Hot Kinh nghiệm du lịch Hải Phòng (Cập nhật 11/2021)

Nội dung bài viết

Cùng Phượt – Là một thành phố lớn và gần biển đảo, Hải Phòng là một mắt xích quan trọng trong tam giác kinh tế và du lịch Hải PhòngHà NộiQuảng Ninh. Hải Phòng sở hữu nhiều điểm tham quan hấp dẫn như Cát Bà, Đồ Sơn, khu du lịch suối nước nóng ở Tiên Lãng… Khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch Châu Âu luôn có hứng thú với quần đảo Cát Bà, một hòn đảo xinh đẹp với hệ sinh thái rừng, biển phong phú với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn. Mặc dù vậy, du lịch Hải Phòng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Hải Phòng vẫn chưa khai thác hết những thế mạnh về địa lý, tự nhiên và con người. Du lịch thành phố đã và đang tiếp tục có những bước chuyển mình mạnh mẽ để xứng đáng với vị thế của mình.

Giới thiệu chung về Hải Phòng

Kinh nghiệm du lịch Hải Phòng (Cập nhật 11/2021) Thành phố Hải Phòng những năm đầu thế kỷ 20 (Ảnh – Tư liệu)

Bạn đang xem: lịch trình du lịch Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, là đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng, Cần Thơ.

Những cư dân vùng ven biển Hải Phòng (trải dài từ huyện Thủy Nguyên cho tới huyện Vĩnh Bảo ngày nay) chính là những người đi tiên phong trong công cuộc khai phá tạo dựng nên mảnh đất có tên là Hải Tần Phòng Thủ những năm đầu Công nguyên khi nữ tướng anh hùng Lê Chân về đây gây dựng căn cứ chống quân Đông Hán. Nhưng lịch sử hình thành và phát triển đô thị Cảng biển Hải Phòng như ngày hôm nay chỉ thực sự được quan tâm đúng mức vào giai đoạn nửa sau thế kỷ 19 khi thực dân Pháp đẩy mạnh quá trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương.

Kinh nghiệm du lịch Hải Phòng (Cập nhật 11/2021) Một góc thành phố Hải Phòng hiện nay (Ảnh – danangchothue.com)

Dưới thời Pháp thuộc, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Hải Phòng đứng ngang hàng với Hà Nội, Sài Gòn, là thành phố cấp I. Là hải cảng lớn nhất của xứ Bắc Kỳ, đầu mối giao thông quan trọng trên đường hàng hải quốc tế và là một trung tâm công nghiệp. Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, với vai trò là thành phố Cảng lớn nhất miền Bắc, tiếp nhận phần lớn hàng viện trợ quốc tế và là căn cứ xuất phát của Đường Hồ Chí Minh trên biển nên Hải Phòng trở thành một trong mục tiêu bị tấn công nhiều nhất. Sau khi kết thúc chiến tranh, Hải Phòng cùng với Hà Nội và Sài Gòn trở thành 1 trong 3 thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam.

Việc hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi nơi đây, và sắc hoa đặc trưng trên những con phố, cũng khiến Hải Phòng được biết đến với mỹ danh Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống.

Du lịch Hải Phòng thời gian nào?

Kinh nghiệm du lịch Hải Phòng (Cập nhật 11/2021) Hãy đến Hải Phòng vào mùa hè, vừa được thoải mái vui chơi biển đảo, vừa vẫn có thể tìm hiểu ẩm thực Hải Phòng (Ảnh – l.manhh)

Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam với mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa tương đối rõ rệt. So với Hà Nội, thời tiết Hải Phòng có một chút khác biệt, thành phố mát hơn khoảng gần 1 độ vào mùa hè và lạnh hơn một chút về mùa đông. Các bạn lưu ý một vài mốc thời gian như dưới đây để lên kế hoạch du lịch Hải Phòng cho hợp lý.

  • Khoảng từ tháng 4-8 là mùa hè của miền Bắc, nhiệt độ lúc này tương đối cao nên phù hợp cho các chuyến đi nghỉ mát ở các vùng biển của Hải Phòng.
  • Lễ hội chọi trâu nổi tiếng của Đồ Sơn diễn ra trong suốt tháng 6 (âm lịch) và ngày chung kết diễn ra vào 9/8 (âm lịch). Các bạn thích lễ hội này nhớ đừng quên các mốc thời gian.
  • Nếu các bạn không thích sự ồn ào, xô bồ của các khu du lịch trong những dịp cao điểm, không nên từ chối cơ hội tới với Cát Bà vào mùa đông. Thường dịp này chỉ có du khách nước ngoài, du khách Việt Nam không nhiều, chính bởi vậy các bạn sẽ được thấy một Cát Bà khác biệt hẳn so với mùa hè. Thời điểm này cũng rất phù hợp cho các hoạt động trekking, leo núi hay chèo kayak ở Cát Bà.

Hướng dẫn đi tới Hải Phòng

Phương tiện cá nhân

Kinh nghiệm du lịch Hải Phòng (Cập nhật 11/2021) Với tuyến đường cao tốc, thời gian di chuyển giữa Hà Nội – Hải Phòng rút ngắn rất nhiều (Ảnh – danangchothue.com)

Để di chuyển tới Hải Phòng bằng phương tiện cá nhân, các bạn chỉ nên đi bằng xe ô tô riêng bởi có tuyến đường cao tốc mới nên thời gian di chuyển khá nhanh. Các bạn nếu có ý định đi xe máy thì không nên bởi tuyến đường QL5 cũ đã xuống cấp, rất nhiều xe công chạy ngày đêm. Từ Hà Nội chỉ mất khoảng 2 tiếng để tới với Hải Phòng, tùy vào kế hoạch chuyến đi mà các bạn ra ở các điểm giao khác nhau trên cao tốc

  • Nếu tới các địa điểm ở Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, An Lão, An Dương các bạn rời khỏi cao tốc ở nút giao QL 10 (đi Thái Bình)
  • Nếu định tới Đồ Sơn, trung tâm thành phố các bạn rời khỏi cao tốc ở nút giao TL353 (đi Đồ Sơn, trung tâm Tp Hải Phòng).
  • Nếu định tới Cát Bà các bạn cứ đi thẳng qua trạm thu phí, sau khoảng hơn 1km sẽ có biển chỉ dẫn tới cầu Tân Vũ – Lạch Huyện để tới bến Gót.

Phương tiện công cộng

Đường sắt

Kinh nghiệm du lịch Hải Phòng (Cập nhật 11/2021) Đi tàu cũng khá thú vị với những bạn di chuyển bằng phương tiện công cộng (Ảnh – danangchothue.com)

Hải Phòng có một tuyến đường sắt là tuyến Hà Nội – Hải Phòng, do Pháp xây dựng từ năm 1901 đến 1902 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hàng ngày từ Hà Nội có 4 chuyến tàu khởi hành đi Hải Phòng, thời gian di chuyển khoảng từ 2,5-3h. Nếu đi ngày thường các bạn đi từ ga Long Biên, nếu đi vào cuối tuần có thể đi từ ga Hà Nội. Các bạn nào muốn mang theo xe máy/gửi xe máy ở ga thì nên tới ga Gia Lâm. Vé tàu các bạn có thể mua online trên website của đường sắt Việt Nam, lưu vé điện tử và ra thẳng tàu. Cùng với ga Huế và ga Nha Trang, ga Hải Phòng – điểm cuối trên hành trình nằm trong số ít những ga đường sắt vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc thời Pháp thuộc.

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch bằng tàu hỏa (Cập nhật 11/2021)

Đường bộ

Các chuyến xe khách từ Hà Nội đi Hải Phòng hiện tại thường xuất phát từ bến xe Nước Ngầm và bến xe Gia Lâm, gần như xe chạy liên tục nên các bạn có thể ra bến bất cứ lúc nào để đi.

