- Định nghĩa về Marketing
- 1. Các định nghĩa về Marketing phổ biến
- 2. Thực hiện marketing theo chiến lược 4Ps
- 3. Ngành marketing là làm những gì?
- Doanh nghiệp triển khai marketing để làm gì?
- 1. Cung cấp thông tin cho khách hàng
- 2. Cân bằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn
- 3. Duy trì mối quan hệ với khách hàng
- 4. Tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi
- 5. Marketing để giúp bán hàng?
- 6. Marketing giúp doanh nghiệp phát triển
- Làm Marketing để đảm bảo sự phát triển doanh nghiệp?
- 1. Đề ra mục tiêu cụ thể
- 2. Học hỏi từ đối thủ trong ngành marketing
- 3. Xác định đúng đối tượng khách hàng
- 4. Viết content marketing là làm những gì?
- 5. Giáo dục và duy trì quan hệ với khách hàng
- 6. Lắng nghe ý kiến cộng đồng
- 7. Phân khúc khách hàng hiệu quả
- 8. Thử nghiệm
- 9. Đo lường và phân tích marketing là làm những gì?
- 10. Sáng tạo trong marketing là làm gì?
Tiêu đề nội dung
Marketing là làm những gì? Như đã biết Marketing là hình thức không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về marketing, nhiều người nghĩ rằng, marketing là bán hàng, tiếp thị, quảng cáo hay tổ chức các chương trình khuyến mãi,… Tuy nhiên, những thuật ngữ trên chưa thể hiện hết ý nghĩa mà thuật ngữ marketing muốn nói. Vậy hãy cùng SEMTEK tìm hiểu ngay.
Bạn đang xem: marketing là làm những gì
Định nghĩa về Marketing
1. Các định nghĩa về Marketing phổ biến
Marketing là làm những gì? Theo Hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa: “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ động”.
GS. Philip Kotler là một nhà Marketing nổi tiếng nhất thế giới – Ông được xem là “cha đẻ” của Marketing hiện đại – đã định nghĩa ngắn gọn và chính xác nhất về marketing: “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”.
2. Thực hiện marketing theo chiến lược 4Ps
Đối với các nhà quản lý marketing chính là “nghệ thuật trong bán hàng”. Quá trình marketing liên quan đến yếu tố 4Ps: Sản phẩm (Product), Định giá (Price), Truyền thông (Promotion), Kênh phân phối (Place).
Related Articles
- Quality Assurance là gì? Những kỹ năng cần có ở một Quality Assurance September 20, 2021
- Profile là gì? Bí quyến để xây dựng profile cá nhân ấn tượng September 20, 2021
- Bitrix 24 là gì? Những ứng dụng nổi bật của Bitrix24 September 20, 2021
- Cách phân tích SWOT công ty, chính xác, đạt hiệu quả cao September 20, 2021
- Sản phẩm: Cung cấp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để thành công doanh nghiệp cần có phương thức chào hàng sản phẩm khác biệt, trong marketing gọi là “định vị sản phẩm”. Định vị có thể mang tính chức năng dựa trên những khác biệt thực sự của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại hoặc mang tính biểu trưng dựa trên nhu cầu của khách hàng.
- Định giá: Giá thành khách hàng phải trả cho sản phẩm. Chiến lược giá thành tốt là rất quan trọng cho lợi nhuận và sự tồn tại cơ bản của Công ty bạn. Quá trình định giá dựa vào chi phí, giá trị của sản phẩm và đối thủ cạnh tranh.
- Phân phối: Mục đích đưa sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp sở hữu kênh phân phối tốt sẽ tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tiết kiệm chi phí.
