RM là gì? Thông tin từ A đến Z về Relationship Manager

rm-la-gi
Business People Going Over Paperwork

RM là công việc quản trị mối quan hệ trong kinh doanh với khách hàng, đối tác và nhà đầu tư. Cụ thể RM là gì, làm những công việc gì và làm sao để trở thành RM? Bạn đọc hãy cùng danangchothue.com tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang xem: rm trong ngân hàng nghĩa là gì

Nội dung cùng chủ đề mà có thể bạn sẽ quan tâm:

  • Kế toán doanh nghiệp là làm gì? Mô tả công việc và mức thu nhập
  • Chia sẻ kinh nghiệm đi phỏng vấn kế toán
  • Làm cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm không?
  • Nên học ngôn ngữ Anh hay sư phạm Anh? Ngành nào dễ tìm việc hơn?
  • Ngành thiết kế đồ họa có khó không? Có dễ xin việc không?

Nội dung bài viết

RM là gì?

Quản trị mối quan hệ là một trong những yếu tố tiên quyết giúp duy trì được các hoạt động kinh doanh và tăng trưởng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vậy, càng ngày các doanh nghiệp càng trú trọng vào vấn đề quản trị mối quan hệ. Đó là lý do vị trí Relationship Manager đang dần được nâng cao vị thế trong tổ chức. Vậy RM là gì?

RM là viết tắt của Relationship Manager, dịch ra tiếng Việt nghĩa là chuyên viên Quản trị Quan hệ. RM thường làm việc trong các doanh nghiệp quy mô lớn. Họ đóng vai trò duy trì và mở rộng các mối quan hệ trong kinh doanh và trực tiếp với khách hàng. RM giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững và nâng cao thương hiệu với các chiến lược cải thiện mối quan hệ của mình.

Relationship Manager làm việc ở đâu?

rm-trong-ngan-hang-la-gi
Những tổ chức nào cần tuyển dụng RM?

Có thể tìm thấy RM ở mọi doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn như:

  • Ngân hàng
  • Công ty chứng khoán
  • Công ty bảo hiểm
  • Tập đoàn tài chính
  • Công ty dịch vụ
  • Công ty cung cấp giải pháp doanh nghiệp

Dù vậy, chức vụ RM vẫn được tuyển dụng chủ yếu tại các Ngân hàng và công ty Tài chính. Vậy, RM trong ngân hàng là gì? Tại sao lại quan trọng đến vậy?

Tại những tổ chức này, RM phát huy được vai trò quan trọng của mình trong quản trị mối quan hệ kinh doanh với khách hàng và đối tác, cả cá nhân và doanh nghiệp. Bởi dịch vụ giữa các Ngân hàng thì không có nhiều điều khác biệt, nhưng trải nghiệm dịch vụ sẽ khiến khách hàng lựa chọn được Ngân hàng mà mình muốn gắn bó. Và RM chính là người sẽ nâng cao những trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm cho các khách hàng của doanh nghiệp.

Đề xuất riêng cho bạn: Eximbank EIB là gì ngân hàng gì? nhà nước hay tư nhân, uy tín không?

>> Xem thêm: Giao dịch viên và quan hệ khách hàng? Làm ngân hàng thì vị trí nào tốt hơn?

Công việc của RM là gì?

relationship-manager-la-gi
Công việc của Relationship Manager là gì?

Công việc của RM được phân tách thành 2 lĩnh vực là CRM – Customer Relationship Manager và BRM – Business Relationship Manager:

  • CRM (Chuyên viên quan hệ khách hàng): Họ làm việc trực tiếp với giám đốc điều hành, quản lý bán hàng, quản lý tài chính, quản lý kỹ thuật,… những người có quyết định chủ chốt đối với việc bán hàng. Họ trực tiếp làm việc với khách hàng để đưa ra chiến lược và phương thức quản lý quan hệ với các khách hàng. Họ giúp cho khách hàng hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm của công ty và trở thành khách hàng thân thiết của công ty.
  • BRM (Chuyên viên quan hệ kinh doanh): Họ giám sát bộ phận kinh doanh, việc liên lạc nội bộ, quản lý ngân sách, chi phí, mua hàng của bộ phận kinh doanh. Họ quản lý mối quan hệ của bộ phận quản lý và phục vụ trong doanh nghiệp. Họ theo dõi tất cả dữ liệu và cách các bộ phận trong doanh nghiệp tương tác với nhà cung cấp và đối tác. Tóm lại, họ có trách nhiệm giúp công ty vận hành hiệu quả, trơn tru, duy trì danh tiếng trước cộng đồng để thu hút nhiều khách hàng và đối tác hơn.