Xem thêm bài viết: Xe khách đi Hải Phòng (Cập nhật 11/2021)

Đường không

Từ hầu hết các thành phố lớn ở Việt Nam từ khu vực miền Trung trở vào đều có các chuyến bay tới Hải Phòng (sân bay Cát Bi) của các hãng hàng không trong nước. Giá vé máy bay tùy thời điểm mua có thể mua được với giá khoảng từ 1000-1500k.

Đi lại ở Hải Phòng

Xe máy

Nếu muốn lang thang quanh khu trung tâm thành phố, các bạn nên sử dụng xe máy bởi rất nhiều những quán ăn ngon ở Hải Phòng lại nằm sâu trong các khu chợ, các ngõ nhỏ mà chỉ xe máy (hoặc đi bộ) mới có thể ghé vào. Nếu không mang theo xe máy từ Hà Nội, các bạn có thể liên hệ để thuê xe máy ở Hải Phòng.

Xem thêm bài viết: Thuê xe máy ở Hải Phòng (Cập nhật 11/2021)

Xe buýt

Hệ thống xe buýt công cộng ở Hải Phòng hiện vẫn đang phát triển và mở mới thêm nhiều tuyến trong suốt thời điểm từ giờ đến khoảng năm 2025. Tuy vậy, khá nhiều tuyến hiện đã hoạt động và đưa vào khai thác, trong một số trường hợp không có phương tiện đi lại các bạn có thể sử dụng xe buýt để tiết kiệm chi phí. Mạng lưới xe buýt hiện cũng đủ để di chuyển tới một số địa điểm ở xa trung tâm thành phố.

Taxi

Nếu đến Hải Phòng bằng phương tiện công cộng, đông người, các bạn có thể sử dụng taxi để di chuyển. Có điều taxi ở Hải Phòng trong những dịp cuối tuần tương đối khó gọi, những dịp lễ tết hay mưa gió đôi khi giá còn cao gấp vài lần so với bình thường.

Một số hãng taxi tốt ở Hải Phòng

  • Mai Linh: 0789277892
  • Hoa Phượng: 0789277892
  • Én Vàng: 0789277892

Lưu trú ở Hải Phòng

Khách sạn/Nhà nghỉ

Hải Phòng trong những năm gần đây tương đối chú trọng đầu tư vào hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch để đáp ứng số lượng du khách tới thành phố ngày càng tăng. Với hàng nghìn cơ sở lưu trú phân bố khắp các địa phương trong tỉnh, du khách tới Hải Phòng ít khi rơi vào tình trạng cháy phòng, không thể tìm được cho mình một nơi nghỉ chân.

Một số khách sạn tốt ở Hải Phòng

Homestay

Cùng với xu thế chung trong việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch do chính người dân địa phương cung cấp, các homestay ở Hải Phòng cũng bắt đầu được nhiều cá nhân nhen nhóm và phát triển. Hiện tại, ngoài một số homestay trong thành phố, hình thức lưu trú này vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực đảo Cát Bà bởi nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi hơn.

Một số homestay tốt ở Hải Phòng

Xem thêm bài viết: Homestay ở Hải Phòng (Cập nhật 11/2021)

Cắm trại

Hải Phòng có biển, có núi, những danh lam thắng cảnh là nơi lý tưởng để các bạn trẻ tổ chức cắm trại, vui chơi ngoài trời. Các bạn có thể cắm trại dựng lều ở một số địa điểm của Hải Phòng như khu vực đồi Thiên Văn (Kiến An), núi Voi (An Lão) hay tại các bãi biển của Đồ Sơn, Cát Bà..

Địa điểm du lịch ở Hải Phòng

Trung tâm thành phố

Khu phố cổ Hải Phòng

Khu vực nội thành Hải Phòng rất giống một Hà Nội thu nhỏ vì kiến trúc của hai thành phố này dưới thời Pháp thuộc về tổng thể khá giống nhau, chỉ nhỏ hơn về quy mô. Đến nay, Hải Phòng còn giữ được nhiều khu phố, nhiều công trình với kiến trúc khá nguyên vẹn từ thời Pháp thuộc. Điển hình là khu vực quận Hồng Bàng, vẫn còn nhiều phố với những biệt thự khá đẹp, chưa bị cơi nới và phá vỡ về tổng thể, đường phố sạch và không quá đông đúc.

Nhà hát lớn Hải Phòng

Kinh nghiệm du lịch Hải Phòng (Cập nhật 11/2021) Nhà Hát Lớn Hải Phòng (Ảnh – danangchothue.com)

Nhà hát Lớn khởi công năm 1904 theo lối kiến trúc Baroc. Công trình từng là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của người giàu bản xứ và quân đội Pháp. Ngày nay, các hoạt động chủ yếu là kỷ niệm, mít tinh, biểu diễn… Các buổi hòa nhạc định kỳ phục vụ người dân được tổ chức tại vườn hoa Nhà Kèn gần đó.

Bảo tàng Hải Phòng

Bảo tàng Hải Phòng toạ lạc ngay trung tâm thành phố số 65 Điện Biên Phủ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, là một trong những kiến trúc cổ ở thành phố biển. Được xây dựng năm 1919 với diện tích khoảng 1ha rợp bóng cổ thụ, đây là một trong những công trình kiến trúc mang phong cách kiến trúc Gothique của Châu Âu, vốn là trụ sở của Ngân hàng Pháp – Hoa thời Pháp thuộc. Việc xây dựng bảo tàng được chuẩn bị ngay sau ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955) và chính thức thành lập ngày 20/12/1959, là bảo tàng khảo cứu địa phương ra đời sớm nhất ở nước ta. Theo thống kê, Bảo tàng Hải Phòng hiện đang lưu giữ, bảo quản, trưng bày khoảng 19.000 hiện vật và các sưu tập hiện vật của các thời kỳ lịch sử. Trong đó, ngoài 6 bảo vật quốc gia được đăng ký, còn có tới 1.092 cổ vật (773 cổ vật chất liệu gốm, sứ, đá, 279 cổ vật chất liệu kim loại). Đặc biệt, trong số các bộ sưu tập, phải kể tới bộ sưu tập hiện vật quý giá thời tiền sử, với các công cụ sản xuất, công cụ săn bắn… của người Việt cổ được tìm thấy ở di chỉ Cái Bèo (Cát Bà), niên đại cách đây 6000-7000 năm.

Nhà thờ lớn Hải Phòng

Nhà thờ lớn Hải Phòng toà lạc ở số 46 phố Hoàng Văn Thụ. Mặc dù đã có mặt từ trước đó rất lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến Hải Phòng. Tuy nhiên, phải đến mãi những năm 20 của thế kỷ 19, một nhà thờ có quy mô lớn mới được xây dựng ở Hải Phòng. Ngõ nhà thờ chính tức thánh đường, xây theo kiểu kiến trúc Gothique dài 47m, rộng 17m, đủ chỗ cho ngàn giáo dân đến dự lễ. Tháp chuông nhà thờ cao 28m. Còn có phòng là nơi ở của các giáo sỹ, nhà khách, nhà làm việc. Trải qua nhiều thời gian biến động, nhà thờ xuống cấp, hư hỏng, năm 2000, linh mục Nguyễn Văn Hiện đã làm đơn xin cải tạo, sửa chữa, nâng cấp toàn bộ nội thất nhà thờ và giữ nguyên kiến trúc như xưa. Đến nay, nhà thờ chính toà, tháp chuông, khuôn viên đã được chỉnh trang, sửa chữa đồng bộ, là một trong những nhà thờ lớn và đẹp của Hải Phòng.

Quán Hoa

Nằm ngay giữa trung tâm Hải Phòng, bên cạnh Nhà hát lớn, quán hoa là công trình được người Pháp xây dựng vào năm 1944. Trong thời gian thực dân Pháp vẫn thống trị nước ta, đốc lý Luciani là người chủ trì việc thiết kế chung và chánh lộ Gauthier phụ trách thiết kế mỹ thuật của quán hoa. Từ nhiều mẫu thiết kế khác nhau, người Pháp đã chọn mẫu quán phỏng theo kiến trúc đình làng Bắc bộ, với 4 cột gỗ lim, bên trên là 4 mái ngói vẩy cá uốn cong ở 4 góc. Quán không có tường, rộng khoảng 20 m2, lát gạch Bát Tràng, mỗi quán cách nhau 6m.