- Truyền thông: Có nhiều mục đích khác nhau như xây dựng sự nhận thức đối với thương hiệu, thay đổi nhận thức về bản chất thương hiệu,…nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của một doanh nghiệp thay vì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Xúc tiến là quá trình truyền thông marketing: quảng cáo, quan hệ cộng đồng, khuyến mãi,…
3. Ngành marketing là làm những gì?
Khi nhắc đến Marketing, nhiều người thường liên tưởng đến những anh chàng, cô nàng tay xách những sản phẩm đi đến đám đông chào mời, quảng bá; một số khác nghĩ rằng đây là công việc đăng quảng cáo, hoặc các chương trình khuyến mãi… Tuy nhiên cách nghĩ này chưa thực sự đúng và đầy đủ.
Rất khó để có một định nghĩa chính xác về ngành học này, nhưng có thể hiểu một cách đơn giản, Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhưng cũng vẫn đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh.
Trên thực tế, marketing là ngành đào tạo phổ biến trong các trường đại học/ cao đẳng nhằm cung cấp kiến thức về nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng và thị trường, phân tích hành vi người tiêu dùng và lên chiến lược nhằm tiếp thị thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ đến đúng khách hàng tiềm năng, …
Hiện nay, tìm hiểu về marketing được xem là một trong các đề tài hot được nhiều người quan tâm. Bởi làm marketing là một ngành khá thú vị, thử thách và cơ hội việc làm với ngành marketing khá lớn.
Doanh nghiệp triển khai marketing để làm gì?
Marketing là làm những gì? Về cơ bản, marketing là một trong những mảng quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải đặt ưu tiên hàng đầu bởi 6 lý do sau:
1. Cung cấp thông tin cho khách hàng
Có thể nói marketing đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục khách hàng. Bởi đơn giản, là team marketing trong doanh nghiệp, bạn biết rất rõ về sản phẩm của mình… Nhưng khách hàng thì không!
Để mua sản phẩm, khách hàng của bạn, khách hàng cần biết:
- Thông tin tổng quan về sản phẩm, dịch vụ
- Các lợi ích kèm theo trước khi họ bắt đầu thực hiện những bước tiếp theo.
- Theo Ctreativs, marketing là phương pháp tối ưu nhất để truyền đạt các giá trị của một sản phẩm đến khách hàng.
2. Cân bằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn
Modern marketing hay Tiếp thị hiện đại là những phương pháp ít tốn kém hơn bao giờ hết.
Các trang social media và chiến dịch email thường giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm ngân sách đáng kể. Từ đó marketing giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh với “đàn anh” lớn hơn trên thị trường.
Người tiêu dùng hiện đại thường quan tâm nhiều đến trải nghiệm hơn là giá cả. Vì thế, cách tương tác 1:1 cực kỳ hữu ích trong việc thu hút được nhiều khách hàng.
Đối với doanh nghiệp nhỏ họ sẽ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc từng khách hàng của mình thông qua nhiều nền tảng marketing khác nhau.
3. Duy trì mối quan hệ với khách hàng
Marketing là làm những gì? Marketing giúp duy trì sự hiện diện của thương hiệu trong mắt khách hàng.
Bằng việc cung cấp những thông tin hay kiến thức thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, Marketing sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ lâu dài với người dùng hiện tại của mình.
Từ đó khiến người dùng yêu thích sản phẩm, thương hiệu và chuyển đổi thành khách hàng trong tương lai.
4. Tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi
Trong quá khứ, có lẽ bạn chỉ được tương tác cùng khách hàng khi họ xuất hiện tại công ty của bạn.
Ví dụ: Khách hàng bước đến một của hàng pizza, họ nói chuyện, trao đổi với bà chủ, cười với người phục vụ, vẫy tay chào với chủ quán,…
Tuy nhiên chỉ tương tác bấy nhiêu thôi là chưa đủ. Người tiêu dùng cần được tương tác nhiều hơn nữa ngoài cửa hàng.
Với marketing, bạn được tự do gửi khách hàng những nội dung liên quan đến sản phẩm ngay cả khi họ không trực tiếp trao đổi với bạn. Điều này sẽ giúp bạn tạo dựng quan hệ với các khách hàng tiềm năng một cách “dễ chịu” hơn.
