Risk:Reward Ratio là gì? Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý trong giao dịch forex?

Risk:Reward Ratio hay tỷ lệ lời/lỗ là một khái niệm cơ bản trong giao dịch forex, liên quan đến vấn đề quản lý vốn của mỗi trader và cũng là yếu tố để xác định tính hiệu quả của mỗi hệ thống giao dịch, đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận trong dài hạn. Tuy nhiên, có rất nhiều trader, đặc biệt là những trader mới không coi trọng yếu tố này và có những quan điểm sai lầm khi thiết lập tỷ lệ Risk:Reward trong các chiến lược của mình.

Vậy thì Risk:Reward Ratio là gì? Tỷ lệ Risk:Reward ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận trong dài hạn và làm cách nào để có một tỷ lệ Risk:Reward hợp lý nhất? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết lần này, các bạn cùng theo dõi nhé.

Bạn đang xem: rr trong forex là gì

Risk:Reward Ratio là gì?

Risk:Reward Ratio (viết tắt là R:R Ratio hoặc đơn giản là R:R) là tỷ lệ Rủi ro:Lợi nhuận hay còn gọi là tỷ lệ lời/lỗ trong mỗi chiến lược giao dịch của trader.

Diễn giải một cách rõ ràng thì Risk:Reward Ratio là tỷ lệ giữa lợi nhuận tiềm năng có thể đạt được và thua lỗ tối đa phải gánh chịu khi trader thực hiện một chiến lược giao dịch cụ thể. Nói cách khác, tỷ lệ Risk:Reward cho biết trader sẽ có lợi nhuận bao nhiêu khi giao dịch thành công hoặc thua lỗ bao nhiêu nếu thất bại.

Ví dụ: tỷ lệ Risk:Reward của một chiến lược giao dịch là 1:2. Có rất nhiều cách để chúng ta có thể diễn giải tỷ lệ này, chẳng hạn như:

  • Nếu giao dịch thành công thì trader nhận được 2$ lợi nhuận, nếu thất bại thì sẽ mất 1$ thua lỗ.
  • Trader đang chấp nhận mức rủi ro là 1$ để có thể mang về lợi nhuận tiềm năng là 2$.
  • Lợi nhuận tiềm năng gấp 2 lần rủi ro tối đa.
  • Hay nói đơn giản nhất là Thắng được 2, thua mất 1.

Cách xác định Risk:Reward Ratio

Trong mỗi chiến lược giao dịch, tỷ lệ Risk:Reward được xác định dựa vào 2 thành phần: Stop-loss và Take-profit.

Xem lại: Stop-loss là gì? Cách đặt stop-loss và take-profit hiệu quả.

Stop-loss là khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm dừng lỗ, thể hiện số tiền tối đa mà trader sẽ mất đi nếu lệnh thua lỗ, đại diện cho Risk. Ngược lại, Take-profit là khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm chốt lời, thể hiện số lợi nhuận tiềm năng mà trader đạt được nếu lệnh thành công, đại diện cho Reward.

Vậy thì, tỷ lệ Risk:Reward được tính toán rất dễ dàng, chính là tỷ lệ giữa Stop-loss và Take-profit.

Risk:Reward Ratio = Stop-loss/Take-profit

Một chiến lược giao dịch có stop-loss 20 pips và take-profit 60 pips. Suy ra, tỷ lệ Risk:Reward của chiến lược này là 20/60 = 1/3 hay 1:3.

Ví dụ về tỷ lệ Risk:Reward trong một chiến lược giao dịch cụ thể.

Hình trên là một chiến lược giao dịch kết hợp 2 công cụ: Fibonacci và kênh giá cho cặp EUR/USD trên khung thời gian H4.

Tham khảo:

  • Kênh giá là gì? Cách xác định xu hướng hiệu quả với kênh giá.
  • Cách sử dụng Fibonacci Retracement hiệu quả nhất.
  • Cách sử dụng Fibonacci Extension để chốt lời hiệu quả.

