- 1. Kỹ năng quan sát, nhận xét
- 2. Kỹ năng giao tiếp
- 3. Chuẩn tác phong sư phạm
- 4. Chuẩn chữ viết và kiến thức
- 5. Tự học, đổi mới, sáng tạo
- 6. Lắng nghe, kiên nhẫn với học sinh
- 7. Khả năng tổ chức hoạt động nhóm
- 8. Kĩ năng xử lí tình huống phát sinh trong lớp học
- 9. Kỹ năng tin học
- 10. Kỹ năng sơ cứu cơ bản, thoát hiểm
Với những quan điểm giáo dục hiện đại, người thầy, người giáo viên cũng có những vai trò mới và cần phải đáp ứng được nhiều tiêu chí khác nhau ngoài tiêu chí chuyên môn. Trong bài viết này Cẩm nang dạy học sẽ chia sẻ với thầy cô những kỹ năng quan trọng nhất đối với giáo viên tiểu học. Nếu thiếu những kỹ năng này, giáo viên tiểu học khó có thể đứng trên bục giảng, ngay cả khi có tấm bằng giỏi trên tay.
Nhiều người cho rằng, làm giáo viên là một công việc nhẹ nhàng. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu, quy định chuẩn mực riêng mà không phải ai cũng có thể làm được. Giáo viên cũng vậy, những kỹ năng sau là những điều mà bất cứ giáo viên tiểu học nào cũng không nên bỏ qua khi muốn trở thành một người cô, người thầy dạy giỏi.
Bạn đang xem: theo anh/chị, thì 3 kỹ năng quan trọng nhất cho giáo viên
1. Kỹ năng quan sát, nhận xét
Kết quả học tập của các học sinh tiểu học bây giờ đều do giáo viên đánh giá nên kĩ năng quan sát, nhận xét không thể thiếu với các giáo viên. Các thầy cô phải thường xuyên quan sát các em để có thể đưa ra đánh giá đúng, khách quan và công bằng nhất. Có như vậy, phụ huynh mới nắm bắt được tình hình học tập của con em mình.
Ngoài ra nhờ kỹ năng quan sát tốt, các giáo viên có thể phán đoán được học sinh của mình có năng khiếu nổi bật nào không, qua đó thông báo cho gia đình chọn môn năng khiếu phù hợp cho các em.
2. Kỹ năng giao tiếp
Đây là kĩ năng cần có của bất kì thầy cô nào. Thầy cô không chỉ giao tiếp với học sinh trên phương diện nội dung bài học mà còn phải ứng xử với các tình huống khác phát sinh trong và ngoài nhà trường, trao đổi với phụ huynh học sinh,… Với mỗi đối tượng giao tiếp thì giáo viên phải lựa chọn một phong cách giao tiếp phù hợp để vừa duy trì được mối quan hệ tốt vừa giữ đúng tác phong sư phạm của mình.
Chuẩn tác phong sư phạm, phong thái trong cách cư xử, giao tiếp là điều tất cả giáo viên cần có
3. Chuẩn tác phong sư phạm
Xem thêm: Share Các Nguyên Âm Trong Tiếng Anh (Cần Nắm Vững)
Trong nhận thức của mỗi học sinh tiểu học, giáo viên chính là hình mẫu để các học sinh noi theo. Vì vậy, giáo viên tiểu học cần để ý đến các chuẩn mực về cư xử, hành vi ở cả trong và ngoài trường học. Tác phong nền tảng cần có là sự nhã nhặn, từ tốn, khả năng xử lí tình huống một cách linh hoạt.
4. Chuẩn chữ viết và kiến thức
Kiến thức bậc tiểu học là kiến thức cơ bản, nền tảng nhất nên phải đảm bảo độ chuẩn cao. Ngoài ra, bậc tiểu học là bậc rèn cho các học sinh về nét chữ nên giáo viên tiểu học cần đạt trình độ cao về nét chữ, đảm bảo đúng chuẩn, sạch đẹp, dễ nhìn.
Đối với giáo viên, việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực không chỉ giúp việc truyền tải kiến thức tốt hơn mà còn có ảnh hưởng tới tâm lý của học sinh. Vì vậy, trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm thì đây là kỹ năng không thể thiếu:
- Giáo viên khi lên lớp cần phải nói và giảng bài một cách rõ ràng, khúc chiết, có ngữ điệu, âm lượng vừa phải, có thể thu hút sự chú ý của học sinh
- Khắc phục các tật lặp đi lặp lại các câu như: “làm cho cô”, “cho cô biết”, “hỏi cả lớp…”
- Giáo viên cần tự mình rèn luyện các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết cho thật chuẩn
5. Tự học, đổi mới, sáng tạo
Trong nền giáo dục đang ngày một thay đổi như hiện nay, giáo viên tiểu học cũng cần nhanh nhạy cập nhật và linh hoạt với những thay đổi mới. Bên cạnh đó cũng phải không ngừng học hỏi những phương pháp mới, cách dạy mới tiến bộ để kịp cập nhật cho học sinh của mình.
