. Giữa những mối quan hệ ngoài xã hội đầy phức tạp, nhiều khi chúng ta bỏ quên việc chăm sóc cho một mối quan hệ rất đặc biệt, đó chính là mối quan hệ với chính bản thân mình. Chúng ta cần được nghỉ ngơi, đó có thể là chầu bia với anh em chí cốt, có thể là buổi cafe, trà chiều với hội chị em, có thể là những chuyến về quê thăm gia đình người thân, về với vòng tay cha mẹ, và đó cũng có thể là những chuyến phượt bỏ thế giới lại đằng sau, đi tìm một nơi cho bản thân nghỉ ngơi, tĩnh lại và chữa lành.
Bạn đang xem: kinh nghiệm phượt xe máy
Phượt đang ngày càng được nhiều người lựa chọn và trở thành hoạt động rất được yêu thích. Chúng ta thường dễ bắt gặp hình ảnh nhóm bạn cưỡi xe máy “đưa nhau đi trốn”. Nhưng nhiều người lại chọn cho mình hành trình lặng lẽ, xách balo lên và đi phượt một mình. Bạn được làm chủ chính mình, làm chủ hành trình. Hãy chắc chắn rằng, bạn đã chuẩn bị thật kỹ cho chuyến đi bỏ lại thành phố tấp nập sau lưng. Cùng Chungxe giắt túi những bí kíp sau đây để có một chuyến đi phượt thật thuận lợi và ý nghĩa nhé
1. Xác định địa điểm và cung đường đi
Phượt – du lịch bụi, những chuyến đi bụi bặm, không có dịch vụ rườm rà, không có hướng dẫn viên, hay thậm chí không có kế hoạch, lịch trình cụ thể. Chỉ là sự tò mò khám phá hay sự thôi thúc bỏ trốn của tâm hồn đã có nhiều mệt mỏi. Tuy nhiên, trừ khi bạn là người có đủ kỹ năng, có nhiều kinh nghiệm thì việc phượt không có kế hoạch này mới thực sự đem đến cho bạn một chuyến đi tuyệt vời. Nếu không bạn sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối.
Bạn nên xác định cho mình điểm đến, tìm hiểu cung đường đi tới đó, hỏi những người đã có kinh nghiệm để có thêm dữ liệu cho chuyến đi.
Việc chuẩn bị trước cũng sẽ khiến bạn lường trước được những rắc rối hay nguy hiểm có thể xảy ra khi bạn chỉ có một mình ở nơi xa lạ và bạn ít nhiều sẽ có đối sách với từng trường hợp.
2. Dự báo thời tiết
Hãy nhớ check thời tiết trước khi đi. Bạn chắc chắn sẽ không muốn xuất phát vào 1 ngày mưa tầm tã rồi lại hoãn hay những ngày sau đó đều có mưa lạnh. Điều này vừa ảnh hưởng tới tinh thần của bạn vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn nữa.
3. Dự trù kinh phí
Hãy dự trù những kinh phí cần có trong hành trình của bạn bao gồm chi phí ăn ở, xăng xe, rủi ro hỏng hóc, mua đồ lưu niệm,… Các kinh phí còn phụ thuộc vào địa phương bạn đến. Hiện nay bạn hoàn toàn có thể check giá khách sạn, homestay, đồ ăn ở nơi bạn muốn đến 1 cách dễ dàng.
4. Chuẩn bị tinh thần
Hãy chuẩn bị một tâm hồn đẹp, xách balo và đi!
Nhưng một tâm hồn đẹp là chưa đủ cho chuyến đi phượt 1 mình. Trên thực tế, sẽ có rất nhiều rủi ro xảy ra trong suốt hành trình của bạn. Đừng quên tính toán trước những rắc rối có thể xảy ra nhé, nhất là khi bạn là phụ nữ, việc chuẩn bị tâm lý vững chãi cũng như tính toán trước những rủi ro ( trộm cướp, hỏng xe, rơi đồ, chèn ép giá,…) sẽ khiến cho chuyến đi của bạn thêm phần an toàn và tận hưởng chuyến đi 1 cách trọn vẹn. Tất nhiên sẽ có những sự kiện bất ngờ xảy đến không nằm trong tính toán nhưng hãy bình tĩnh đón nhận và xử lý nó, coi đó là 1 bài học kinh nghiệm để bạn làm giàu kỹ năng của bản thân.