Tham khảo thêm: Chỉ bạn Nature Forex là gì? Đánh giá sàn Nature Forex mới nhất

Khi giá tạo đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, chứng tỏ giá đang trong một xu hướng tăng, chúng ta bắt đầu vẽ kênh giá cho xu hướng tăng này. Khi giá chạm vào trendline dưới (điểm Buy), lúc này đang đóng vai trò là một ngưỡng hỗ trợ mạnh, có khả năng giá sẽ quay đầu đi lên, tiếp tục xu hướng tăng. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, chúng ta sử dụng thêm Fibonacci Retracement để xác nhận lại tín hiệu này. Tại vị trí giá chạm vào trendline dưới của kênh giá thì cũng chính là lúc giá chạm vào mức thoái lui quan trọng 0.618, khả năng lệnh Buy thành công là rất lớn.

Để chắc chắn hơn cho sự quay đầu này, các bạn có thể chờ đợi thêm sự xác nhận của cây nến tăng ngay sau đó, và sau khi cây nến này đóng cửa thì các bạn có thể vào lệnh Buy (như hình) hoặc có thể vào lệnh ngay khi kết thúc cây nến tín hiệu (cây nến chạm vào trendline dưới và mức thoái lui 0.618).

Đặt stop-loss dưới đáy gần nhất trước đó một đoạn và take-profit tại mức Fibonacci Extension 1.0, là mức FE quan trọng và nằm trong vùng kháng cự của kênh giá (cắt trendline trên của kênh giá).

Điểm vào lệnh Buy tại mức giá 1.16304 Stop-loss tại 1.15619, suy ra Risk là 68.5 pips Take-profit tại 1.17692, suy ra Reward là 138.8 pips

Vậy tỷ lệ Risk:Reward trong chiến lược giao dịch này sẽ là 68.5/138.8, xấp xỉ 1:2.

Mối quan hệ giữa Risk:Reward Ratio và Win-rate.

Win-rate hay tỷ lệ giao dịch thành công là phần trăm số lệnh thắng trên tổng số lệnh được thực hiện của một hệ thống giao dịch cụ thể.

Ví dụ: trader xây dựng một hệ thống giao dịch A và đã thực hiện được 100 lệnh trong quá khứ, tất nhiên là cả 100 lệnh này đều dựa trên các chiến lược, nguyên tắc của hệ thống A. Trong 100 lệnh đó, có 60 lệnh thắng và 40 lệnh thua, vậy thì win-rate của hệ thống giao dịch này là 60%.

Sở dĩ chúng tôi muốn bàn về mối quan hệ giữa Risk:Reward và Win-rate vì 2 yếu tố này đều liên quan đến chiến lược quản lý vốn và đều được dùng để xác định lợi nhuận tiềm năng của trader trong dài hạn.

Mối quan hệ nghịch đảo giữa Risk:Reward và Win-rate

Thứ nhất, mối quan hệ giữa Risk:Reward và Win-rate trong một hệ thống giao dịch cụ thể là một mối quan hệ ngược chiều nhau. Một lệnh có tỷ lệ lời/lỗ tăng lên, nghĩa là vẫn một mức độ chấp nhận rủi ro cho trước nhưng lợi nhuận mong muốn tăng lên thì khả năng để lệnh đó thành công là rất thấp.

Các bạn có thể hình dung mối quan hệ này qua ví dụ sau:

Giả sử một chiến lược vào lệnh Buy có tỷ lệ Risk:Reward là 1:3 và tỷ lệ win-rate là 60%.

Nếu tăng tỷ lệ Risk:Reward thì các bạn sẽ dời take-profit từ điểm A lên một điểm mới cao hơn điểm A hoặc dời stop-loss từ điểm B lên một điểm mới cao hơn điểm B. Điều này đồng nghĩa với việc lệnh sẽ khó chạm take-profit hơn mà lại còn dễ chạm stop-loss hơn, xác suất để lệnh thành công giảm xuống, tỷ lệ Win-rate giảm.

