Tổng hợp Sổ phụ ngân hàng là gì? Các loại sổ phụ ngân hàng phổ biến

Sổ phụ ngân hàng là gì? Có mấy loại sổ phụ ngân hàng? Đâu là lợi ích của việc sử dụng sổ phụ ngân hàng? Tất cả những điều này sẽ có trong bài viết sau.

  • Hợp đồng giao khoán là gì? Những lưu ý về hợp đồng giao khoán
  • Bút toán là gì? Các loại bút toán mà dân kế toán cần ghi nhớ

Sổ phụ ngân hàng là gì?

Sổ phụ ngân hàng là sổ được dùng vào mục đích liệt kê các nghiệp vụ tài chính như: nợ, các loại tài chính phát sinh trong tài khoản kế toán của doanh nghiệp để gửi tới chủ sở hữu tài khoản. Bản liệt kê này được sử dụng với mục đích chính là theo dõi, đối chiếu các nghiệp vụ kết toán phát sinh giữa doanh nghiệp với ngân hàng trong một khoảng thời gian cụ thể. Thông thường khoảng thời gian này sẽ kéo dài trong tháng, quý hoặc trong năm.

Bạn đang xem: sổ phụ ngân hàng là gì?

Sổ phụ ngân hàng là gì? Những điều chưa biết về sổ phụ ngân hàng 1

Định nghĩa sổ phụ ngân hàng

Những ngân hàng có sổ phụ thường sẽ đưa tài liệu này cho khác hàng của mình 1 lần trong tháng để các doanh nghiệp có thể kiểm kê, đối chiếu lại các giao dịch trong tháng. Những thông tin được cung cấp trong các sổ phụ ngân hàng hiện nay bao gồm:

  • Số dư tiền mặt trong tài khoản ban đầu.
  • Tổng tiền từng giao dịch, tiền mặt đã gửi.
  • Số tiền rút từ tài khoản.
  • Các lần thanh toán cá nhân khác nhau.
  • Số tiền lãi kiếm được.
  • Phí dịch vụ, tiền phạt với tài khoản.
  • Số dư tiền mặt trong tài khoản.

Đáng xem: Kiến thức mới Vietinbank là ngân hàng gì? Tên viết tắt, cách tra mã ngân hàng Vietinbank

► Xem ngay: Tổng hợp các nghiệp vụ kế toán giúp bạn xử lý công việc một cách chính xác

Các loại sổ phụ ngân hàng phổ biến

Mỗi ngân hàng hiện sẽ có những loại sổ phụ khác nhau để khách hàng có thể nắm bắt được. Thông thường sẽ có những loại sổ phụ chính như sau:

Sổ phụ ngân hàng bằng tờ rời

Khi các doanh nghiệp thực hiện yêu cầu giao dịch bất kỳ nào và có yêu cầu được cấp sổ phụ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ in sổ phụ bằng hình thức tờ rời theo từng ngày. Lúc này doanh nghiệp có thể lấy tài liệu vào bất cứ khoản thời gian nào. Nhưng sẽ phải tối thiểu là sau một ngày đề nghị.

Trong sổ phụ bằng tờ rời, các ngân hàng sẽ đề cập chủ yếu tới những thông tin cụ thể như các khoản ghi nợ, ghi có, cùng với đó là những chứng từ giao dịch tiền của tài khoản. Ngoài ra, sẽ có thêm những phiếu hạch toán có để đề cập rõ với khách hàng số phí phải trả, cùng với đó là thuế giá trị gia tăng để kê khai chính xác thuế đầu vào của tài khoản khi giao dịch.

Sổ phụ ngân hàng là gì? Những điều chưa biết về sổ phụ ngân hàng 2

Các loại sổ phụ ngân hàng phổ biến

Sổ phụ ngân hàng bằng cuốn

Dành cho bạn: Chia sẻ Tên đầy đủ ngân hàng HDBank là gì – Đánh giá về HD Bank

Với sổ phụ cuốn, khi khách hàng có những phát sinh khác nhau trong quá trình giao dịch. Ngân hàng cần phải ghi lại những nghiệp vụ cụ thể để khi doanh nghiệp có thắc mắc cũng như đến thời hạn gửi sổ phụ thì ngân hàng sẽ in sổ cho doanh nghiệp.

Với việc sử dụng sổ phụ bằng cuốn, ngân hàng sẽ thu các khoản phí giao dịch khác nhau khi có giao dịch từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, các khoản phí này thường không có phiếu hạch toán kèm theo nên sẽ khó kê khai thuế. Do đó, doanh nghiệp nếu không phát sinh nhiều giao dịch với ngân hàng thì có thể lấy sổ phụ theo quyển một lần vào cuối năm.

► Xem ngay: Các thông tin việc làm tại Hà Nội liên tục được cập nhật

Lợi ích của sổ phụ ngân hàng với các hoạt động kế toán doanh nghiệp

Với các sổ phụ, hoạt động kế toán doanh nghiệp sẽ có được những lợi ích khác nhau như:

  • Chủ tài khoản có thể kiểm tra được sự khác biệt của các lần giao dịch. CÙng với đó là việc có thể thông báo được những bất thường càng sớm càng tốt với các ngân hàng để ngân hàng có thể giải thích các vấn đề có liên quan.
  • Sổ phụ là công cụ rất tốt để giúp chủ tài khoản doanh nghiệp có thể theo dõi tiền trong tài khoản của doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát được tài chính, đưa ra những kế hoạch mới để giảm thiểu các giao dịch không cần thiết.
  • Nếu như có một bất thường nào đó trong quá trình giao dịch, bạn có thể dựa vào sổ phụ để báo cáo kịp thời cho các ngân hàng nhằm đòi hỏi quyền lợi cho riêng mình.

Qua những chia sẻ dưới đây về sổ phụ ngân hàng là gì? Hi vọng bạn đã hiểu rõ được các loại sổ ngân hàng phổ biến. Cùng với đó là lợi ích của việc sử dụng các tài liệu này trong hoạt động việc làm kế toán doanh nghiệp.

► Tham khảo: Tạo mẫu CV kế toán tổng hợp theo phong cách tối giản, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tập trung vào các thông tin quan trọng

Viết một bình luận