Mục lục bài viết
Từ năm 1986 mở cửa nền kinh tế và hội nhập tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh chóng. Việc các dự án đầu tư ngày càng nhiều và mở rộng hơn, đặc biệt là đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Có thể thấy ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới tại Việt Nam và đa dạng nhiều hình thức quy mô khác nhau. Do đó không phải bất kỳ cơ quan cá nhân nào cũng có thẩm quyền quyết định mà khi thực hiện các dự án đầu tư phải được các chủ thể có thẩm quyền phê duyệt. Vậy Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư ra sao là câu hỏi được đặt ra và sẽ được giải đáp ở bài viết của chúng tôi.
Bạn đang xem: quyết định phê duyệt dự án đầu tư là gì
Dự án đầu tư là gì?
Để có thể xác định đúng Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư thì cần hiểu rõ về dự án đầu tư hiện nay. Nếu xét về mặt hình thức thì dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Về mặt nội dung thì dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài. Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.
Hiện nay theo căn cứ tại Khoản 4 điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định như sau “4. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.
Dự án đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2020 được hiểu là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư. Đồng thời, dự án đầu tư là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án.
Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Tùy thuộc vào từng loại hình dự án cụ thể mà thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư cũng sẽ có sự khác biệt. Các dự án dự định đầu tư thuộc loại phải xin quyết định chủ trương đầu tư của các cơ quan tương ứng gồm Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì nhà đầu tư phải được sự chấp nhận phê duyệt của các cơ quan này cho phép đăng ký dự án đầu tư. Sau khi được chấp nhận của cơ quan tương ứng thì nhà đầu tư mới tiến hành thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để bắt đầu tiến hành dự án.
Thứ nhất: Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư của Quốc hội theo điều 30 Luật Đầu tư như sau:
“ Điều 30. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
Xem thêm: Chia sẻ Quỹ đầu tư mở là gì? 5 ưu thế vượt trội của quỹ đầu tư mở
b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định”.
Thứ hai: Thủ tưởng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án theo Điều 31 Luật Đầu tư
” Điều 31. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
b) Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
c) Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
đ) Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
e) Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
Tham khảo thêm: Chia sẻ Quy định về công ty đầu tư chứng khoán theo Luật chứng khoán
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
h) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;
3. Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;
4. Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.”
Thứ ba: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phê duyệt các dự án theo Điều 32 Luật Đầu tư:
” Điều 32. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;
c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);
d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
2. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nội dung Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề nếu cần sự hỗ trợ vui lòng liên hệ để được đội ngũ tư vấn của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng.