Chia sẻ Tổng hợp chi tiết từ A-Z về quản trị ngân hàng thương mại

Quy mô phát triển của ngành ngân hàng những năm gần đây càng tăng, đặc biệt là ngân hàng thương mại. Việc quản trị ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng cho việc lưu thông giao dịch, kiểm soát giao dịch, nguồn vốn, khoản vay, tiền tệ. Thế nhưng, nhiều nhà quản trị hiện nay thiếu kiến thức và đang loay hoay tìm giải pháp cho vấn đề này. Xem thêm bài viết này để hiểu chi tiết từ A-Z về quản trị ngân hàng thương mại nhé.

Tổng hợp chi tiết về quản trị ngân hàng thương mại
Tổng hợp chi tiết về quản trị ngân hàng thương mại

Quản trị ngân hàng thương mại là gì?

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh tế để trao đổi các giao dịch tài chính khác nhau, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế đất nước. Các hoạt động chính xoay quanh việc nhận tài chính gửi và dải ngân để cho vay vốn. Cụ thể là giao dịch tiền tệ, dịch vụ tài chính, huy động vốn, dải ngân, cho vay, tiết kiệm ….

Bạn đang xem: quản trị ngân hàng thương mại là gì

Quản trị ngân hàng là gì
Quản trị ngân hàng là gì

Quản trị ngân hàng thương mại là chuỗi các hoạt động vận hành và quản lý ngân hàng thương mại, đảm bảo việc giao thương tài chính diễn ra thuận lợi:

  • Quản trị khách hàng
  • Quản trị giao dịch
  • Quản trị tài chính
  • Bảo mật dữ liệu

Vai trò của việc quản trị ngân hàng hàng thương mại

Quản trị ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Đây là đầu mối cho việc thanh toán, giao dịch về tài chính, tiền tệ … giữa các bộ phận khác nhau trong xã hội. Chức năng của quản trị ngân hàng xoay quanh 3 nhóm đối tượng chính: Khách hàng cá nhân – Doanh nghiệp – Kinh tế xã hội

Quản lý ngân hàng thương mại là đầu mối của các giao dịch, thanh toán .. thúc đẩy kinh tế phát triển
Quản lý ngân hàng thương mại là đầu mối của các giao dịch, thanh toán .. thúc đẩy kinh tế phát triển
  • Đối với khách hàng cá nhân:
    • Quản lý các giao dịch, tránh thất thoát tiền gửi – rút cho khách hàng cá nhân
    • Là công cụ trung gian giao dịch qua các hình thức thẻ, séc, phiếu rút, phiếu nộp tiền… giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức
    • Thực hiện theo cá nhân hoá các yêu cầu của khách hàng liên quan đến dịch vụ tài chính
  • Đối với doanh nghiệp:
    • Hỗ trợ giải ngân các gói vay, các gói đầu tư
    • Bảo mật dữ liệu về thông tin doanh nghiệp, lịch sử giao dịch, thu chi tài chính
    • Thực hiện các lệnh: chuyển lương, nạp tiền, … theo nhu cầu của từng doanh nghiệp
  • Đối với kinh tế xã hội:
    • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội thông qua chênh lệch, lãi suất, đầu tư từ các giao dịch
    • Tạo ra tiền để để duy trì hoạt động mua bán – trao đổi của kinh tế đất nước

Cơ chế quản lý ngân hàng thương mại

Quản trị ngân hàng thương mại cần đảm bảo được sự rõ ràng, minh bạch để người dân, doanh nghiệp có thể an tâm giao dịch. Hoạt động quản trị được thực hiện theo cơ chế quản lý chuẩn chỉ sẽ hạn chế được rủi ro. Từ đó, ngăn chặn sự bất lợi cho thị trường tài chính.

Xem thêm: Kiến thức mới Ngân hàng đại lí (Correspondent banks) là gì? Tài khoản Nostro và Vostro

Cơ chế quản lý ngân hàng thương mại tập trung vào 4 phần chính:

  • Quản trị khách hàng:

Khách hàng là trung tâm của các hoạt động trao đổi tài chính. Khách hàng chia làm 2 loại: Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Việc quản trị khách hàng tập trung giải quyết quản trị bán hàng và quản trị hỗ trợ khách hàng.

    • Quản trị bán hàng:

Là việc tư vấn, trả lời khách hàng các dịch vụ tài chính của ngân hàng để đạt được mục tiêu khách hàng chuyển đổi hành vi: mở thẻ, giao dịch … Bên cạnh đó, cần khai thác được dữ liệu khách hàng, nhu cầu để tư vấn dịch vụ tài chính phù hợp.

    • Quản trị việc hỗ trợ khách hàng:

Là việc điều phối, sắp xếp và quản lý các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ các khách hàng cũ về dịch vụ hoặc chính sách, kỹ thuật. Với lượng khách hàng lớn, ngân hàng thương mại thường có phần mềm tự động trả lời hoặc call-center (tổng đài số) để tối ưu việc chăm sóc, hỗ trợ giải đáp.

  • Quản trị giao dịch:

Khối lượng và giá trị giao dịch tăng lên hàng năm, theo tính chất của từng khách hàng. Ngân hàng luôn cần đảm bảo sao kê được minh bạch lượng giao dịch, an toàn và bảo mật cao trong giao dịch. Đối với các giao dịch xấu, cần ngăn chặn hoặc khoá tài khoản khi cần thiết. Quản trị giao dịch hợp lý sẽ hạn chế được thất thoát tài chính và tăng độ uy tín với khách hàng.

Quản lý giao dịch là một trong những thành phần cần thiết và quan trọng
Quản lý giao dịch là một trong những thành phần cần thiết và quan trọng
  • Quản trị tài chính:

Tài chính là một câu chuyện khó trong ngành ngân hàng thương mại. Nhà quản lý phải biết được hàng ngày có bao nhiêu giao dịch gửi vào, bao nhiêu rút ra, giá trị tương ứng. Các khoản vay nào cần đáo hạn, lãi suất vay hôm đó là ngần nào, biến động dòng tiền của ngân hàng….

  • Bảo mật dữ liệu:

Đọc thêm: Standard Chartered Vietnam appoints Michele Wee as new CEO

Ngân hàng thương mại nào cũng có kho dữ liệu khổng lồ. Từ dữ liệu thông tin khách hàng đến dữ liệu về giao dịch, tài chính. Không thể lưu trữ bằng hồ sơ giấy tờ thường vì dễ bị chỉnh sửa hoặc đánh cắp. Các ngân hàng thường ưu tiên quản trị dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây. Đây là nền tảng giúp số hoá dữ liệu, lưu trữ được số lượng lớn và cực kỳ bảo mật về thông tin.

Tổng kết:

Quản trị ngân hàng thương mại là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản trị để giúp cân bằng tài chính, giảm thất thoát. Trên đây là những thông tin cơ bản về quản trị ngân hàng thương mại để giúp bạn hiểu cơ bản về khái niệm, thuật ngữ, cơ chế quản lý. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cần thêm những thông tin chuyên sâu về quản trị ngân hàng thương mại, hãy tham khảo 1Office – Nền tảng quản trị ngân hàng số 1 Việt Nam. Bấm vào nút đăng ký bên dưới để nhân tư vấn miễn phí với Chuyên gia quản trị tài chính.

Xem thêm:

Xu hướng quản lý rủi ro ngân hàng thời kỳ chuyển đổi số

Tầm quan trọng của CRM trong quản lý ngân hàng

Top 5 phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất hiện nay

Viết một bình luận