Đừng bị chùn bước khi nhìn vào danh sách những rắc rối. Bạn còn cả 1 chuyến đi dài đáng nhớ và thú vị ở trước mắt đó. Bên cạnh đó bạn nên chuẩn bị trước danh sách những điểm đến thú vị hay khu du lịch tại nơi bạn sẽ đến. Hãy ghé thăm nhiều nơi để có thể khám phá hết cảnh đẹp của đất nước cũng như văn hóa địa phương.
5. Kiểm tra kỹ “người bạn đồng hành”
Dù bạn đi phượt bằng ô tô, xe máy hay thậm chí là xe đạp thì bạn cũng cần kiểm tra thật kỹ người bạn đồng hành của mình trước khi lên đường. Điều này cũng khiến cho bạn hạn chế rủi ro nhất có thể khi đang di chuyển. Nếu đây là 1 chuyến đi đã được lên kế hoạch thì hãy đem xe đi bảo dưỡng thật kỹ lưỡng, đổ xăng, thay dầu,… Bạn có lợi thế thời gian chuẩn bị nên hãy kiểm tra phương tiện kỹ nhất có thể, thay mới những bộ phận không còn tốt. Còn nếu đó là 1 chuyến đi được quyết định nhanh chóng hay thậm chí là không kịp chuẩn bị gì, thì hãy nhớ kiểm tra trước động cơ xe, lốp xe, phanh xe, bình xăng, dầu máy trước khi lên đường nhé. Điều tệ nhất xảy ra khi đi phượt một mình là bạn bị kẹt giữa đường với một chiếc xe hỏng.
>> Số điện thoại cứu hộ
Trường hợp bạn không có phương tiện, hoặc nếu bạn có phương tiện, nhưng không muốn sử dụng chiếc xe mình trên cả chặng đường dài làm giảm tuổi thọ xe thì hãy vào ngay danangchothue.com lựa chọn chiếc xe phù hợp và trải nghiệm ngay nhé. Hãy yên tâm rằng, Chungxe đảm bảo xe luôn được bảo dưỡng đầy đủ cũng như có mức giá hợp lý để bạn thoải mái lựa chọn.
Đối với ô tô, Chungxe còn cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho bạn, giúp bạn an tâm di chuyển hơn
Tham khảo thêm: Mách bạn Hướng dẫn làm mô hình máy bay bằng giấy
<< Bảo hiểm khi thuê xe tại Chungxe>>
6. Vật dụng cần thiết
Giấy tờ tùy thân
Nếu bạn không có giấy tờ tùy thân thì khi bạn đi qua chốt giao thông hoặc cần thuê khách sạn, xin ngủ lại nhà dân bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối thậm chí sẽ bị giữ phương tiện,… Vì vậy, hãy bỏ chúng vào ví và cất giữ thật cẩn thận suốt chặng đường đi nhé.
Đồ cá nhân
Thiết bị điện tử: máy ảnh, điện thoại, thiết bị định vị, liên lạc,…:
Khi lên đường bạn cần có đủ điện thoại, thiết bị định vị để bạn luôn chắc chắn mình không bị lạc đường nếu đó là 1 hành trình hoàn toàn mới. Vì bạn đi 1 mình nên hãy dự phòng những tình huống xấu, bạn cần luôn giữ được phương thức liên lạc với bạn bè, người thân. Hãy nhớ đem theo chiếc điện thoại đầy pin, cục sạc, sạc dự phòng. Để hành trình trở nên thú vị hơn, hãy đem theo máy nghe nhạc hoặc tai nghe nhé. Ngoài điện thoại thì 1 chiếc máy ảnh sẽ giúp bạn lưu lại những cảnh đẹp trên đường và hành trình đầy gió của bạn đó.Hãy bảo quản những món đồ này thật cẩn thận bằng những chiếc túi chống nước nhé.
Hãy tinh gọn đồ dùng cá nhân, hạn chế không gian. Bạn nên đem theo những thứ nhỏ gọn hay thậm chí là dùng một lần như đồ lót,… Đừng quên mua những chai chiết nhỏ nhắn tiện lợi để có thể đem theo tất tần tật những đồ dùng vệ sinh cơ thể bạn cần mà không cần phải mua dọc đường, tiết kiệm chi phí cho chuyến đi.
Quần áo cũng hãy tinh gọn nhất có thể. Bạn đang đi du lịch bụi, không phải du lịch cao cấp nên đừng quá coi trọng những bộ cánh rườm rà, chỉ cần đủ nhu cầu là được. Việc tinh gọn quần áo sẽ tiết kiệm kha khá không gian để bạn có thể đem theo những vật dụng cần thiết khác.