Chợ Đổ

Chợ Đổ là tên thường gọi của chợ Tam Bạc vì được xây dựng trên nền đất cũ của một khu nhà đổ trong chiến tranh. Chợ là đầu mối trái cây và nông sản lớn. Thời điểm đông nhất là sáng sớm, tiếng người mua bán hòa nhau tạo không gian huyên náo.

Chợ Sắt

Chợ được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, dưới thời Pháp thuộc với những gian nhà lớn, vật liệu chủ yếu là sắt thép, nền xi măng, có tháp nước, vì thế được gọi là “chợ Sắt”. Chợ nằm bên bờ của ngã ba sông Cấm và sông Tam Bạc và là chợ lớn nhất thành phố Hải Phòng. Trước đó, nơi đây là chợ phiên An Biên tấp nập kẻ bán, người mua. Chợ hiện giờ chỉ còn một số quầy hàng phía dưới bán đồ điện tử, còn lại các tầng trên gần như không có hoạt động.

Chợ Hàng

Mỗi sáng chủ nhật hàng tuần, phố Chợ Hàng tấp nập xe máy, ô tô chở đủ loại hàng hóa, đồ dùng sinh hoạt từ khắp nơi về bày bán tại chợ. Hàng hóa ở khu này toàn là đồ cũ, trải dài trên đoạn đường chưa đầy 200 mét, từ số nhà 465 tới 517 phố Chợ Hàng. Các mặt hàng khá đa dạng về chủng loại, từ những đồ điện tử tinh xảo kỹ thuật như loa đài, đầu karaoke, ti vi, chuột vi tính không dây cho đến những chiếc la bàn, bộ tuốc-nơ-vít, đoạn dây cấp nước cho bình nóng lạnh…

Ngoài ra, khu vực này còn có một chợ cây cảnh mà tại đó những người yêu cây có thể tìm được hầu hết các loại cây, giống mà mình cần.

Chùa Dư Hàng

Chùa Dư Hàng có nguồn gốc từ Tiền Lê (980 – 1009). Chùa được xây mới năm 1672, khi quan Đô úy Nguyễn Đình Sách từ quan xuất gia, pháp hiệu Chân Huyền đảm nhiệm. Đến đời Thành Thái, vào năm 1899, Hòa thượng Thông Hạnh trùng tu ngôi chùa và cho xây gác chuông. Trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử nhưng ngôi chùa vẫn được gìn giữ, bảo tồn nhờ công sức của bao thế hệ.

Đồ Sơn

Nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20 km về hướng Đông Nam, Đồ Sơn là một khu nghỉ mát với nhiều bãi biển cùng phong cảnh đẹp. Ngoài phong cảnh sơn thủy hữu tình với núi cao, biển rộng được thiên nhiên ưu đãi, Đồ Sơn còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa.

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Đồ Sơn (Cập nhật 11/2021)

Bãi biển Đồ Sơn

Khu du lịch Đồ Sơn được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều bãi tắm tự nhiên, lý tưởng được phân bố từ khu 1 đến khu 3. Các bãi tắm hướng trực tiếp ra biển Đông, có chiều dài từ 0,5 đến 1,5km, nằm ở các khu vực riêng biệt và thường xuyên diễn ra các hoạt động thể thao trên biển.

Khu du lịch Hòn Dáu

Khu du lịch đảo Dáu với bể bơi nhân tạo thuộc hàng lớn nhất Châu Á, có vườn chim, vườn thú, khu vui chơi giải trí. Kể từ khi được tu sửa, nơi đây còn có thêm khu “Đà Lạt thu nhỏ”, khu vực này được khá nhiều du khách lựa chọn khi đến chơi ở Đồ Sơn.

Đảo Hòn Dấu

Hòn Dấu ban đầu nằm liền kề với bán đảo Đồ Sơn. Trong những cuộc vận động của thềm lục địa, một phần dãy núi đã tách khỏi bán đảo trôi dần ra phía biển, trở thành đảo Hòn Dấu.

Khu du lịch Đồi Rồng

Đây là một khu du lịch liên hợp với nhiều dịch vụ, được khai trương từ 6/2020. Toàn bộ khu được xây dựng trên một diện tích lấn biển với đầy đủ các khu vui chơi, khách sạn, sân golf. Hấp dẫn du khách nhất có lẽ là khu bãi biển nhân tạo với nước được lọc trực tiếp từ ngoài biển, nhưng do nằm sâu trong nên nước lặng, sạch và không có sóng, rất phù hợp với trẻ em.

Hải An

Từ Lương Xâm

Dành cho bạn: Gợi ý Kinh nghiệm du lịch Nha Trang 2021 vui chơi, ăn hải sản thả ga

Đây là nơi thờ đức vương Ngô Quyền, người có công đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Một trong những điều làm nên giá trị lịch sử của từ Lương Xâm bởi nơi đây lưu giữ các hiện vật xuyên suốt thời kỳ dài hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc bao gồm: 125 hiện vật, cổ vật và 25 bản sắc phong có niên hiệu từ năm 1522 đến 1924. Trong đó, nhiều sắc phong suy tôn Ngô Quyền là “Ngô vương thiên tử” và “Thượng đẳng tối linh đại vương”. Đặc biệt trong từ còn lưu giữ 3 chiếc cọc, được cho là cọc Bạch Đằng- chứng tích của trận Bạch Đằng lịch sử năm 938.

Làng hoa Hạ Lũng

Làng hoa Hạ Lũng thuộc xã thuộc phường Đằng Hải, Hải An và cách trung tâm thành phố khoảng 6 km. Nơi đây có làng hoa cổ hình thành hàng trăm năm nay và là một trong những làng hoa khá nổi tiếng của Việt Nam. Làng chỉ trồng một vài loài hoa như cúc, đồng tiền, lay ơn,… Và nhờ đất đai màu mỡ phù sa cùng với bàn tay khéo léo của những người dân giàu kinh nghiệm, những bông hoa luôn rất lớn, thắm sắc và được rất nhiều du khách tìm đến và đặt mua.

Với những người Hải Phòng, chợ hoa đêm Đằng Hải không chỉ là đầu mối cung cấp hoa cho cả thành phố mà còn là nơi lưu giữ một nét đẹp văn hóa, nét đẹp tinh thần chẳng thể nào phai trong tâm trí những ai đã từng một lần ghé qua.

Cát Hải

Đảo Cát Bà

Đây là quần đảo nằm liền kề với vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng. Ngoài du lịch biển đảo, Cát Bà còn là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ ba danh hiệu quốc gia và quốc tế gồm Vườn Quốc gia Cát Bà, Khu bảo tồn biển và Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Cát Bà (Cập nhật 11/2021)

Vịnh Lan Hạ

Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông đảo Cát Bà, trông ra cửa Vạn, liền kề vịnh Hạ Long. Đây là một vùng vịnh rất êm ả hình vòng cung với khoảng 400 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một bức tranh khổng lồ khắc hoạ lại cảnh tiên. Khác với Hạ Long là tất cả 400 hòn đảo lớn nhỏ ở Vịnh Lan Hạ đều được phủ đầy cây xanh hay thảm thực vật, cho dù chỉ là những hòn đảo vô cùng nhỏ bé.

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Vịnh Lan Hạ (Cập nhật 11/2021)

Đảo Long Châu

Quần đảo Long Châu là một quần đảo cấu tạo từ đá vôi gồm khoảng trên 30 đảo, đá, bãi ngầm nằm cách Cát Bà 15 km về phía đông nam và cách bờ biển Hải Phòng 50 km. Ngọn hải đăng trên đảo được người Pháp xây dựng vào năm 1894 đến nay, gần 120 năm đã trôi qua, nhưng chưa một đêm nào những ngọn đèn này ngừng chiếu sáng bởi nhiệm vụ của hải đăng Long Châu là vô cùng quan trọng với cảng biển Bắc Bộ. Hòn đảo này không phải địa điểm du lịch, trên đảo chỉ có các cán bộ của ngọn hải đăng cùng với lính biên phòng. Nếu muốn ra đây các bạn cần mang theo đầy đủ giấy tờ, liên hệ các tàu cá để có phương tiện di chuyển.