5. Marketing để giúp bán hàng?
Mục đích cuối cùng của một hoạt động kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận và marketing là điều cần thiết để đạt được mục đích đó.
Khi nghe đến điều này, hẳn bạn sẽ nghĩ: Trước tiên cần có một sản phẩm tốt!
Nhưng… thời đại của “hữu xạ tự nhiên hương” đã hết. Sản phẩm chất lượng nhưng không một ai biết tới nó thì bạn không thể nào tạo ra doanh số. Và đương nhiên không thể giúp bạn duy trì hoạt động kinh doanh thương mại của mình được đâu!
6. Marketing giúp doanh nghiệp phát triển
Marketing là một chiến lược quan trọng giúp hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp phát triển. Mặc dù khách hàng hiện tại vẫn được xem là quan trọng nhất với bạn nhưng việc marketing để mở rộng danh sách này là điều vô cùng cần thiết.
Những chiến dịch nhỏ như đăng bài viết trên các phương tiện truyền thông xã hội hay các chiến dịch email giúp:
- Thu hút người dùng hiện tại
- Có được những khách hàng tiềm năng mới.
Làm Marketing để đảm bảo sự phát triển doanh nghiệp?
Về cơ bản, marketing đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai bằng việc: Duy trì mối quan hệ khách hàng cũ và mở rộng danh sách các khách hàng mới.
1. Đề ra mục tiêu cụ thể
Hầu hết các marketers chuyên nghiệp và thông minh đều có mục đích và đặt ra cho mình những mục tiêu phát triển nhất định. Nếu bạn không lập ra bất kì dự định nào cho các chiến dịch marketing sắp diễn ra thì làm sao mà bạn thành công được.
Ngược lại, khi bạn có dự định rõ ràng là marketing làm gì sẽ giúp dễ dàng thành công hơn. Điều này cũng sẽ rất có ích cho các bạn sinh viên mới ra trường muốn phát triển nhanh.
Đặt ra mục tiêu cụ thể cho hoạt động marketing
Mỗi người đều có định nghĩa khác nhau về thành công.
Đôi khi thành công của bạn chính là việc hình thành được dữ liệu khách hàng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, có được khoản doanh thu mong đợi. Dù là gì đi nữa thì hãy nhớ cân nhắc lập ra những dự định mà bạn có khả năng bạn sẽ đạt được nó.
2. Học hỏi từ đối thủ trong ngành marketing
Chớ nên làm tiếp thị một cách thụ động. Đổi lại, trong ngành marketing hiện đại, bạn hãy tập học hỏi từ chính đối thủ của mình: xác định họ là ai? họ đang hoạt động ra sao?
Chẳng có gì phải ngại khi làm vậy cả. Ngoài ra, marketers còn phải phân tích đối thủ cạnh tranh xem họ sắp tổ chức triển khai theo hướng nào và chính xác thì họ so với mình có những điểm mạnh điểm yếu ra sao?
Nghiên cứu và học hỏi từ đối thủ trong ngành marketing. Chính những việc này giúp bạn hiểu rõ đối thủ của mình, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể.
Đối thủ đang xếp hạng 3 trong mục tìm kiếm Google? Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần tập trung đẩy nhanh hoạt động kinh doanh của mình hơn nữa.
3. Xác định đúng đối tượng khách hàng
Marketing là làm những gì? Đây đáng ra là điều hiển nhiên nhưng bất ngờ thay là vẫn còn nhiều bộ phận marketing chưa thể nhắm đúng đối tượng khách hàng mình tìm kiếm.
Là một marketer, việc xác định rõ ràng đối tượng cần hướng đến là ai thật sự quan trọng.
