Sự phát triển của đời sống khiến nhu cầu xây dựng nhà ở, công trình, địa điểm vui chơi giải trí, tòa nhà văn phòng,… ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi cần có nguồn nhân lực lớn để kiểm soát tiến độ cũng như mọi hoạt động trong quá trình thi công nên các vị trí quản lý xây dựng sẽ không lo thiếu việc làm. Đặc biệt, những doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn ngân sách cao luôn có mong muốn tuyển người làm việc lĩnh vực quản lý xây dựng có trình độ nhằm đảm bảo kết quả tốt.
MỤC LỤC: I. Ngành Quản lý xây dựng học những gì? II. Ngành Quản lý xây dựng ra làm gì? III. Các trường đào tạo ngành Quản lý xây dựng uy tín IV. Những tố chất ứng viên cần có để thành công trong ngành Quản lý xây dựng
Bạn đang xem: quan ly xay dung la lam gi
Học ngành Quản lý xây dựng sau khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển vào những vị trí nào?
I. Ngành Quản lý xây dựng học những gì?
Theo học ngành Quản lý xây dựng, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp. Không chỉ có quản lý tài chính, nhân lực, chi phí, những người làm việc trong lĩnh vực quản lý xây dựng cũng sẽ được học cách kiểm soát tốt tiến độ, chất lượng công trình thi công hay nghiệm thu công trình,… Hiện nay, ngành Quản lý xây dựng được đào tạo tại rất nhiều trường Đại học. Ngành này tổ chức tuyển sinh theo hình thức xét tuyển với các tổ hợp môn A00, A01, A02, D01, D07.
Nên xem: Chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng là gì?
Đọc thêm: Ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm việc gì?
II. Ngành Quản lý xây dựng ra làm gì?
Tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng, có rất nhiều việc làm sinh viên mới ra trường có thể ứng tuyển. Tùy theo kinh nghiệm mà người học ngành này có thể lựa chọn các vị trí khác nhau. Các nhà thầu dự án, công trình xây dựng triển khai hiện có nhu cầu tuyển người giám sát, quản lý nhiều. Với mức lương được đánh giá cao, theo đuổi ngành Quản lý xây dựng là lựa chọn hàng đầu cho những bạn trẻ đam mê lĩnh vực xây dựng, thiết kế. Với bằng Cử nhân ngành Quản lý xây dựng, bạn có thể làm các vị trí như:
- Kỹ sư xây dựng: Chịu trách nhiệm tư vấn, thiết kế, quản lý, giám sát dự án xây dựng và thi công công trình. Trung bình, mức lương của kỹ sư xây dựng dao động trong khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/tháng (đối với sinh viên mới ra trường), 7 – 20 triệu đồng/tháng đối với kỹ sư có kinh nghiệm từ 4 – 7 năm và nếu có kỹ năng ngoại ngữ tốt, làm việc cho công ty nước ngoài có thể lên tới 30 – 40 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên quản lý dự án xây dựng: Kết hợp với các bộ phận khác để lên kế hoạch, lựa chọn nhà thầu, giám sát tiến độ thi công, quản lý, kiểm tra chất lượng dự án để đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn đề ra. Mức lương trung bình của vị trí này vào khoảng từ 8 – 12 triệu đồng/tháng khi có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm. Ở những công trình lớn, vị trí này có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, mức lương có thể lên tới trên 13 triệu đồng/tháng, trung bình vào khoảng 7 – 10 triệu/tháng với công ty quy mô nhỏ.
- Quản lý dự án, quản lý kỹ thuật: Là cử nhân ngành Quản lý xây dựng, các bạn hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển vào vị trí Quản lý dự án hay Quản lý kỹ thuật. Thu nhập trung bình dao động khoảng 22 triệu đồng/tháng, thấp nhất là 6 triệu đồng/tháng, cao nhất là 60 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư lập và thẩm định dự án đầu tư: Phân tích, thẩm định, đánh giá rủi ro, khả năng tài chính của dự án,… là những gì mà kỹ sư lập và thẩm định dự án đầu tư cần làm. Ứng tuyển vị trí này, bạn có thể nhận mức lương hấp dẫn vào khoảng 9 – 15 triệu đồng/tháng.