Bạch Long Vĩ

Cách Hòn Dấu hơn 100km, mất tới 9h đi tàu để có thể ra tới Bạch Long Vĩ, hòn đảo xa bờ nhất của Việt Nam trong khu vực vịnh Bắc Bộ. Có thể nói vùng biển Bạch Long Vỹ là ngư trường tốt nhất của Vịnh Bắc Bộ cả về sản lượng, chất lượng hải sản và thời gian khai thác. Tuy vậy, do nằm quá xa bờ nên tiềm năng du lịch của Bạch Long Vĩ chưa thể phát huy, hiện tại hầu hết những bạn tò mò muốn khám phá hòn đảo này thường di chuyển bằng tàu hải quân thông qua những mối quan hệ cá nhân.

Kiến Thụy

Đền Mõ

Đền Mõ, xã Ngũ Phúc do dân làng Nghi Dương xây dựng lên tỏ lòng nhớ ơn công chúa Thiên Thụy người có công khai lập. Công chúa Thiên Thụy là con gái trưởng vua Trần Thánh Tông, chị gái vua Trần Nhân Tông, tên húy Trần Quỳnh Nga. Do có nhan sắc lại đủ tài thi họa, ca ngâm, nên công chúa được phong Thái trưởng công chúa Thiên Thụy. Đến tuổi cập kê, vua cha gả cho Hưng Võ Vương Nghiễn, con trai Trần Hưng Đạo. Vì yêu mến cảnh thiền, dốc chí đi tu, công chúa đi du ngoạn nhiều nơi, rồi đến xã Nghi Dương, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn thấy nơi đây cảnh đẹp, công chúa dựng một am nhỏ để thờ Phật. Công chúa lại xin nhà vua cho khẩn khoang lập trang trại giúp dân lưu tán có chỗ nương thân. Tại Đền Mõ hiện có cây gạo cổ thụ được trồng từ năm 1284 (đến nay đã hơn 700 năm) được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Từ đường nhà Mạc

Từ đường họ Mạc là một quần thể các di tích lịch sử – khảo cổ bên cạnh các công trình kiến trúc được xây mới, nằm trên địa bàn xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, vốn là đất phát tích của nhà Mạc và đồng thời là khu vực trung tâm của Dương Kinh (kinh đô thứ hai sau Thăng Long ở thời thịnh Mạc và được nhiều nhà nghiên cứu xem là kinh đô ven biển đầu tiên của người Việt) triều Mạc ở thế kỷ 16.

Thủy Nguyên

Bạch Đằng Giang

Nằm ngay cửa sông Bạch Đằng, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, di tích Bạch Đằng Giang ở Tràng Kênh xứng đáng là quần thể hội tụ những dấu ấn lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng lớn bậc nhất Hải Phòng, một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương.

Chùa Mỹ Cụ

Chùa Mỹ Cụ tên chữ là Linh Sơn tự thuộc thôn Mỹ Cụ, xã Chính Mỹ, Thủy Nguyên. Đây được coi là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất của huyện Thủy Nguyên, cũng như của thành phố Hải Phòng. Tương truyền song thân vua Lê Đại Hành đã đến chùa cầu tự sau đó sinh ra vua, tức là vào khoảng thế kỷ thứ 10 chùa đã được xây dựng. Hàng năm nhà chùa mở hội vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch, đây là hội làng có truyền thống từ rất lâu đời trải qua nhiều thế hệ được duy trì liên tục kể cả trong điều kiện chiến tranh, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng tham gia.

Tuyệt Tình Cốc

Khu vực này thực chất là một mỏ khai thác đá nằm ở khu vực xã An Sơn, do ảnh hưởng của kim loại đồng nên hồ nước xung quanh khu vực này có màu xanh tương đối đẹp. Kể từ đó, đây là một địa điểm được nhiều bạn trẻ lui tới để có những bức ảnh đẹp, tuy vậy các bạn lưu ý là khu vực đường đi tới đây tương đối bụi, nhất là trong những ngày mưa gió thì sẽ rất bẩn.

Suối khoáng nóng Tiên Lãng

Cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng gần 20km, suối khoáng nóng Tiên Lãng nằm trong tuyến du khảo đồng quê với những điểm đến hấp dẫn ở các huyện ngoại thành phía Nam Hải Phòng. Nơi đây có nguồn nước khoáng nóng phun lên từ lòng đất ở độ sâu 850m, nhiệt độ 54ºC được đánh giá là một trong 5 mỏ nước khoáng đặc biệt của Việt Nam, có hàm lượng khoáng chất cao, tác dụng ngăn ngừa, chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ.

Đền thờ Trạng Trình

Đây là một quần thể di tích rộng gần 13 ha với 10 điểm tham quan, tọa lạc giữa không gian rộng và thoáng đãng của huyện Vĩnh Bảo. Quần thể khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bao gồm các đơn nguyên kiến trúc chính: đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm; đền thờ thân phụ, thân mẫu; quán Trung Tân; tháp Bút Kình Thiên; mộ phần cụ Nguyễn Văn Định (thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm); quảng trường, tượng đài. Lễ hội đền Trạng được tổ chức trong 3 ngày 27, 28, 29 tháng 11 âm lịch. Lễ hội là một hoạt động văn hoá đặc sắc, với các nghi lễ truyền thống. Đặc biệt phần hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: vật truyền thống, cờ tướng, múa rồng, múa tứ linh, đua thuyền, pháo đất, đu sòng, múa rối cạn, múa rối nước… mang bản sắc riêng của vùng đất Vĩnh Bảo.

Núi Voi

Khu di tích và danh thắng Núi Voi ở huyện An Lão có giá trị nổi bật về khảo cổ học; văn hóa, lịch sử; thắng cảnh du lịch; tiềm năng về văn hóa ẩm thực và văn hóa dân gian. Bề dày lịch sử của Núi Voi được minh chứng qua công cụ đồ đá, đồng, sắt được khai quật trong hang động với nhiều dấu vết của cư dân thời Hùng Vương. Về địa lý, địa chất học, vẫn còn sò, hến bám ở trong các hang, vách đá ở độ cao 5- 10 m. Đặc biệt, hệ thống hang động huyền bí, có sức cuốn hút.

Các món ăn ngon ở Hải Phòng

Các món hải sản

Bề bề Cát Bà

Kinh nghiệm du lịch Hải Phòng (Cập nhật 11/2021) Bề bề rang muối có thể dễ gặp thấy trong thực đơn của các nhà hàng ở Cát Bà (Ảnh – danangchothue.com)

Bề bề tại Cát Bà có khá nhiều, đặc trưng của những con bề bề ở đây là to, mẩy và bóng, do đó món ăn từ bề bề bao giờ cũng hấp dẫn. Để có được món ăn độc đáo này, người chế biến phải chọn lựa bề bề cẩn thận và đặc biệt, phải còn sống, để khi chế biến xong, thịt còn nguyên, không dập, vỡ và tạo nên hương thơm đặc trưng.

Ghẹ xanh Cát Bà

Kinh nghiệm du lịch Hải Phòng (Cập nhật 11/2021) Ghẹ Cát Bà (Ảnh – chick297)

Ghẹ xanh xuất hiện khá phổ biển ở khắp các vùng biển của Việt Nam. Ghẹ xanh ưa thích sống ở vùng nước có độ mặn 25-31‰ và thường sống ở độ sâu từ 4 đến 10m nước ở những vùng biển có đáy là cát, cát bùn và cát bùn có san hô chết. Ghẹ xanh hiện được nuôi nhiều trong các đầm nước lợ cũng như nuôi ghép với các loại hải sản khác trên các lồng bè khu vực Cát Bà, Hạ Long.

Mực Cát Bà

Thông thường, muốn câu mực, người câu phải ra khơi, nhưng do đặc thù biển sâu, độ mặn cao và ít có sóng to nên khu vực biển Cát Bà trở thành nơi thích hợp cho loài mực mò sát vào bờ sinh sống…chính vì vậy mực cũng là một đặc sản khá phổ biến ở Cát Bà, nếu có thể mua được những con mực vừa câu lên rồi đem về chế biến thì quả thật là tuyệt vời.

Mực câu lên có thể chế biến thành các món ăn khá đa dạng như luộc, hấp, nhúng, dấm, xào, chiên giòn. Ở dạng phơi khô lại có món mực khô xé tay chấm tương ớt uống cùng với bia. Buổi tối bạn dễ dàng tìm thấy các hàng mực nướng ở ngay cầu cảng Cát Bà.

Bàn mai

Không nhiều và đa dạng như những loại hải sản khác, bàn mai là một loại nhuyễn thể hoàn toàn tự nhiên và phân bố rải rác ở vịnh Bến Bèo, vịnh Lan Hạ. Bàn mai là một loại thực phẩm được ưa chuộng nhất, vì theo những người cao tuổi ở Cát Bà thì ăn bàn mai có thể giảm được đau lưng, chắc xương và đặc biệt là rất ngon và ngọt thịt. Giá trị nhất là loại bàn mai vỏ xác to bằng bàn tay, thịt săn chắc, thơm ngon và nhiều dinh dưỡng. Có thể chế biến bàn mai theo nhiều cách nhưng thông dụng, dễ làm và ngon nhất là món nướng. Bàn mai qua sơ chế, sắt miếng nhỏ vừa ăn, bày vào miếng vỏ, rưới dầu và hành phi rồi đưa lên vỉ nướng.

Cua Đồ Sơn

Cua biển hay cua bể là tên gọi chỉ chung cho tất cả các loài cua sống ở môi trường biển hoặc các vùng vịnh ven biển. Cua biển có nhiều loại: cua gạch, cua thịt, cua nước để bạn lựa chọn theo sở thích hay theo yêu cầu chế biến của món ăn. Cua Đồ Sơn gạch và cua thịt đều ngon và rất bổ dưỡng.

Ngao vàng Đồ Sơn

Ngao vàng được đánh bắt tại vùng biển Đồ Sơn thường to, thịt dai và rất ngon. Các món có thể thưởng thức là ngao hấp, cháo ngao, canh ngao…

Hàu

Hàu là một loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, thường sống ở các ghềnh đá ven biển hay cửa sông. Ngoài món hàu sống, món hàu nướng phô mai, nướng mỡ hành cũng rất được ưa thích. Món ăn được chế biến rất đơn giản, hàu bắt về, tách đôi vỏ. Sau khi làm sạch, cho vào một ít phô mai và đặt lên vỉ nướng trên bếp than hồng.

Mực trứng

Mực trứng với đặc điểm là có kích thước dài từ 5 – 12 cm, trong thân mực toàn là trứng. Mực trứng có thể chế biến được rất nhiều món ăn bổ dưỡng như mực trứng nướng, mực trứng chiên nước mắm, mực trứng luộc, … các món ăn từ mực trứng có vị ngọt, hấp dẫn và đậm đà.

Bánh đa cua

Bánh đa cua đúng kiểu của Hải Phòng thì các yếu tố đặc trưng là màu sắc phong phú những nguyên liệu tạo nên món ăn (màu đỏ sẫm của sợi bánh đa, màu nâu hồng của gạch cua, màu đỏ tươi của cà chua, màu xanh của rau rút hoặc rau muống, màu xanh đậm của chả lá lốt, màu vàng của chả viên và hành phi), sợi bánh đa đỏ có độ dai nhưng mềm và loại tương ớt ăn kèm mà người Hải Phòng quen gọi là “chí chương” cũng thường được chế biến theo cách thức gia truyền thay vì dùng loại tương ớt chế biến sẵn. Có thể ăn buổi sáng hay buổi tối, mùa hè hay mùa đông cũng đều cảm thấy vị ngon. Nhiều người đã so sánh mức độ phổ biến và được ưa thích của bánh đa cua đối với người Hải Phòng cũng như món phở với người Hà Nội, món bún bò với người Huế và món hủ tiếu với người Sài Gòn.

Bánh mỳ cay

Còn được gọi là bánh mỳ que. Và dù gọi theo cách nào thì cũng nói lên một phần đặc trưng của loại bánh mỳ này. Sở dĩ có tên gọi bánh mỳ que là do hình dạng của chiếc bánh mỳ nhỏ, dài, nằm lọt trong lòng bàn tay và điều quan trọng là độ giòn của bánh mỳ. Còn tên gọi bánh mỳ cay là do vị cay đặc trưng của loại tương ớt ăn kèm. Điểm cơ bản tạo nên vị ngon của bánh mỳ cay (hay bánh mỳ que) theo kiểu Hải Phòng chính là ở cách chế biến pa tê gan, bánh mỳ và tương ớt ăn kèm.

Nem cua bể

Nem cua bể theo đúng cách chế biến kiểu Hải Phòng thường được gói theo hình vuông ngoài cách gói nem phổ biến hình thon dài. Cơ bản về nguyên liệu chế biến không có nhiều khác biệt so với chả nem chế biến tại nhiều địa phương của miền Bắc như thịt lợn, tôm, nấm hương, mộc nhĩ, giá đỗ…Khác biệt ở đây chính là sự có mặt của nguyên liệu cua bể (một nguồn hải sản tương đối dồi dào của vùng biển Hải Phòng) và loại bánh đa nem sản xuất theo phương pháp truyền thống của địa phương. Yêu cầu cơ bản ở đây là nem cua bể phải có mùi vị đặc trưng của cua bể sau khi đã chiên rán chín (mùi cua bể không bị hòa lẫn vào mùi vị của các nguyên liệu khác), vỏ nem sau khi rán có màu vàng và độ giòn nhưng không bị cháy cạnh.

Bún tôm

Đây là một món ăn phổ biến với nguyên liệu chính và không thể thiếu tạo nên món ăn này là bún sợi to (sợi thường lớn hơn sợi bún dùng trong món bún riêu cua), tôm sú hoặc tôm giảo tươi, sườn non (tùy khẩu vị mà có thể thêm chân giò), xương lợn (xương ống là tốt nhất), rau cần, rau cải xanh, mộc nhĩ, nấm hương, rau thì là, hành lá và gia vị. Tùy theo khẩu vị của nhiều người mà khi chế biến có thể dùng thêm cà chua, thịt ba chỉ.

Bánh bèo

Về mức độ phổ biến trong những món ăn đường phố tại Hải Phòng thì nó cũng ngang ngửa món bánh mì cay. Món ăn này dù có cùng tên gọi nhưng cách thức chế biến rất khác loại bánh vẫn thường thấy ở xứ Huế và các tỉnh thành khác tại miền Trung Việt Nam. Bánh bèo Hải Phòng được xem là sự kết hợp hài hòa từ các thành phần bột gạo, hành phi, mộc nhĩ, thịt lợn để làm nhân bánh (rồi đổ vào khuôn lá chuối gấp hình chiếc thuyền nhỏ để hấp cách thủy) và nước chấm chua ngọt được chế biến từ xương lợn ninh

Bánh cuốn

Bánh cuốn Hải Phòng về cơ bản thì bột bánh hay nhân bánh vẫn giống với các địa phương khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất đó chính là nước mắm chấm bánh cuốn. Để làm ra được món bánh cuốn đặc trưng của Hải Phòng, đòi hỏi người làm phải chế biến rất kỳ công. Về phần bánh, bánh cuốn phải được làm từ gạo tẻ để có độ dai mịn cần có. Bánh cuốn phải có độ mềm vừa phải, hơi dai và đặc biệt là không được nhão hay quá mềm. Về phần nhân, bánh cuốn Hải Phòng cũng rất đa dạng. Đối với bánh cuốn tráng máy thì thường có hai loại phổ biến đó là bánh cuốn chay và bánh cuốn nhân thịt. Còn đối với bánh cuốn tráng tay thì nhân bánh có phần đa dạng hơn, như có thêm nhân tôm, nhân trứng,…tùy thuộc vào độ sáng tạo của người làm bánh.

Nếu như Hà Nội ăn bánh cuốn cùng với mắm giấm thì Hải Phòng lại ăn bánh cuốn cùng với mắm ninh xương. Để làm ra được món nước mắm “vạn người mê” này thì người làm bánh phải mất rất nhiều công sức, cũng như phải có những bí quyết của riêng mình. Nước mắm của bánh cuốn Hải Phòng được làm từ nước ninh xương để có được vị ngọt tự nhiên. Mắm xương được ninh trong nhiều giờ, sau đó cho thêm gia vị để tăng thêm hương vị cho nước mắm. Đặc biệt, để tạo nên được mùi thơm và hương vị đặc trưng cho nước mắm bánh cuốn Hải Phòng thì không thể thiếu được cà cuống. Đây chính là nét đặc biệt, tạo nên hương vị thơm ngon, cay cay đặc trưng mà chỉ có nước chấm tại Hải Phòng mới có.

Ốc

Nhiều nơi có món ốc nhưng ăn ốc ở Hải Phòng lại là một trải nghiệm rất khác với những người sành ăn. Ốc sống được bày trong những chiếc rổ con con để khách chọn lựa. Có đủ loại, nào là ốc vặn, ốc mít, ốc dáo, ốc mút, ốc đỏ môi… Khách chọn xong, chủ hàng mới bắt đầu luộc, luộc mắm hay xào theo yêu cầu. Ốc luộc mắm có vị thơm đậm đà của mắm thấm sâu vào thịt ốc. Còn ốc xào công phu và thêm nhiều phụ liệu hơn. Gia vị của món ốc xào gồm tương ớt, sả, gừng, vài lát dừa khô thái nhỏ… làm cho món ăn dậy mùi thơm phức. Ốc vừa chín tới, người ta chắt nước ốc xào đặc sánh ra để làm nước chấm – một loại nước chấm có hương vị chẳng thể lẫn vào đâu, trộn lẫn giữa cái cay sè của ớt, cái béo béo của dừa, cái thơm nồng của gừng, của sả và vị ngòn ngọt.

Cơm cháy hải sản

Cũng có thể coi là một biến thể của món cơm cháy Ninh Bình. Về cơ bản, cách chế biến cơm cháy trong món cơm cháy hải sản theo kiểu Hải Phòng không khác với cơm cháy Ninh Bình. Điểm khác biệt chính là ở nguyên liệu và cách chế biến nước sốt ăn kèm với cơm cháy. Nước sốt ăn kèm với cơm cháy Ninh Bình theo truyền thống được chế biến từ nước xào tim cật và nước hầm thịt dê. Trong khi đó, nước sốt dùng trong món cơm cháy hải sản được chế biến từ các nguyên liệu hải sản như tôm, cua, mực, tu hài. Bởi vậy mùi vị của hai món ăn cũng khác nhau.

Các món gốc Hoa

Cơm Tàu

Tại Hải Phòng, hiện còn quán một số quán còn giữ được những hương vị thơm ngon, đặc trưng trong các món cơm của người Trung Hoa. Tuy cũng chỉ là những món ăn quen thuộc như cơm thịt kho tàu, cơm sườn, cơm bò… nhưng hương vị của những món ăn này sẽ là những trải nghiệm mới lạ với những ai chưa từng thưởng thức.

Mỳ vằn thắn

Món ăn gốc Hoa này được yêu thích và bán ở nhiều khu trong thành phố hoa phượng đỏ. Mỗi quán có đặc trưng riêng, nhìn chung bát mì có sợi mì vàng, thịt xá xíu, viên vằn thắn… khá ngon mắt.

Sủi dìn

Sủi dìn hay còn gọi là bánh trôi tàu, là món ăn có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa sống tại Hải Phòng. Đây là món ăn vặt đường phố được người dân nơi đây rất ưa chuộng. Nước dùng làm sủi dìn có vị đặc trưng riêng, thơm dậy mùi cay nồng của gừng tươi giã nhỏ nấu với mật mía hoặc đường thốt nốt. Màu vàng cánh gián song sánh của nước dùng khi tưới lên sủi dìn trông rất bắt mắt và hấp dẫn.

Bánh cấu

Bánh cấu còn có tên gọi khác như bánh xì liền cấu, bánh xì lồng cấu là một loại bánh có màu vàng sẫm và vị ngọt đặc trưng vốn có xuất xứ từ cộng đồng người Hoa sống tại Hải Phòng trước đây. Theo truyền thống địa phương, bánh cấu thường được làm vào những ngày trước Tết nguyên đán và có thể bảo quản trong thời tiết lạnh nhiều ngày liền mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng.

Bánh đúc Tàu

Bánh đúc Tàu có nguồn gốc xuất xứ từ những người Hoa sống ở Sài Gòn, sau đó món ăn được “di cư” và trở thành món được yêu thích ở Hải Phòng, gồm bánh đúc được cắt nhỏ miếng nhỏ, thịt và tôm rán kỹ, đu đủ xắt hạt lựu, sau đó chan với nước mắm giấm ớt. Tuỳ khẩu vị từng người, bạn có thể chọn loại không cay, cay vừa hoặc cay nhiều.

Bún cá

Tuy rằng bún cá không phải chỉ ở Hải Phòng mới có nhưng ở đây món ăn được người làm tạo nên nét độc đáo, ấn tượng đặc trưng riêng. Sự đặc trưng ấy được thể hiện ở cách làm cầu kỳ, cách lựa chọn nguyên liệu, cách làm nước dùng và đặc biệt là sự hòa quyện của hương vị đồng quê xen lẫn hương vị của biển. Để có được bát bún cá ngon đậm chất Hải Phòng, đầu tiên phải nói đến công đoạn chọn cá. Cá thường được chọn để nấu bún cá là cá thu biển và cá trắm, cá rô đồng thì thịt cá săn chắc và ít tanh.

Cá đồng thì rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ, ướp gia vị vừa đủ rồi đem rán giòn, để ráo. Nước dùng chủ yếu được chế biến từ nước ninh xương cá nguyên chất nên có mùi vị rất thanh đặc trưng riêng của bún cá Hải Phòng. Đối với cá thu được lọc xương để lấy phần thịt, đem giã hoặc xay nhuyễn cùng ít thìa là, ướp cùng chút nước mắm, tiêu đem rán thành miếng chả. Miếng chả cá sau khi rán sẽ có màu vàng sậm, mỏng tang, thơm mùi thì là. Khi thưởng thức thực khách sẽ thấy được miếng chả cá bên ngoài rất giòn nhưng bên trong lại mềm và thơm.

Cua rang muối

Cua bể Hải Phòng chắc nịch, ngọt thịt, không có vị chát, từ lâu đã là chất riêng của vùng đất này. Gọi là rang muối nhưng không cầu kỳ và cũng chẳng mất nhiều thời gian hơn luộc cua là mấy, có chăng chỉ thêm chút rau gia vị như: củ sả, lá mùi làm cua dậy mùi thơm, khử bớt mùi tanh. Để chế biến món cua rang muối, ngoài cua và dầu ăn, chỉ cần thêm gia vị và bột muối. Bột muối không phải là muối xay, muối rang hay muối mỏ, đó là chất bột gạo được làm mặn nhẹ nhàng, khi chín, phủ lên bề mặt lớp bột mịn tơi và rời, trông như muối nên nếu món ăn chế biến cùng với loại bột này thường được gọi là rang muối.

