Chia sẻ Marketing 4P là gì? Định nghĩa và cách thức để áp dụng vào thực tế

Marketing 4P là gì? hoặc 4P trong Marketing đều là một thuật ngữ quen thuộc đối với bất kỳ dân Marketing hoặc Business nào.

Nếu bạn đang bắt đầu kinh doanh hoặc phát triển một sản phẩm mới thì chắc chắn bạn phải bắt đầu với một Marketing Plan. Nhưng để có được điều đó, bạn phải có một bản đầy đủ thông tin “Marketing-Mix” hoặc còn được gọi là “Marketing 4P”.

Bạn đang xem: marketing mix 4p là gì

Nội dung bài viết

Marketing Mix là gì?

Marketing Mix là tập hợp những công cụ về phân tích, tập hợp thông tin về thị trường mục tiêu, từ những thông tin và phân tích đó mà doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu về tiếp thị trên thị trường đó.

Marketing 4P là gì?

Marketing 4p là gì
Marketing 4p là gì

Marketing 4P là gì? Chính là một mô hình marketing nằm trong Marketing Mix. Marketing 4P được kết hợp từ 4 chữ:

  • Product: Phân tích rõ và sâu về sản phẩm của chúng ta và đối thủ
  • Price: Mức giá mà người dùng có thể chi trả cho một lần mua hàng
  • Promotion: Những chương trình ưu đãi, ads, tiếp thị ở những kênh nào là phù hợp với người tiêu dùng mục tiêu
  • Place: Đâu là nơi thuận tiện và tiếp cận được với nhiều khách hàng mục tiêu nhất

Càng phân tích sâu và thu thập được càng nhiều thông tin chính xác sẽ càng làm cho sản phẩm/ dịch vụ của bạn dễ dàng thâm nhập vào thị trường. Không những vậy, bạn cũng có thể ứng phó một cách nhanh chóng trước những tình huống về thị trường.

Mô hình 4P trong Marketing Mix.

Marketing 4P là gì? 4P được tạo thành từ 4 chữ cái cái đầu tiên của 4 khía cạnh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm) và Promotion (Chiêu thị).

4P được xây dựng dựa trên sự kết hợp và bổ sung lẫn nhau bởi cả các yếu tố trong, ngoài trong chính doanh nghiệp và thị trường. Mục đích chính của Marketing 4P là giúp chúng ta xem xét các rào cản hoặc tiềm năng để có được sự yêu thích sản phẩm từ người tiêu dùng và đạt được hiệu quả kinh tế.

Lưu ý: Loyalty Hub sẽ lấy Biti’s làm ví dụ cho 4P trong Marketing-Mix.

Product – Sản phẩm

Product
Product

Sản phảm này giải quyết vấn đề gì cho khách hàng?

Sản phẩm có thể tồn tại dưới hai dạng là hữu hình và vô hình. Dù là ở dạng nào thì sản phẩm cũng đều phải giải quyết một tập nhu cầu của một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.

Để có thể tạo ra một sản phẩm như vậy, bắt buộc doanh nghiệp cần phải xác định được tập nhu cầu của khách hàng là gì? Mong muốn từ sản phẩm là gì? Đây sẽ là những cơ sở để doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu hoặc cải tiến sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.

Biti’s:

Biti’s đã đánh vào nhu cầu thị trường như:

  • Mê giầy Sneaker của thế hệ Z
  • Chưa có doanh nghiệp nào làm

Từ đó, sản xuất là những mẫu giầy được đầu tư công phu:

Thứ nhất, về thiết kế, phù hợp với kích cỡ chân người Việt Nam.

Thứ hai, chất liệu thoát mát cùng với một số công nghệ về giầy không thua kém gì các hãng giày ngoại.

Price – Giá cả

Price
Price

Giá của mỗi sản phẩm bao nhiêu để phù hợp với khách hàng?

Mỗi một nhóm khách hàng hoặc thị trường khác nhau sẽ có mức độ thanh toán khác nhau. Bạn không thể bắt một người mức thu thập thấp đi vao trung tâm thương mại để mua một đôi giày trị giá 10 triệu. Điều này thật vô lý vô cùng.

Nên xem: Bạn có biết Sự khác nhau giữa Shopper Marketing và Consumer Marketing

Một mức giá phù hợp với khách hàng cần các số liệu báo cáo thu nhập, tình hình chi tiêu,… của khách hàng. Còn một cách khác là bán thử một số sản phẩm để đánh giá mức giá dự kiến.

Biti’s:

Đối tượng khách hàng của Biti’s hướng đến là đại đa số người dân Việt Nam. Vì vậy mức giá chỉ giao động từ 400 nghìn đồng đến 650 nghìn đồng. Trong khi đó để sở hữu một đôi giày gắn mắc quốc tế thì phải cần ít nhất 2 triệu đồng.

Với thông tin trên ta thấy được rằng Biti’s muốn nói rằng chỉ với ¼ số tiền bạn đã sở hữu một đôi giày với chất lượng không kém gì các thương hiệu quốc tế.

Place – Địa điểm

4p Trong marketing
Đại điểm gồm cửa hàng Offline và cửa hàng Online

Đâu là địa điểm hoặc kênh tương tác thuận tiện nhất?

Địa điểm không chỉ nói rằng địa điểm trên địa lý mà còn địa điểm bán hàng trên các trang thương mại điện tử, hoặc nền tảng xã hội.

Với đại dịch Covid đang diễn ra đã thay đổi thói quen mua sắm của người dân Việt Nam rất nhiều. Vì vậy nếu không có các địa bán hàng Online thì doanh nghiệp bạn không thể bán hàng trên phạm vi toàn quốc và toàn thế giới. Nếu bạn không làm điều đó thì đối thủ của bạn có thể làm điều đó.