>> Xem thêm: 5 giây để đọc vị khách hàng – bí quyết bán hàng của seller

Dù vậy, nhìn chung thì tính chất công việc của hai vị trí này là như nhau. Một Relationship Manager cần thực hiện các công việc cụ thể là:

  • Xây dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng, nhà cung cấp và đối tác.
  • Hỗ trợ tạo dựng các mối quan hệ kinh doanh mới.
  • Tìm kiếm cơ hội để tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, có kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt để để xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng.
  • Định vị được những nhân tố quan trọng trong doanh nghiệp đối tác/doanh nghiệp khách hàng để xây dựng mối quan hệ nhiều lợi ích với họ.
  • Xử lý khiếu nại của khách hàng kịp thời, thông minh.
  • Phổ biến chiến lược bán hàng và những cơ hội cho đội ngũ kinh doanh.
  • Thúc đẩy quy trình bán hàng và dịch vụ khách hàng chất lượng cao.
  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng để gia hạn hợp đồng mới.
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng để xây dựng mối quan hệ mới.
  • Có được kiến ​​thức vững chắc về các đối thủ cạnh tranh.

Dựa vào bản mô tả công việc, chúng ta có thể hình dung rõ ràng RM là gì. Với những đầu việc khá “khó nhằn”, mức thu nhập của RM là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.

Mức thu nhập của Relationship Manager

thu-nhap-cua-rm
Mức lương trung bình của RM

Trung bình, một RM tại Việt Nam có mức thu nhập rơi vào khoảng 15 – 30 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng và hiệu quả làm việc mà mức lương này còn có thể tăng cao hơn. Nhìn chung một sinh viên ra trường có kinh nghiệm 1 năm ở vị trí bán hàng, chăm sóc khách hàng có thể kiếm được tối thiểu 10 triệu đồng/tháng. Đây được xem là mức lương cao đáng hứa hẹn so với mặt bằng chung của thị trường lao động.

>> Xem thêm:

Những tố chất của RM là gì?

Kinh nghiệm và học vấn

  • Có bằng cử nhân Quản trị kinh doanh hoặc bằng cấp của các lĩnh vực liên quan
  • Đã từng làm các vị trí liên quan đến việc quản lý quan hệ khách hàng
  • Có kiến thức về thực hành quản lý quan hệ khách hàng
  • Có kinh nghiệm bán hàng hoặc phục vụ khách hàng
customer-relationship-manager
Những yếu tố tạo nên một RM chuyên nghiệp

Kỹ năng

  • Có thái độ giải quyết vấn đề tốt
  • Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời
  • Có năng khiếu nuôi dưỡng các mối quan hệ tích cực
  • Có tư duy hướng đến khách hàng
  • Có óc phân tích và kỹ năng giải quyết vấn đề vững vàng
  • Có tư duy chiến lược
  • Có kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo

Tính cách

  • Luôn tích cực và tràn đầy năng lượng
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm trong công việc
  • Biết cách lắng nghe và thấu hiểu

Con đường trở thành RM là gì?

Vậy, RM là gì và làm sao để trở thành một RM giỏi trong tương lai? Nếu như bạn đã có các kinh nghiệm cần thiết liên quan đến bán hàng và giao tiếp với khách hàng, hoàn toàn có thể thử sức với công việc Relationship Manager tại các ngân hàng và tổ chức lớn hiện đang tuyển dụng tại website danangchothue.com. Có rất nhiều việc làm chuyên viên quan hệ khách hàng lương cao được đăng tuyển tại website này, thông tin công việc chi tiết và mức thu nhập cực hấp dẫn. Bạn cũng nên sử dụng thêm các mẫu CV chuyên nghiệp được danangchothue.com update thường xuyên để tạo ấn tượng tốt hơn trước các nhà tuyển dụng nhé!

Tóm lại, RM là gì và công việc của RM ra sao? RM là một nghề nghiệp tiềm năng trong thời đại này, khi mà các doanh nghiệp dần chú trọng vào quan hệ khách hàng. Bởi vậy, không khó để bạn tìm được một công việc RM phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân khi truy cập vào website danangchothue.com. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất cho công việc sắp tới nhé!

Tham khảo thêm: Bạn đã hiểu gì về Digital Banking? Tổng quan & ưu nhược điểm

Có thể bạn quan tâm Giao dịch viên và quan hệ khách hàng? Làm ngân hàng thì vị trí nào tốt hơn?

Giao dịch viên và quan hệ khách hàng là hai vị trí tuyển dụng liên tuc ở các ngân hàng Read more

Bật mí 8 kỹ năng chăm sóc khách hàng quan trọng bạn cần có ky-nang-cham-soc-khach-hang

Chăm sóc khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần duy trì mối quan hệ khách Read more

7 kỹ năng cần có của một nhân viên chăm sóc khách hàng

Yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của một công ty hay doanh Read more

Mẫu CV nhân viên chăm sóc khách hàng và những mục quan trọng cần lưu ý

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn thì chăm sóc khách hàng là công việc đòi hỏi những kỹ năng Read more

Lượt xem: 4,111

Viết một bình luận