Để làm được điều này, chúng ta có thể tự mình thiết kế ra mô hình mẫu marketing cũng như chân dung khách hàng tiềm năng (Bạn có thể xem thêm về mô hình 7P Marketing hay 4P trong Marketing để hiểu rõ hơn). Chân dung khách hàng tiềm năng này sẽ cho bạn biết cách thức, thời điểm và nơi bạn sẽ tiếp cận khách hàng của mình.
Xác định đúng những khách hàng tiềm năng
Cách thức tiếp cận để xác định đặc điểm tính cách của bạn phải được áp dụng đồng bộ trong tất cả các hoạt động của bộ phận marketing, từ bản copy và bản thiết kế website đến bài tweet bạn vừa lên lịch.
4. Viết content marketing là làm những gì?
Cụ thể, là bạn cần biết cách viết blog, ebooks, pdf, memes, infographics, webinars, slide decks,… và nhiều thứ khác nữa. Có hàng ngàn loại content có thể áp dụng và vì vậy mà marketer không khỏi bối rối.
Marketer chuyên nghiệp có khả năng tạo ra những bài content cho doanh nghiệp mang tính viral rộng rãi đến khách hàng. Thông qua content marketing, người dùng tiềm năng hiểu rõ ngành nghề của bạn quan trọng như thế nào, đồng thời dễ dàng tạo lòng tin nơi khách hàng.
5. Giáo dục và duy trì quan hệ với khách hàng
Marketing làm gì mỗi ngày? Đó chính là gây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Bạn nên bắt đầu việc này từ giây phút khách hàng lần đầu tìm đến thương hiệu của mình trên Internet.
Marketers nuôi dưỡng các mối quan hệ thông qua emails automated. Họ gửi đi 1 loạt emails, bao gồm trong đó là các bài content khách hàng có thể quan tâm nhằm xác định rõ ràng sở thích khách hàng.
Dành cho bạn: Chia sẻ Content Executive Là Gì Và Làm Sao Để Trở Thành Content Executive?
Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng
- Bạn cũng có thể duy trì theo hình thức riêng tư hơn thông qua các email cá nhân. Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi và nguồn chạm gần đây trên website của mình để có thêm nhiều thông tin hơn.
- Mạng xã hội cũng là 1 hình thức giáo dục hữu ích. Marketers có thể tìm ra đối tượng khách hàng trên các trang mạng xã hội, đồng thời tiến hành tương tác trực tiếp với họ.
6. Lắng nghe ý kiến cộng đồng
Lắng nghe ý kiến của mọi người về thương hiệu và ngành nghề bạn đang hoạt động thật sự rất quan trọng. Ngược lại, bạn sẽ vô tình đánh mất đi nhiều cơ hội quý giá.
Giả sử người dùng phản hồi về những vấn đề họ gặp phải với thương hiệu của bạn trên Youtube, nếu sẵn sàng tiếp nhận những phản hồi ấy, bạn mới có thể nhận định và giúp họ giải quyết tốt hơn.
Theo dõi ý kiến của cộng đồng về thương hiệu và ngành nghề của bạn
Tuy việc duy trì mối quan hệ với người dùng trên mạng xã hội xem chừng mất thời gian và không quá quan trọng nhưng ít ra nó phản ánh thương hiệu của bạn.
Và mọi người sẽ dành nhiều sự chú ý hơn khi bạn đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Còn hơn là tiết kiệm thời gian mà không ai quan tâm đến.
7. Phân khúc khách hàng hiệu quả
Marketing là làm những gì? Trong các chiến dịch marketing, phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu có vẻ nhỉnh hơn nhiều so phương pháp gửi email đồng loạt vì mọi người trong dữ liệu liên lạc có vị trí khác nhau.
Nếu là 1 marketer chuyên nghiệp, bạn chắc chắn sẽ biết nên hỏi gì để phân biệt những người đối tượng ấy với nhau.
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn sẽ có những phân đoạn nhất định.