Thứ hai, nếu bạn đặt cửa hàng tại địa điểm A và khách hàng của bạn đang tập trung tại điểm B,C nhưng điểm A cách điểm B,C 10km. Như vậy tôi chắc chắn rằng bạn sẽ mất một lượng lớn khách hàng vì họ không muốn đi xa tận 10km chỉ để mua một món hàng gì đó.

Biti’s:

Nhắm bắt được tình hình thay đổi thói quen thì biti’s đã thành lập website bán hàng trực tuyến. Một Fanpage trên các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram. Cuối cùng là Shopmall trên Lazada/ Tiki/ Shopee.

Không những vậy, Biti’s đã là một nhà bán lẻ với hơn 156 cửa hàng được trải dài khắp cả nước từ trước khi chuyển sang sản xuất những mẫu giày Sneaker.

Promotion – Chiêu thị

Promotion
Promotion

Chiêu thị sản phẩm bằng hình thức nào?

Chiêu thị là những hoạt động quảng bá hoặc sự thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn gia tăng giá trị thương hiệu doanh nghiệp đến với thị trường.

Bạn có tham khảo thêm bài viết này để hiểu rõ hơn: Chiêu thị là gì? Cách xây dựng một chiến lược quảng cáo hiệu quả

Biti’s:

Biti’s đã áp dụng công thức truyền thống AIDA cho chiến lược chiêu thị.

Bước 1: Attention (Gây chú ý)

Chiến lược truyền thông của Biti’s nhắm vào việc tiếp cận, quảng bá và thu hút sự chú ý của mọi người về thương hiệu, sản phẩm mới để khơi gợi sự quan tâm và tò mò. Biti’s đã lựa chọn Viral Video như MV “Lạc Trôi” của Sơn Tùng M-TP và MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn.

Bước 2: Interest (Gây thích thú với thương hiệu, sản phẩm mới)

Dành cho bạn: Hot Hot 123Sale là gì? Cách kiếm tiền mùa dịch với 123 Sale hoa hồng 10 tầng cực Hot

Biti’s đã tận dụng sức mạnh của kênh KOL nhằm đưa sản phẩm đến với nhiều bạn trẻ hơn. Từ đó đã kích thức sự hứng thú, tò mò đối với các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, biti’s còn giáo dục thị trường và tạo nhận thức mạnh mẽ về thương hiệu một cách từ từ, chậm rãi.

Bước 3: Desire (Kích thích, mong muốn, nhu cầu của khách hàng)

Lúc này, biti’s chỉ cần đẩy mạnh các bài PR nhằm đẩy mạnh việc kích thích mong muốn và nhu cầu của khách hàng lên mức cao nhất.

Bước 4: Action (đưa ra hành động)

Khách hàng mua sản phẩm.

Cách để sử dụng Marketing 4P vào kinh doanh thực tế

Làm cách nào để áp dụng 4p vào thực tế
Làm cách nào để áp dụng 4p vào thực tế

Marketing 4P có thể giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác về những ưu đãi, quảng cáo và tiếp thị mới cho thị trường. Đôi khi, bạn có thể dùng để thử nghiệm về độ phản ứng của thị trường mục tiêu.

Nếu bạn đang đứng giữa 2 lựa chọn tiếp tục với sản phẩm cũ hoặc phát triển sản phẩm mới thì các bạn có thể làm theo những bước dưới đây:

  1. Xác định rõ những tính năng, đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ đó
  2. Trả lời kỹ và sâu về marketing 4P đã được nêu ở trên
  3. Thử trả lời những kiểu câu hỏi như “Tại sao” và “Cái gì sẽ xảy ra nếu”. Ví dụ: tại sao lại phải giảm giá vào ngày 30/04, nếu giảm giá thì chuyện gì sẽ xảy ra và ngược lại.

4. Sau khi đã có những thông tin về 4P, tiếp theo chúng ta cần xác định được mức độ phản ứng của thị trường với sản phẩm mới bằng cách đặt câu hỏi cho khách hàng:

a. Sản phẩm này có giải quyết được vấn đề của họ không? (product)

b. Họ sẽ tìm kiếm cửa hàng của bạn ở đâu? (Place)

c. Liệu họ có nghĩa rằng đây là mức giá phù hợp hay không? (Price)

d. Đâu là phương tiện truyền thông phù hợp với họ nhất? (Promotion)

5. Tiếp tục thay đổi và phỏng vấn người tiêu dùng cho đến khi bạn hài lòng với câu trả lời, những số liệu mà bạn đã thu thập được.

6. Thực hiện các chiến dịch truyền thông và thường xuyên xem xét, cải tiến lại kế hoạch cho phù hợp với thời đại và thị trường

Kết luận về Marketing 4P

Trả lời được câu hỏi Marketing 4P là gì và thông tin từ Case Study từ Biti’s ta lại có thể càng khẳng định rằng Marketing 4P là một công cụ giúp cho chủ doanh nghiệp hoặc Marketer đưa ra các quyết định về thị trường, marketing một cách chính xác nhất. Bên cạnh còn giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số một cách nhanh chóng và bền vững.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài.

Các bạn có thể đón đọc bài viết về Marketing 7P tại: Marketing 7P – Giaỉ mã kỳ quan Marketing-Mix (Phần 2)

——————————————————————————————————

Cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị và bổ ích hơn cùng Loyalty Hub tại: Facebook Twitter Youtube

Viết một bình luận