Nếu bạn muốn một chiến lược giao dịch có Risk:Reward tốt thì Win-rate sẽ giảm, ngược lại, nếu Win-rate tốt thì Risk:Reward sẽ giảm. Điều quan trọng là làm thế nào để xác định được một tỷ lệ hợp lý giữa 2 yếu tố này để tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn.

Risk:Reward và Win-rate xác định lợi nhuận tiềm năng trong dài hạn

Trường hợp 1

Hệ thống giao dịch A có tỷ lệ Risk:Reward là 1:3, tỷ lên Win-rate 40%. Hệ thống giao dịch B có tỷ lệ Risk:Reward là 1:2, Tỷ lệ Win-rate 60%. Cả 2 đều sử dụng chiến lược quản lý vốn 2% và thực hiện 100 lệnh trong vòng 6 tháng.

Hệ thống A: mỗi lệnh thua mất 2%, mỗi lệnh thắng được 6%. Trong 100 lệnh có 40 lệnh thắng, 60 lệnh thua. Lợi nhuận trong 6 tháng = 40*6% – 60*2% = 120%. Hệ thống B: mỗi lệnh thua mất 2%, mỗi lệnh thắng được 4%. Trong 100 lệnh có 60 lệnh thắng, 40 lệnh thua. Lợi nhuận trong 6 tháng = 60*4% – 40*2% = 160%.

Tham khảo thêm: Hot Hot Spread là gì? Cách tính Spread trong forex & các yếu tố ảnh hưởng?

Trường hợp 2

Hệ thống A có Risk:Reward là 1:3, tỷ lệ Win-rate 50%. Hệ thống B có Risk:Reward là 1:2, tỷ lệ Win-rate 60%. Các yếu tố khác giống trường hợp 1.

Lợi nhuận/6 tháng của hệ thống A = 50*6% – 50*2% = 200%. Lợi nhuận/6 tháng của hệ thống B = 60*4% – 40*2% = 160%.

Qua 2 trường hợp trên, chúng ta có thể thấy được rằng việc lựa chọn cái nào tốt hơn giữa Risk:Reward và Win-rate để lợi nhuận trong dài hạn cao nhất là không có ý nghĩa. Vì trong trường hợp 1, hệ thống có Risk:Reward cao hơn mang về lợi nhuận ít hơn nhưng ở trường hợp 2 thì ngược lại, hệ thống có Risk:Reward cao hơn lại mang về lợi nhuận nhiều hơn.

Nếu một trong 2 tỷ lệ này không đổi, bằng việc tăng tỷ lệ còn lại lên mức tốt hơn sẽ mang về lợi nhuận cao hơn trong dài hạn. Đó là điều chắc chắn. Nhưng thông thường, mỗi hệ thống giao dịch sẽ có một tỷ lệ Win-rate nhất định và điều mà các trader cần làm là tăng tỷ lệ Risk:Reward để tối đa hóa lợi nhuận.

Một hệ thống giao dịch có tỷ lệ Win-rate là 50% thì hệ thống này chỉ đem về lợi nhuận khi tỷ lệ Risk:Reward tốt hơn 1:1. Nên lưu ý rằng 1:1 không phải là một tỷ lệ hòa vốn vì các bạn phải chịu thêm các khoản chi phí giao dịch khác như commission hay swap.

Tỷ lệ Risk:Reward bao nhiêu là hợp lý?

Đừng miễn cưỡng và cố ép các lệnh của mình phải đạt được một tỷ lệ Risk:Reward nào đó như ý muốn, 1:2, 1:3 hay thậm chí 1:5 chẳng hạn vì sẽ không có một con số nào là hợp lý cho mọi trường hợp. Rất nhiều trader mới áp dụng tỷ lệ Risk:Reward hoàn toàn sai lầm, họ lựa chọn một tỷ lệ Risk:Reward mà họ cho là tốt, chẳng hạn như 1:3, với mỗi chiến lược giao dịch, họ chỉ cần xác định điểm stop-loss rồi từ đó nhân 3 lên để tạo thành điểm take-profit.

