Ngày nay, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, người ta thường hay nhắc đến thuật ngữ “đấu thầu”, “hoạt động đấu thầu”. Cùng với đó là hàng loạt các thuật ngữ như “nhà thầu”, nhà thầu chính”,… Vậy nhà thầu chính là gì? Có những thông tin nào độc giả cần nắm rõ về nhà thầu xây dựng? Hãy cùng Hoà Bình tìm hiểu qua bài viết sau!
1. Nhà thầu xây dựng là gì?
Nhà thầu (hay nhà thầu xây dựng) là tổ chức/đơn vị có đầy đủ năng lực để xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư và thầu toàn bộ các công việc, dự án liên quan đến công trình ấy.
Bạn đang xem: thầu xây dựng là gì
Nhà thầu (hay nhà thầu xây dựng) là tổ chức/đơn vị có đầy đủ năng lực để xây dựng công trình cho các chủ đầu tư.
Nếu là nhà thầu chuyên nghiệp thì bạn phải trang bị đầy đủ các loại giấy tờ, văn bản pháp lý và các yếu tố dưới đây:
-
Giấy phép đăng ký kinh doanh; chứng chỉ hành nghề
-
Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ thuật viên, giám sát viên, chỉ huy công trình… sở hữu kiến thức và các kỹ năng cần thiết
-
Đội ngũ công nhân thi công lành nghề và có kinh nghiệm
Chỉ khi nhà thầu trang bị đủ những điều trên thì các chủ đầu tư mới an tâm giao cho họ việc thiết kế và thi công các công trình của mình. Họ không thể giao các công trình giá trị trăm, nghìn tỉ của mình vào tay những nhà thầu thiếu chuyên nghiệp hoặc chưa đạt chuẩn được. Họ cần những nhà thầu có năng lực tốt cũng như trách nhiệm cao, có thể đứng ra chịu trách nhiệm nếu công trình của họ xảy ra vấn đề.
2. Nhà thầu chính là gì?
Dành cho bạn: Hot Khi nào phải ký phụ lục hợp đồng xây dựng?
Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm chính khi tham gia dự thầu.
Phần lớn chúng ta đều biết đến khái niệm nhà thầu chính, nhà thầu phụ trong thi công xây dựng. Vậy khái niệm chính xác của nhà thầu chính là gì?
Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm chính khi tham gia dự thầu. Họ là người trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà đầu tư cũng như chính là người đứng tên dự thầu. Nhà thầu chính có thể là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức, 1 doanh nghiệp…
3. Trách nhiệm của nhà thầu chính
Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng chính khi đấu thầu được Luật Đấu thầu quy định rất rõ ràng về trách nhiệm của bên thầu xây dựng. Cụ thể theo Điều 25 Nghị định 15/2013/NĐ-CP:
-
Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
-
Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có).
-
Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
-
Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.
-
Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác.
Đọc thêm: Chỉ bạn Tìm hiểu Chi phí chung trong chi phí Gián tiếp của dự toán xây dựng
Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng chính khi đấu thầu được Luật Đấu thầu quy định rất rõ ràng về trách nhiệm của bên thầu xây dựng.
-
Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
-
Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng.
-
Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường.
-
Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.
-
Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.
-
Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.
-
Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
-
Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
Trên đây là một số kiến thức về thuật ngữ nhà thầu chính là gì cũng như trách nhiệm của nhà thầu chính khi tham gia thi công công trình. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn thêm hiểu biết về lĩnh vực Xây dựng trước khi quyết định bước chân vào lĩnh vực này hoặc tham gia thi công công trình thực tiễn.