Chỉ bạn Điều kiện, trình tự quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

Hiện nay, do như cầu phát triển các công trình xây dựng để xây dựng một đất nước hiện đại hơn. Đối với các công trình xây dựng này để được thực hiện việc xây dựng thì cần phải kêu gọi được các chủ đầu tư đầu tư vốn vào công trình này. Vậy điều kiện, trình tự quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp tới bạn đọc nội dung cụ thể:

Bạn đang xem: quyết toán vốn đầu tư là gì

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

-Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

1. Quy định về quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

Căn cứ Điều 35 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP quy định về quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình như sau:

– Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 9 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 6 tháng đối với dự án nhóm B và 3 tháng đối với dự án nhóm C kể từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư.

Đối với công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng thuộc dự án đầu tư xây dựng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

– Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, sau khi kết thúc niên độ ngân sách, chủ đầu tư thực hiện việc quyết toán, sử dụng vốn đầu tư theo niên độ theo quy định của Bộ Tài chính.

Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt; lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng và quy đổi vốn đầu tư xây dựng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 09 tháng kể từ ngày công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đối với hạng mục công trình độc lập hoặc công trình thuộc dự án có nhiều công trình được hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Xem thêm: Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

2. Điều kiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

Các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách sau khi hoàn thành đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

Nội dung quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình được quy định cụ thể tại Nghi định 10/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:

– Dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn khi cấp có thẩm quyền có văn bản dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án. Vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

– Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình, của dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt; hợp đồng xây dựng đã ký kết theo quy định của pháp luật kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được phê duyệt. Riêng dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Nhà thầu có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng làm cơ sở quyết toán vốn đầu tư.

– Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt; lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng và quy đổi vốn đầu tư xây dựng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 09 tháng kể từ ngày công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đối với hạng mục công trình độc lập hoặc công trình thuộc dự án có nhiều công trình được hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán có trách nhiệm thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán chậm nhất là 09 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán theo quy định.

– Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư trong vòng 06 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Trường hợp dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán chưa được bố trí đủ vốn, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo Người quyết định đầu tư và các cơ quan liên quan bố trí vốn để giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án theo quy định.

Đọc thêm: Share Bộ Kế hoạch Đầu tư Tiếng Anh là gì?

Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, sau khi kết thúc niên độ ngân sách, chủ đầu tư thực hiện việc quyết toán, sử dụng vốn đầu tư theo niên độ theo quy định của Bộ Tài chính. Chủ đầu tư chậm thực hiện quyết toán theo quy định tại khoản 5 Điều này bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư:

Xem thêm: Quy định về thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng

– Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, giao cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công và các dự án thành phần sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

– Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoặc ủy quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành;

– Đối với dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

3. Trình tự quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

Căn cứ để lập quyết toán công trình bao gồm: Hồ sơ hoàn công; các biên bản nghiệm thu, bàn giao từng phần, từng loại công tác có chữ ký xác nhận của cấp trên; các văn bản xác nhận của các bên và của cấp trên về khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế đã duyệt; đơn giá chi tiết địa phương, giá ca máy; bảng định mức dự toán chi tiết; bảng giá vật liệu theo thông báo hàng tháng của liên Sở xây dựng – tài chính – vật giá địa phương; nếu sử dụng các loại vật liệu không có trong bảng thông báo giá vật liệu thì phải dựa trên biên lai, hóa đơn của BTC; các thông tư hướng dẫn về lập dự toán và thanh quyết toán cùng với các định mức về tỷ lệ quy định các khoản chi phí.

3.1. Cách làm hồ sơ quyết toán

Nội dung lập quyết toán công trình cũng gần giống như lập dự toán

– Tính khối lượng thực tế xây dựng (theo bản vẽ hoàn công) của các loại công tác lấy đó làm căn cứ và dựa vào đơn giá chi tiết của địa phương để tính ra chi phí trực tiếp.

