Paris St Germain ký hợp đồng với Lionel Messi đã khơi lại cuộc tranh luận về luật Công bằng tài chính để UEFA phải thay đổi.
Tranh cãi bùng lên từ vụ Lionel Messi
Bạn đang xem: luật công bằng tài chính của fifa là gì
Luật Công bằng tài chính (FFP) được UEFA đưa ra vào năm 2009 để ngăn các câu lạc bộ chi tiêu vượt quá khả năng của họ và sai lệch thị trường, yêu cầu các đội phải cân bằng giữa lương và phí chuyển nhượng với doanh thu. PSG, và Manchester City, từng bị tuyên là vi phạm nhưng sau đó đều không bị trừng phạt quá nặng khi thắng kiện thông qua Tòa án Trọng tài Thể thao.
FFP đã được nới lỏng vào năm ngoái do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong khi việc đó có mục đích giúp các câu lạc bộ đối phó với cú sốc tài chính thì dường như lại là lý do để PSG và Man City – mới mua Jack Grealish với giá 100 triệu bảng, có cơ hội “phóng tay”. Liệu 2 đội có phải lo lắng về các cuộc điều tra trong tương lai nhằm vào việc chi tiêu của họ?
Tham khảo thêm: Trưởng phòng tiếng Anh là gì?
Doanh thu của PSG trong mùa giải 2019-20 là 541 triệu Euro, theo báo cáo từ KPMG, trong khi hóa đơn tiền lương ở mức 405 triệu Euro. Hướng đến mùa 2021-22, khoản chi cho lương của PSG đã tăng vọt kể từ khi ký hợp đồng với Georginio Wijnaldum, Sergio Ramos và Gianluigi Donnarumma. Việc không mất phí chuyển nhượng cho phép họ đưa ra mức lương cao hơn.
PSG cũng chi 60 triệu Euro mua hậu vệ cánh Achraf Hakimi từ Inter Milan, trong khi việc ký hợp đồng với Lionel Messi càng khiến hóa đơn lương tăng cao hơn nữa. Trong khi đó, doanh thu đã giảm do đại dịch, thỏa thuận bản quyền truyền hình của Ligue 1 sụp đổ, nhưng hiện tại, họ không chịu sức ép phải có sự cân bằng.
Thay đổi không có lợi cho Barcelona hay Real Madrid…
Giám đốc nghiên cứu và ổn định tài chính của UEFA, Andrea Traverso, cho rằng, quy định về sự cân bằng thậm chí còn có thể bị loại bỏ hoàn toàn. Tháng 4 vừa qua, ông đã mô tả quy tắc này là “không mục đích” trong thời hậu đại dịch. Vì thế, ông đề xuất các quy định mới nên tập trung vào hiện tại và tương lai hơn là trừng phạt các câu lạc bộ vì vi phạm trong quá khứ.
UEFA từ chối bình luận về tương lai của FFP, hoặc liệu việc nới lỏng quy định có mở đường cho PSG ký hợp đồng với Messi hay không. Nhưng họ muốn thay đổi.
Đáng xem: Chia sẻ Nguồn lực tài chính là gì? Phân loại nguồn lực tài chính
Thay đổi quan trọng UEFA là cho phép các chủ sở hữu tự bỏ tiền ra để giảm bớt tổn thất. Nhưng quy định này sẽ chỉ có lợi cho PSG – với người Qatar hậu thuẫn, hay Man City – thuộc quyền sở hữu của giới chủ UAE, chứ không có lợi cho các đội thuộc sở hữu của các hội viên như Real Madrid hay Barcelona.
Giải La Liga cũng quy định các đội phải tuân theo luật tài chính, trong đó đặt ra ngân sách tối đa cho mỗi đội ở mỗi mùa theo thu nhập dự kiến của họ. Ngân sách của Barca cho mùa giải 2019-20 là 671 triệu Euro, giảm xuống còn 347 triệu Euro ở mùa giải trước do đại dịch. Theo nhận định, con số này rơi vào khoảng từ 160 đến 200 triệu Euro cho mùa tới, khiến họ không thể ký hợp đồng với Messi. Ngược lại, PSG được hưởng lợi từ việc Liên đoàn bóng đá Pháp hoãn yêu cầu các câu lạc bộ của họ chỉ chi 70% doanh thu cho tiền lương.
“Phạt cho tồn tại?”
UEFA cũng tính đến giới hạn quỹ lương ở mức 70%, thay cho FFP. Bất kỳ đội nào vi phạm sẽ phải trả một khoản gọi là “thuế hàng xa xỉ”. Nghĩa là, nếu vượt mốc 70% đó, đội bóng phải nộp một khoản phí cho phần vượt qua đó, và sẽ tăng lên đối với những vi phạm nhiều lần. Số tiền đó được chia cho các đội trong giải đấu như một cách để cân bằng lại tình hình.
Quy định này sẽ ngăn các đội nhiều tiền thổi bay đối thủ về mặt tài chính. Họ sẽ không thể thâu tóm các tài năng đắt giá mà không nghĩ đến hậu quả. Nhưng cũng sớm có quan điểm cho rằng, với những gã nhà giàu như PSG hay Man City, liệu quy định đó có rơi vào diện “phạt cho tồn tại”?