Lẩu cua đồng

Nên xem: Mách bạn Kinh nghiệm phượt Phan Thiết bằng xe máy từ TP. Hồ Chí Minh chi tiết nhất

Một biến thể của món lẩu vốn đã rất quen thuộc với nhiều người sành ẩm thực. Điểm khác biệt của món lẩu cua đồng Hải Phòng so với nhiều món lẩu thường thấy là một số nguyên liệu đặc trưng dùng trong chế biến như cua đồng, lòng non của lợn (heo), chả cá (chế biến theo kiểu Hải Phòng, thường là từ thịt cá thu) và các nguyên liệu ăn kèm như bánh đa đỏ (loại bánh đa dùng trong món bánh đa cua), rau mùng tơi…

Giá bể

Giá biển (giá bể) là một loài nhuyễn thể, có 2 vỏ màu xanh, to bằng ngón tay nhưng ẩn chứa bên trong là một lớp thịt (giống như con hến) thơm ngọt, cùng với cọng chân trông giống như giá đỗ. Giá bể có thể xào chua ngọt hoặc làm nộm. Mình giá bể đem xào với tỏi, thêm mắm, đường, dấm, ớt, rồi cho bột dong pha loãng vào để tạo độ sền sệt. Cuối cùng cho chân giá vào đảo, bắc ra bát rồi rắc lá chanh, ngò, củ sả thái chỉ lên trên là đã có một bát giá bể xào chua ngọt cực kì lạ miệng, thơm ngon.

Gà Liên Minh

Đây là giống gà quý hiếm của người dân thôn Liên Minh, xã Trân Châu trên đảo Cát Bà. Gà Liên Minh có hương vị rất riêng, nổi tiếng bởi thịt mềm, thơm, ngọt, da giòn vàng óng. Gà Liên Minh có thể biến thành nhiều món như hấp, luộc, rang muối, hầm, tần với thuốc bắc… Tuy nhiên, món ăn được người dân địa phương và khách du lịch ưa chuộng nhất đó là gà nướng mật ong. Gà sau khi làm sạch, để nguyên con, phết mật ong và nước trên than hoa. Do gà to, nên quá trình nướng phải mất hàng giờ, người nước cũng phải có kinh nghiệm, đảo đều tài để gà chín đều và tránh bị cháy.

Dê núi Cát Bà

Dê Cát Bà là giống dê cỏ, được người dân nuôi nhỏ lẻ từ trước những năm chiến tranh chống Pháp. Dê Cát Bà được ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong thiên nhiên giàu có, đa dạng của đảo. Nguồn thức ăn quý và đa dạng, cùng với việc tìm kiếm thức ăn trên địa hình núi đá vôi khiến cho dê rất khỏe, sức đề kháng cao. Cũng vì thế mà thịt dê săn chắc, vị ngọt đậm, thơm ngon hơn so với nhiều nơi khác.

Các món ăn vặt

Chè

Ở Hải Phòng không chỉ trong những ngày hè mát mẻ các bạn có thể tìm thấy các hàng chè bán quanh năm. Phổ biến là các loại chè thập cẩm, chè Thái…

Xôi đỗ đen

Món xôi đơn giản chỉ là nếp dẻo thơm nấu cùng đỗ đen ngọt bùi, khi ăn kèm cùng đường và mỡ hành nhưng lại là một món ăn vặt chiều rất nổi tiếng ở Hải Phòng. Các bạn chưa từng thử có thể ghé qua chợ Lương Văn Can tìm hàng xôi Bình.

Dừa dầm

Dừa dầm là món giải khát Hải Phòng được lòng giới trẻ. Thạch dừa thanh mát, nước cốt sữa dừa béo ngậy, trân châu dẻo dai… tạo ra cốc chè giải nhiệt hấp dẫn.

Thạch găng

Với người Hải Phòng, thạch găng là thức quà mang rất nhiều kỷ niệm tuổi thơ. Những miếng thạch mềm mềm, xanh mướt, ăn cùng nước đường ngọt dịu sẽ cho cảm giác tan chảy nơi đầu lưỡi.

Cà phê cốt dừa

Cà phê cốt dừa ở Hải Phòng là cà phê được đánh đều lên, quyện cùng với cốt dừa để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Sau đó cho thêm topping thạch đen, trân châu, dừa tươi nạo sợi và nếu ai thích thì có thể cho thêm một chút dừa khô nữa.

Đặc sản Hải Phòng làm quà

Bánh đa đỏ

Bánh đa đỏ là một loại nguyên liệu bánh đa được dùng rất phổ biến ở Hải Phòng. Đây cũng được coi là một mặt hàng đặc sản về ẩm thực của Hải Phòng và thường chỉ được sản xuất tại nơi đây mới đảm bảo được những yêu cầu cao nhất về chất lượng.

Pa tê

Món ăn này có thể có nguồn gốc từ thời Pháp thuộc do người Pháp du nhập vào Việt Nam, có quá trình Việt hóa cho tới nay cũng hơn một thế kỷ và cũng có không ít khác biệt so với công thức chế biến nguyên bản của người phương Tây. Người Hải Phòng sử dụng pa-tê gan lợn tương đối đa dạng: ăn cùng với các loại bánh mỳ khác nhau như kẹp vào bánh mì que trong món bánh mì cay, ăn cùng với món xôi thịt, kẹp thêm vào nhân của món bánh bao hay ăn cùng với các món khác trong bữa cơm hàng ngày.

Thịt trâu chọi Đồ Sơn

Sau mỗi mùa chọi trâu những chú trâu thường bị đem đi xẻ thịt để bán, do quan niệm thịt trâu này mang lại may mắn. Nếu đến Đồ Sơn vào đúng dịp này, các bạn nếu muốn có thể mua. Nhưng giá tương đối đắt và hết nhanh lắm đấy nhé.

Cá thu một nắng Cát Bà

Khu vực biển Cát Bà có khá nhiều loại cá thu như: thu gai, thu phấn, nhưng ngon nhất vẫn là cá thu phấn. Lúc còn tươi, cá thu phấn có lớp váng trên da giống như bụi phấn và khi phơi khô, những bụi phấn này càng hiện lên rõ nét hơn. Cá thu dùng để ăn ngon nhất là phơi khô, bởi khi phơi khô một nắng, ráo nước, cá sẽ cho vị ngọt và mùi thơm.

Mực khô Cát Bà

Những con mực tươi ngon sau khi được đánh bắt về từ biển sẽ được ngư dân làm sạch và phơi hoặc sấy khô. Mực khô được phơi khi còn tươi sẽ có bụng màu trắng, lưng màu hồng nhạt tự nhiên và những chấm đen mờ thể hiện đúng với da của mực, mùi không tanh hay dính ướt tay. Mực khô ngon khi nướng lên, xé ra thịt bên trong cũng hồng nhạt và dẻo, dai, không vụn.

Nước mắm Cát Hải

Những con cá tươi sau khi đánh bắt, mang về được ướp thành chượp, ủ trong thùng, chum, gia nhiệt thêm bằng ánh nắng mặt trời để giúp lên men tốt hơn. Hàng ngày, chum được mở phơi nắng để chượp nhanh chín hơn. Sau đó, người làm nước mắm sẽ kiểm tra thường xuyên để đảm bảo việc ủ được thực hiện đúng tiêu chuẩn. Sau khoảng 12 tháng thì nước mắm sẽ được lấy ra. Nước mắm Cát Hải càng ủ lâu vị càng ngon, càng đặc trưng vì dưới tác động của nhiệt độ, protein được chuyển hóa thành amin thơm tự nhiên.

Nem chua An Thọ

Không chỉ nổi tiếng là vùng rau sạch truyền thống, xã An Thọ, An Lão lâu nay trở thành địa chỉ quen thuộc về món nem chua, – thứ nem khác hẳn với sản phẩm tương tự ở các nơi khác. Nem chua An Thọ khác biệt với nem chua Thanh Hóa nổi tiếng ở chỗ khi bỏ nem chua ra ăn, nem An Thọ tơi phần thịt và bì, chứ không nhuyễn thành thể thống nhất như nem Thanh Hóa. Khi ăn nem chua An Thọ, cần vắt thêm chanh và cho thêm tỏi.