Giáo viên phải trang bị cho mình phương pháp dạy học và thói quen làm việc khoa học ở mỗi môn học, mỗi bài học để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy. Cần xác định được mục tiêu của bài. Đặc biệt cần dành tâm sức trí tuệ và thời gian cho việc dạy học. Việc thiết kế bài dạy phải căn cứ vào mục tiêu dạy học, đặc điểm của học sinh, tính chất của môn học, điều kiện vật chất có thể sử dụng được trong quá trình dạy học. Trước khi lên lớp người giáo viên cần phải xác định được:
- Dạy cái gì ? (Xác định nội dung dạy học).
- Sau khi học song học sinh cần biết hoặc biết làm cái gì? (Xác định mục tiêu).
- Kiến thức thực sự của học sinh hiện nay như thế nào?
- Học sinh thực sự đã biết gì? (Đánh giá những điều học sinh đã biết trước khi học và sau khi học).
- Dạy bài học đó như thế nào? (Lựa chọn phương pháp và kỹ năng dạy học).
- Giáo viên cần hiểu biết về những đặc điểm của học sinh, lứa tuổi, thói quen trình độ học sinh, trẻ bị tật, trẻ có gia đình khó khăn…
- Cần chú ý đến cách mở đầu bài học sao cho hứng thú trong học tập với học sinh và cách kết thúc bài học để gây ấn tượng cho học sinh. Nhất là đảm bảo tính đa dạng và hài hoà của các phương pháp dạy học được áp dụng, điều này đặc biệt quan trọng với học sinh Tiểu học.
6. Lắng nghe, kiên nhẫn với học sinh
Ở bậc tiểu học, các em vẫn chưa thể đi vào nề nếp, kỉ luật như ở bậc lớn hơn. Hơn thế, các em cũng vẫn chỉ là những đứa trẻ nên rất cần đến sự quan tâm của các thầy cô khi ở trường. Những vấn đề xoay quanh các em không chỉ trong các giờ học mà còn có trong giờ ra chơi, các mối quan hệ bạn bè,… đều cần các thầy cô có thể hiểu và kịp giải đáp những thắc mắc khi cần.
Ở tiểu học, không phải các em đều ngoan ngoãn, nghe lời nên giáo viên cần phải kiên nhẫn, từ từ uốn nắn các em
7. Khả năng tổ chức hoạt động nhóm
Đáng xem: Chỉ bạn Ý nghĩa của park trong tiếng Anh
Đây cũng là một kỹ năng cần có với các giáo viên tiểu học để gắn kết các học sinh lại với nhau hơn. Các hoạt động nhóm trong giờ học, giờ ngoại khóa sẽ rèn cho các em biết hợp tác và làm việc theo nhóm, có tinh thần đồng đội. Tổ chức các nhóm trong giờ học cũng sẽ khiến các em thích thú với bài học hơn, tiếp thu bài tốt hơn.
8. Kĩ năng xử lí tình huống phát sinh trong lớp học
Các bé tiểu học còn rất hiếu động nên cũng rất dễ xảy ra xô xát, cãi nhau, đánh nhau trong giờ ra chơi. Bé không chịu làm bài tập, không chịu nghe giảng, cãi lại thầy cô,… là những vấn đề rất thường xuất hiện. Vì vậy, các thầy cô cần chuẩn bị sẵn tâm lí, kỹ năng để có thể ứng phó với những tình huống như vậy.
9. Kỹ năng tin học
Công nghệ thông tin ngày nay rất phát triển và phổ biến. Các giáo viên cần biết tận dụng công cụ này để bổ sung kiến thức cho mình bằng các nguồn tài liệu phong phú. Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng sẽ làm nội dung bài học phong phú, hấp dẫn hơn.
10. Kỹ năng sơ cứu cơ bản, thoát hiểm
Không ai có thể ngờ được những tình huống xấu có thể xảy ra nên việc đề phòng rất cần thiết. Khi xảy ra các mối nguy hiểm, thầy cô phải là những người giữ được bình tĩnh và nghĩ ra biện pháp để đảm bảo an toàn cho các em. Đồng thời, cũng cần biết những biện pháp sơ cứu cơ bản để có thể sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Trên đây là những chia sẻ dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia giáo dục tiểu học, hy vọng nó sẽ là nguồn tham khảo hữu ích dành cho tất cả thầy cô.
Billy Nguyễn
Tweet Pin It