– Dựa theo các thông báo, hướng dẫn về lập dự toán và các quy định về các hệ số điều chỉnh (nếu có) cùng với các tỷ lệ chi phí tại thời điểm làm quyết toán (nếu có) thay đổi giữa giá cả vật liệu, thay đổi các hệ số hay các tỷ lệ quy định, hai bên chủ đầu tư và các tổ chức xây lắp nhận thầu phải thống nhất về thời điểm áp dụng đơn giá, hệ số và tỷ lệ quy định, cần tổng hợp theo các vấn đề cơ bản sau: xác định tổng số vốn thực tế đã đầu tư cho công trình bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư; xác định các khoản thiệt hại không tính vào giá thành công trình (thiệt hại do thiên tai, dịch họa…); xác định tổng vốn đầu tư thực tế tính vào công trình: Tổng số vốn đầu tư tính vào công trình = tổng số vốn đầu tư thực tế đầu tư xây dựng công trình – các chi phí thiệt hại đo nhà nước cho phép không tính vào giá thành công trình; xác định giá trị tài sản cố định và phân loại TSCĐ; xác định đầy đủ giá trị tài sản cố định, TS lưu động của công trình đã chuyển giao cho đơn vị khác sử dụng để hạch toán tăng giảm vốn đầu tư.

3.2. Hồ sơ quyết toán công trình được lập theo thứ tự sau

– Quyết định chỉ thầu hoặc giao thi công; hợp đồng kinh tế (nếu có);

Xem thêm: Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình mới nhất

– Thuyết minh hồ sơ quyết toán: Cơ sở lập hồ sơ; các tài liệu áp dụng tính toán; tổng hợp chi phí quyết toán công trình.

– Tổng hợp kinh phí

– Bảng tổng hợp giá trị xây lắp;

– Bảng chênh lệch vật tư;

– Bảng tính toán chi tiết (từng hạng mục; và diễn giải: nội dung công việc, khối lượng, đơn giá, thành tiền);

Dành cho bạn: Share Sở kế hoạch đầu tư tiếng Anh là gì?

– Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng;

– Biên bản nghiệm thu nội bộ hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng;

– Phiếu yêu cầu nghiệm thu;

Xem thêm: Tổng mức đầu tư xây dựng là gì? Các chi phí của tổng mức đầu tư xây dựng?

– Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng;

– Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng;

– Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng;

– Bảng tổng hợp khối lượng thi công hoàn thành (kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng ngày … tháng … năm … ; có xác nhận của chủ đầu tư, tư vấn giám sát, đơn vị thi công).

– Hồ sơ hoàn công (tập bản vẽ hoàn công): các bản vẽ hoàn công nếu như thi công đúng với thiết kế thì sử dụng lại bản vẽ thiết kế ban đầu do đơn vị tư vấn thiết kế lập và đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra; trường hợp nếu thi công không đúng với hồ sơ thiết kế thì phải vẽ theo thực tế thi công; Bản vẽ hoàn công phải được đơn vị thi công, chủ đầu tư, tư vấn giám sát ký tên đóng dấu.

– Nhật ký thi công: ghi chép toàn bộ các công việc thực hiện và phải có xác nhận của các bên tham gia.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cụ thể ở đây là tại Phòng Tài chính – Kế hoạch quận – huyện trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Khi nhận hồ sơ cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các văn bản trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì trao đổi với cơ quan đề xuất thống nhất nội dung hồ sơ hoặc có văn bản đề nghị cung cấp, bổ sung hồ sơ có liên quan.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch quận trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính bao gồm: Cơ quan có thẩm quyền quyết định là Ủy ban nhân dân quận – huyện, cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tài chính – Kế hoạch quận – huyện

Như vậy khi các chủ đầu tư muốn quyết toán công trình xây dựng thì cần lập hồ sơ theo trình tự như đã nêu ở trên nhằm mục đích thực hiện đúng với quy định của pháp luật. Sau khi lập xong hồ sơ thì cần thực hiện trình tự thủ tục các bước ở trên để hoàng tất quá trình quyết toán công trình xây dựng.

Viết một bình luận