Chả chìa Hạ Lũng

Chả chìa Hạ Lũng trông giống như nem lụi của Huế nhưng cách chế biến và hương vị của nó thì lại rất khác biệt. Nguyên liệu chế biến chả chìa Hạ Lũng đều là những nguồn thực phẩm rất phổ biến như mực khô, thịt lợn nạc (còn tươi nóng), mía đã dóc vỏ và chẻ thành miếng nhỏ, nấm hương, mộc nhĩ và một số gia vị cần thiết. Khi ăn, người ta sẽ mang chả nướng trên than hồng hoặc chao qua dầu ăn (hoặc mỡ rán) đang sôi chừng vài phút cho đến khi chả có màu vàng ruộm. Chả chìa được ăn chơi, ăn kèm với rau sống, dùng làm mồi nhậu hay ăn trong bữa cơm đều được.

Mật ong Cát Bà

Mật ong Cát Bà là thương hiệu nổi tiếng của sản phẩm mật ong nội ở huyện đảo Cát Hải, mật ong Cát Bà có màu vàng đậm, đặc sánh, vị thơm, có giá trị dinh dưỡng cao.

Táo Bàng La

Táo Bàng La là một giống táo ta được diêm dân (người làm nghề muối) phường Bàng La, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng ghép trên những gốc táo lai, táo dại. Táo ta sinh trưởng và phát triển tốt trên những gốc táo dại, táo lai, đặc biệt thích đặc biệt là thích nghi và phát triển tốt trên vùng đất chua, mặn, cho năng suất và chất lượng tốt, trở thành cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Dưa chuột Kỳ Sơn

Dưa chuột Kỳ Sơn được nông dân ở Thủy Nguyên gieo trồng và giữ giống từ rất lâu đời, giống dưa này quả nhỏ, vỏ xanh đậm, mềm và có nhiều gai, thịt quả rất dày, ruột nhỏ và ít hạt, khi ăn giòn có vị ngọt mát, không chát.

Nếp Đại Thắng

Nếp cái hoa vàng Đại Thắng là giống nếp cái hoa vàng tại Tiên Lãng. Đây là giống nếp cái đặc trưng, có nguồn gốc và được lưu truyền từ lâu đời tại địa phương này. Gạo hạt ngắn, có hình dáng hơi tròn, màu trắng đục và có mùi thơm nhẹ; sau khi nấu thành cơm(xôi) sẽ cho hạt căng, nở đều, màu trắng ngà, bóng, ráo nước, mềm, dẻo, khi ăn có vị đậm, ngậy thơm và lâu lại gạo.

Thuốc lào Tiên Lãng

Đây là giống thuốc lào được trồng, chế biến tập trung ở huyện Tiên Lãng và một số xã của An Lão. Thuốc lào tại địa phương này có giá trị kinh tế cao, thuốc ngon có tiếng và từng mang danh thuốc lào tiến vua.

Lịch trình du lịch Hải Phòng

Hà Nội – Đồ Sơn 2 ngày

Lịch trình này sử dụng phương tiện công cộng, nếu bạn nào thích sử dụng xe gia đình thì có thể thay đổi lại cho phù hợp

Ngày 1: Hà Nội – Hải Phòng

Di chuyển Hà Nội – Hải Phòng bằng tàu hỏa, các bạn có thể đi chuyến tàu lúc 9h sáng, khoảng 12h trưa sẽ tới ga Hải Phòng.

Loanh quanh trong thành phố thưởng thức một số món ngon Hải Phòng như bánh đa cua, bánh cuốn, chơi bời uống cafe chút rồi đi taxi ra Đồ Sơn.

Tới Đồ Sơn nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi rồi chiều ra biển tắm. Tối dạo quanh biển hóng gió, ăn hải sản.

Ngày 2: Hải Phòng – Hà Nội

Nếu gia đình có trẻ con, ngày 2 các bạn có thể cho các bé vào khu Hòn Dáu Resort, trong này có bể bơi nhân tạo khá lớn và có bể phù hợp cho nhiều lứa tuổi.

Ngày này các bạn cũng có thể dạo quanh tham quan một số di lịch lịch sử văn hóa quanh Đồ Sơn, thuê thuyền ra Hòn Dấu.

Chiều trả phòng, thuê taxi về lại ga Hải Phòng đi chuyến tàu lúc 15h40, khoảng 18h30 có mặt ở Hà Nội.

Hà Nội – Hải Phòng – Cát Bà

Lịch trình này sử dụng phương tiện công cộng với những bạn không có xe cá nhân, dừng chơi 1 đêm ở thành phố Hải Phòng rồi hôm sau mới đi Cát Bà.

Ngày 1: Hà Nội – Hải Phòng

Di chuyển Hà Nội – Hải Phòng bằng tàu hỏa (mua vé 1 chiều thôi), nếu có thời gian các bạn đi chuyến 15h30, về đến Hải Phòng khoảng 18h. Sau khi về khách sạn cất đồ các bạn có thể đi loanh quanh thành phố ăn uống, chơi bời nhẹ nhàng. Nếu nhóm đông các bạn có thể thuê taxi ra Đồ Sơn ăn hải sản, hóng gió biển. Nhớ liên hệ taxi hỏi giá trọn gói đi và về, không bấm đồng hồ.

Ngày 2: Hải Phòng – Cát Bà

Sáng dậy ăn sáng cafe xong xuôi các bạn di chuyển ra bến Bính, nếu thích nhanh thì mua vé tàu chạy trực tiếp ra đảo. Nếu thích thong thả ngắm cảnh thì các bạn mua loại vé tàu tránh sóng + ô tô trung chuyển. Ô tô khi đưa các bạn về trung tâm chạy trên con đường dọc biển khá đẹp.

Nếu khách sạn các bạn ở trung tâm thì có thể xuống ở điểm cuối là ngay gần cầu cảng, nếu không các bạn nhớ nói lái xe cho xuống địa điểm gần nhất.

Chiều thuê thuyền đi vịnh Lan Hạ, trên vịnh có nhiều địa điểm tắm biển, chèo kayak rất thú vị. Cái này tùy từng tour sẽ đưa các bạn đến những địa điểm phù hợp.

Tối về thưởng thức hải sản Cát Bà

Ngày 3: Cát Bà – Hà Nội

Ngày này các bạn liên hệ mua vé ô tô từ Cát Bà về thẳng Hà Nội trước, mua chuyến chiều muộn thôi để ban ngày còn đi chơi.

Buổi sáng dậy sớm kiếm chiếc xe đạp dạo quanh thị trấn tận hưởng không khí biển, sau đấy liên hệ thuê thuyền đi làng Việt Hải. Cứ ra cảng Cái Bèo hỏi, giá hợp lý thì đi thôi. Tới Việt Hải có thể thuê xe đạp ngay cầu cảng, đạp xe chơi ở trong làng. Chơi chán ở đây các bạn ra lại tàu để trở về lại Cát Bà.

Trưa ăn trưa xong nghỉ ngơi, thuê xe máy đi hang Quân Y, động Trung Trang, ghé thăm Vườn Quốc gia Cát Bà.

Chiều trả phòng rồi lên xe về lại Hà Nội, kết thúc chuyến đi.

Tìm trên Google:

  • kinh nghiệm du lịch Hải Phòng 2021
  • du lịch Hải Phòng tháng 11
  • tháng 11 Hải Phòng có gì đẹp
  • review Hải Phòng
  • hướng dẫn đi Hải Phòng tự túc
  • ăn gì ở Hải Phòng
  • phượt Hải Phòng bằng xe máy
  • Hải Phòng ở đâu
  • đường đi tới Hải Phòng
  • chơi gì ở Hải Phòng
  • đi Hải Phòng mùa nào đẹp
  • địa điểm chụp ảnh đẹp Hải Phòng
  • homestay giá rẻ Hải Phòng

Viết một bình luận