- Giảng viên, nghiên cứu: Nếu yêu thích lĩnh vực giáo dục, bạn cũng có thể ứng tuyển để trở thành giảng viên, chuyên viên tại các trường cao đẳng, đại học đào tạo ngành Quản lý xây dựng hay Viện nghiên cứu. Mức lương của giảng viên được tính theo bậc lương nhà nước, cao hay thấp còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, số giờ dạy.
Ngoài các vị trí kể trên, sinh viên ngành Quản lý xây dựng sau khi tốt nghiệp cũng có thể ứng tuyển vào vị trí giám sát, giám đốc dự án hay chuyên viên quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp xây dựng,…
Mức lương của ngành Quản lý xây dựng cao hay thấp?
III. Các trường đào tạo ngành Quản lý xây dựng uy tín
Xem thêm: Hot Hot Bóc tách khối lượng tiếng Anh là gì?
Trước khi lựa chọn cho mình môi trường đào tạo thì bạn trẻ cần xác định được khả năng về điểm số, tài chính để đăng ký theo nguyện vọng sao cho phù hợp. Có rất nhiều trường đại học có ngành Quản lý xây dựng với chương trình giảng dạy đa dạng trải dài 3 miền Bắc – Trung – Nam. Bạn hãy tham khảo và cân nhắc kỹ lưỡng để trau dồi kỹ năng, kiến thức thi tuyển hay xét tuyển đạt kết quả cao.
1. Miền Bắc
- Đại học Kiến trúc Hà Nội.
- Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội.
- Đại học Thủy Lợi.
- Đại học Xây dựng.
- Đại Kinh Bắc.
2. Miền Trung
- Đại học Kiến trúc Đà Nẵng.
- Đại học Xây dựng miền Trung.
3. Miền Nam
- Đại học Công nghệ TP.HCM.
- Đại học Mở TP.HCM.
- Đại học Kiến trúc TP.HCM.
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ.
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
- Đại học Xây dựng miền Tây.
- Đại học Mở TP.HCM.
4. Các trường cao đẳng đào tạo ngành Quản lý xây dựng
- Cao đẳng Giao thông Vận tải III.
- Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội.
- Cao đẳng Xây dựng TP.HCM.
- Cao đẳng Xây dựng số 1.
- Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội.
- Cao đẳng Công nghệ – Đại học Đà Nẵng.
- Cao đẳng Giao thông Vận tải Trung ương V.
- Cao đẳng Bách Khoa Đà Nẵng.
- Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà.
Đọc thêm: Lương của kỹ sư xây dựng: Vì sao người khen lương cao, người chê “bèo bọt”?
Học ngành Quản lý xây dựng ở đâu tốt?
IV. Những tố chất ứng viên cần có để thành công trong ngành Quản lý xây dựng
Mặc dù ngành Quản lý xây dựng mở rộng cơ hội cho nhiều đối tượng nhưng không phải ai cũng thành công. Bởi ngoài yếu tố chuyên môn, người đảm nhận các vị trí trong ngành Quản lý xây dựng cũng cần có tố chất, kỹ năng phù hợp như:
- Có niềm đam mê với lĩnh vực xây dựng.
- Cần cù, chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Kỹ năng sắp xếp, tổ chức công việc hợp lý.
- Khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập chuyên nghiệp.
- Kỹ năng quan sát tốt, tư duy sáng tạo.
- Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, rủi ro thành thạo.
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán để trao đổi, hợp tác với nhà thầu vô cùng quan trọng.
Quản lý xây dựng là ngành có tính ứng dụng cao nên nhiều người theo đuổi. Khi ứng tuyển vào ngành Quản lý xây dựng, sinh viên sẽ bớt lo lắng về nguy cơ thất nghiệp. Bên cạnh đó, cơ hội việc làm và mức lương ngành này tương đối hấp dẫn. Tuy nhiên, dù ứng tuyển ngành nào, cơ hội việc làm ra sao thì kỹ năng và kinh nghiệm luôn là điều mà nhà tuyển dụng chú trọng nên bạn hãy trang bị cho mình. Bởi nếu bạn không có kỹ năng, trình độ tốt thì dù nhiều cơ hội cũng vẫn sẽ khó có thể kiếm được việc làm.