Thuốc và túi y tế: Ở nơi xa lạ, bạn có thể bị dị ứng đồ ăn, thời tiết,… hãy đem theo những loại thuốc cơ bản để ứng phó kịp thời. Hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ khi bạn đem theo món đồ đặc biệt này nhé. Đừng quên đem theo thứ gì đó giúp bạn chống muỗi, côn trùng. Bạn chắc chắn sẽ không muốn bị muỗi đốt hay thậm chí là mắc bệnh dù là hành trình ngắn hạn hay dài hơi. Tất cả hãy xếp gọn gàng vào 1 chiếc túi y tế. Trong chiếc túi đó bạn cũng nên có cho mình những vật dụng sơ cứu vết thương đơn giản phòng khi bạn bị ngã hoặc va chạm nằm trong tầm giải quyết bản thân.
Balo lớn: Chuẩn bị chiếc balo lớn, chất lượng tốt sẽ giúp bạn giải quyết tốt vấn đề vật dụng cá nhân. Nếu bạn đem theo balo nhỏ, bạn sẽ không thể tránh khỏi việc có thêm những túi treo lẻ tẻ trên xe, việc này sẽ làm bạn thêm cồng kềnh và di chuyển khó khăn hơn.
Bạn hãy suy nghĩ về việc đem theo chiếc ghế nhỏ xinh có thể gấp gọn nhé. Phòng khi bạn mệt và muốn nghỉ chân, nó sẽ giúp cho bạn nghỉ ngơi thoải mái hơn rất nhiều. Lên hình lại còn “nghệ gừng” nữa chứ.
Dân phượt còn rỉ tai nhau 1 món đồ rất ra gì và này nọ cho chuyến đi: máy pha cà phê. Cũng có thể coi như 1 vật dụng giúp bạn làm giảm chi phí mua cà phê bên ngoài lại còn được uống cà phê đúng cách mình thích. Vừa có thể giúp bạn tỉnh táo vừa tô thêm sắc màu cho chuyến đi. Tại sao không?
Đèn pin: phòng khi bạn cần đi trong đêm tối tại nơi không có điện soi sáng thì 1 chiếc đèn pin sẽ phát huy tác dụng rất tốt
Đồ bảo hộ
Mũ bảo hiểm: Đây là thứ đầu tiên bạn cần quan tâm về mặt trang phục bảo hộ. Hãy chắc chắn về chất lượng chiếc mũ bạn đội. Nó sẽ bảo vệ bạn trong mọi tình huống. Đôi khi nó còn có thể biến thành 1 món đồ tự vệ rất tốt khi trường hợp xấu xảy ra. Bạn nên chọn mũ loại full face, ôm trọn phần đầu, vừa có thể bảo vệ tốt cho đầu bạn vừa giúp bạn che chắn khói bụi tốt. Hoặc ít nhất bạn hãy chọn loại mũ ¾ có thể trùm nửa đầu. Những chiếc mũ loại thông thường là không nên vì nó không có khả năng bảo vệ tốt lại còn có thể bị lật ngược ra sau khi có gió lớn, gây nguy hiểm cho bạn.
Dành cho bạn: Share Cách ghép ảnh trên máy tính đơn giản, nhanh chóng
Một trong những món đồ bảo hộ phổ biến khi đi phượt là giáp tay và chân, có thể tìm mua dễ dàng trên các trang bán hàng online hoặc cửa hàng đồ bảo hộ thông thường với mức già từ 500 ngàn đồng. Món đồ này sẽ bảo vệ bạn rất tốt khi xảy ra va chạm trên đường
Kính chống bụi: Trường hợp mũ bảo hộ của bạn không phải loại full face, chiếc kính sẽ vừa giúp bạn chống bụi, chống gió tạt vừa có khả năng chống chói mắt. Lưu ý, bạn không nên đeo kính râm thông thường mà nên chọn loại kính lớn, ôm sát mặt tăng khả năng bảo vệ.
Dụng cụ bịt tai: thứ này sẽ giúp tai bạn không bị ù trong trường hợp mũ của bạn là loại mũ không trùm kín tai. Nó còn giúp bạn chống được bụi, côn trùng và đương nhiên là giúp bạn tránh rét
Găng tay: Nếu bạn chọn đi phượt vào mùa lạnh hoặc phượt tới nơi có nhiệt độ thấp thì 1 đôi găng tay sẽ giúp bảo vệ tay bạn không bị tê, đau rát khi cầm lái, lại còn chống lạnh,..