Thông thường, mỗi chiến lược giao dịch sẽ có các tín hiệu giúp trader xác định được các điểm vào lệnh, stop-loss hay take-profit từ đó tính ra được tỷ lệ Risk:Reward cho chiến lược đó. Sẽ có chiến lược có tỷ lệ lời/lỗ tốt nhưng cũng có những chiến lược có tỷ lệ lời/lỗ không tốt. Tốt hay không tốt ở đây không phải là lớn hơn 1:1 hay nhỏ hơn 1:1 mà là tỷ lệ đó có khả năng tạo ra được lợi nhuận tốt trong dài hạn hay không, với một tỷ lệ Win-rate đã biết trước.

Quay trở lại với hệ thống giao dịch có tỷ lệ Win-rate 50%, nếu một lệnh có tỷ lệ Risk:Reward là 1:1.5, mặc dù không phải là một tỷ lệ cao nhưng lệnh này này vẫn mang về lợi nhuận thì đây là một tỷ lệ lời/lỗ tốt.

Mặc khác, với hệ thống giao dịch có tỷ lệ Win-rate chỉ 30%, một lệnh có tỷ lệ Risk:Reward là 1:2.5, đây được xem là một tỷ lệ lời/lỗ khá cao nhưng tỷ lệ này không giúp trader đạt được lợi nhuận mục tiêu trong dài hạn. (30*5% – 70*2% = 10%, trong vòng 6 tháng tạo ra 10% lợi nhuận là một tỷ lệ khá thấp).

Chính vì vậy, để biết được một tỷ lệ Risk:Reward hợp lý, điều đầu tiên cần làm là xác định mục tiêu lợi nhuận trong dài hạn, sau đó là tỷ lệ Win-rate của hệ thống giao dịch. Nếu một chiến lược có tỷ lệ Risk:Reward không tốt, các bạn nên bỏ qua, không nên giao dịch.

Làm thế nào để cải thiện tỷ lệ Risk:Reward trong giao dịch forex?

Mặc dù mỗi chiến lược giao dịch sẽ xác định một tỷ lệ Risk:Reward nhất định, nhưng trong một số trường hợp, các bạn vẫn có thể cải thiện tỷ lệ này tốt hơn. Một trong những cách hiệu quả nhất chính là tối ưu hóa điểm vào lệnh trong chiến lược giao dịch (nếu có thể).

Đôi lúc cũng nên mạo hiểm để có điểm vào lệnh tốt hơn. Ví dụ như trong chiến lược giao dịch với mô hình nến Hammer, thay vì chờ đợi sự xác nhận của một cây nến tăng ngay sau nến Hammer rồi mới vào lệnh thì chúng ta có thể mạo hiểm vào lệnh ngay khi nến Hammer đóng cửa để tỷ lệ Risk:Reward được tốt hơn.

Ngoài ra, còn 2 cách nữa để tăng tỷ lệ Risk:Reward trong giao dịch forex, đó là tối ưu điểm stop loss hoặc tối ưu điểm take-profit. Tuy nhiên, 2 cách này không được sử dụng nhiều và nếu tối ưu các điểm đó quá mức, các bạn lại sẽ rơi vào tình huống tăng Risk:Reward làm giảm Win-rate, hệ thống giao dịch lúc này cũng sẽ không còn hiệu quả như ban đầu.

Hy vọng rằng, với những gì mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, các bạn có thể nhận định đúng đắn hơn về tỷ lệ Risk:Reward, mối quan hệ giữa Risk:Reward và Win-rate, đồng thời xây dựng được hệ thống giao dịch có Risk:Reward và Win-rate hợp lý. Quan trọng nhất là phải xác định được lợi nhuận kỳ vọng của mình là bao nhiêu, trước mắt là tạo ra hệ thống đáp ứng được kỳ vọng đó rồi mới tính đến chuyện tối đa hóa nó đến mức cao nhất.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.

Viết một bình luận