Hẳn là bạn phải phân ra điều gì ảnh hưởng đến các mối liên hệ của mình. Để tìm ra được, bạn chỉ cần yêu cầu họ chỉ ra những vấn đề họ gặp phải từ danh sách bạn đã liệt kê ra trước đó.
Phân phúc khách hàng để dễ dàng giải đáp các vấn đề hơn
Từ đấy, bạn dễ dàng phân khúc khách hàng thông qua những trở ngại kể trên và xếp họ vào các nhóm khác nhau. Với mỗi vấn đề cần đưa ra các cách giải quyết riêng biệt. Và vai trò của marketing thực sự quan trọng trong việc đưa ra câu trả lời cụ thể, chi tiết cho mỗi người.
8. Thử nghiệm
Trong quá trình tìm hiểu về marketing như tôi thấy thì đây là một trong các hoạt động thú vị nhất trong quá trình marketing. Lần lượt thử nghiệm các phân đoạn trong chiến dịch marketing giúp bạn nhận biết phần nào , phần nào không?
Bạn có thể làm 1 số thử nghiệm nho nhỏ bằng cách thay đổi màu sắc của CTA nhiều vị trí khác nhau. Hoặc là bạn kiểm tra cả 2 phiên bản của cùng 1 landing page, hoặc là bạn sẽ phải loạn lên với việc kiểm tra lại toàn bộ website.
Với sự hỗ trợ của nền công nghệ web thông minh, bạn sẽ biết được so với những khách hàng thân thiết thì người dùng mới truy cập vào website mình lần đầu tìm kiếm những gì. Việc này có vẻ điên rồ nhưng mà tôi thích vậy.
9. Đo lường và phân tích marketing là làm những gì?
Vai trò của nhân viên marketing là phải thường xuyên theo dõi số lượng thay đổi từng ngày và đo lường chúng một cách chuẩn xác.
Ngoài ra, còn phải xem xét cẩn thận kết quả của các chiến lược marketing, cụ thể là số lượng trang đã trình chiếu, emails đã được thông qua, CTA/links được truy cập, bài content được tải xuống và cả các tương tác, sự kiện diễn ra trên mạng xã hội.
Marketer theo dõi các số liệu mỗi ngày để đặt ra mục tiêu hiệu quả
Sau khi đã đo lường xong, bạn tiến hành phân tích “tại sao chúng ta không đạt được những mục tiêu đã đặt ra?”, “Tại sao chúng ta hoàn thành mục tiêu trọn vẹn?”, “Tại sao trang nào đó lại hoạt động tốt như vậy?”.
Đặt càng nhiều câu hỏi “tại sao” càng tốt. Hãy hỏi cho đến khi bạn tìm ra câu trả lời để tiếp tục duy trì điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu tốt hơn.
10. Sáng tạo trong marketing là làm gì?
Marketing là làm những gì? Yêu cầu hàng đầu với marketers là sáng tạo nhưng bạn nên lưu ý tốt nhất không dùng sáng tạo trong cạnh tranh mà dùng nó để khám phá nhiều điều mới mẻ rồi thực hành chúng cách thiết thực.
Thế giới marketing muôn màu với hàng ngàn hình thức, xu hướng đa dạng. Thế nên cứ tự tin mà tạo ra nét riêng của mình thôi!
Tìm kiếm liên quan:
- chuyên viên marketing là làm gì
- định nghĩa marketing
- ngành marketing học trường nào
- marketing thi khối nào
- marketing wiki
- it marketing là gì
- quản trị marketing là gì
- marketing online là gì
Nội dung liên quan:
- TOP 10 Plugin cần thiết cho WordPress tốt nhất năm 2020
- Các bài học từ Sói già Phố Wall giúp bạn thay đổi tư duy
- Nên học marketing ở đâu ? Những trường đại học nào đào tạo Marketing tại Việt Nam?
Tagschuyên viên marketing là làm gì marketing wiki Ngành Marketing học trường nào quản trị marketing là gì