Giày: Hãy chọn cho mình 1 đôi giày tốt đồng hành cùng bạn. Đừng quên chuẩn bị thêm giày đi mưa hoặc bọc giày để bảo vệ đôi giày của bạn trong mọi điều kiện thời tiết hoặc bảo vệ giày bạn khi đi qua những cung đường đất lầy lội.
Áo mưa: Bạn nên mua áo mưa theo bộ, không nên dùng loại áo mưa trùm chia 2 vạt. Ngoài chống mưa, áo mưa còn giúp bạn chống lạnh khi đi tới nơi có thời tiết khắc nghiệt.
Quần áo: những bộ đồ bảo hộ riêng biệt sẽ bảo vệ bạn khỏi ánh nắng, bụi, mưa, cản gió giữ ấm,…
Lương thực
Để tránh bị đói hay thậm chí kiệt sức trên đoạn đường không có hàng quán ăn uống. Bạn nên tự chuẩn bị 1 ít bánh, nước uống đem theo. Chú ý đem theo 1 số loại kẹo có khả năng bù đường phòng khi chạy xe đường dài sẽ khiến bạn bị tụt đường huyết. Hay chuẩn bị cho mình 1 số loại nước bù điện giải tránh việc bạn bị kiệt sức. Bánh mì hoặc bánh ngọt sẽ giúp bạn giải quyết cơn đói trong trường hợp khẩn cấp. Hãy chia chặng nghỉ ngơi để có thể nạp năng lượng cho cơ thể.Hãy đảm bảo cơ thể bạn luôn đủ dinh dưỡng và đủ năng lượng phục vụ cho chuyến đi nhé.
7. Chạy xe
Hãy chú ý chạy đúng tốc độ cho phép và để ý những chốt giao thông trên đường. Đừng quên xi nhan chuyển làn và chú ý những chiếc xe tải, xe container khi muốn rẽ. Ngoại trừ xe đạp, bạn đừng quên đem theo giấy tờ xe cần thiết nhé.
8. Tính toán thời gian
Những cảnh đẹp trên đường sẽ thu hút sự chú ý của bạn và việc dừng lại giữa đường chụp ảnh, check in là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bạn nên chú ý tới thời gian và lộ trình di chuyển, không nên dừng lại quá lâu tránh trường hợp sau đó bạn phải chạy xe trong đêm khi chưa tới trạm nghỉ hay khách sạn. Việc đi phượt 1 mình đem đến cho bạn rất nhiều rủi ro, trong đó có việc chạy xe một mình mà không có bạn đồng hành. Bạn nên tính toán thời gian cho hợp lý để không phải chạy xe trong đêm một mình nhé.
9. Những kinh nghiệm có được khi đi phượt một mình
- Trải nghiệm, khám phá vùng đất mới, con người mới
- Nâng cao các kỹ năng: chạy xe, giao tiếp hay thậm chí là sinh tồn
- Thư giãn và bỏ lại những bận rộn sau lưng
- Tự mình khám phá bản thân mình
Tôi có cậu bạn thích đi phượt, cậu ấy đã đi tới hơn 20 tỉnh thành từ khi mới học đại học và giờ cậu ấy đã là chú công an rắn rỏi. Cậu ấy vẫn không ngừng nuôi dưỡng ước mơ đi hết tất cả các tỉnh thành trước tuổi 35. Nhiều người nói cậu ấy “hành xác” nhưng cậu ấy gọi đó là một thói quen. Một năm không đi thì cậu sẽ nhớ tiếng gió xé bên tai, nhớ nụ cười của những em bé vùng cao, nhớ cả những cột mốc ven đường. Phượt không những cho cậu ấy những trải nghiệm đáng nhớ mà còn cho cậu ấy được nghỉ ngơi, được nhận yêu thương từ những người xa lạ. Điều đó thật tuyệt vời. Vậy tại sao bạn không thử một lần phá bỏ giới hạn bản thân và lên đường đi phượt.
Chungxe hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích ít nhiều cho chuyến đi phượt của bạn. Hãy nhớ rằng, Chungxe sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên mọi cung đường của tổ quốc với dịch vụ thuê xe, bảo hiểm, giao nhận xe linh hoạt. Chungxe đảm bảo xe luôn được bảo dưỡng định kì.
Chúc bạn có chuyến đi thật an toàn và đáng nhớ.
Chungxe – Nền tảng cho thuê & chia sẻ xe máy, ô tô tự lái toàn quốc một cách Nhanh chóng, An toàn và Tiết kiệm.
Tải app TẠI ĐÂY nhận ngay ưu đãi ngập tràn cùng Chungxe