Trong những năm gần đây, thị trường tiền điện tử ngày càng phát triển. Trong đó bitcoin nổi lên như một loại tiền đem lại giá trị lợi nhuận hàng đầu cho các nhà đầu tư.
Bitcoin như là phần thưởng cho những người thợ mỏ khi cùng giải bài toán tìm ra khối bitcoin mới. Vậy thuật toán đào Bitcoin là gì? Hôm nay, Kiệt sẽ giới thiệu cho các bạn về khái niệm đào coin cũng như các thuật toán thông dụng.
Bạn đang xem: thuật toán bitcoin là gì
Đào bitcoin là gì?
Chắc hẳn với những bạn lần đầu tham gia thị trường Cryptocurrency sẽ khó mà hiểu được thuật ngữ đào coin là gì. Đây là quá trình giải những thuật toán phức tạp để đào ra một khối (hay block). Có hai mục đích chính của việc đào bitcoin.
- Một là tạo nhiều đồng tiền hơn từ việc nhận được một số lượng coin mới. Đây có thể được xem như là phần thưởng và một khoản phí giao dịch.
- Hai là để xác minh tính hợp lý của giao dịch sử dụng tiền điện tử trong lưu trọng.
Một trong những đặc điểm khiến nhiều nhà đầu tư ưa chuộng tiền bitcoin chính là do tính khan hiếm. Nguồn cung lưu thông bị giới hạn dưới mức 21 triệu nên số bitcoin thưởng cho mỗi block mới đào thành công sẽ giảm dần. Đồng tiền bitcoin cuối cùng có thể đào được dự kiến là vào năm 2140.
Khái niệm thuật toán đào bitcoin và cách hoạt động
Thuật toán đào coin
Việc nắm rõ những vấn đề kỹ thuật của thuật toán đào bitcoin sẽ giúp hiểu rõ hơn về giá trị của đồng tiền này. Vậy thuật toán đào bitcoin là gì?
Thuật toán này quy định mỗi block mới phát sinh sau một thời gian đều chứa dữ liệu về giao dịch trong thời điểm đó, dữ liệu giao dịch mã hóa một chiều về khối kế trước đó và một tham số để giải toán.
Thuật toán này có thể mã hóa bất kỳ dữ liệu nào trở thành chuỗi dài 256 bit, bao gồm 64 ký tự cả chữ và số.
Thuật toán bitcoin được dùng như thế nào để tìm ra block mới?
Chuỗi ký tự dài 256bit sẽ được tiếp tục ghép với dữ liệu mã hóa của giao dịch kế tiếp bằng những thuật toán nhất định. Cho đến khi chỉ còn hai hashing về giao dịch trong khối sau khi đã mã hóa.
Quy trình này tạo ra một cây nhị phân, được gọi là Market Root. Kết quả hashing sau cùng này được ghép với những thông tin khác.
Bao gồm: kết quả hashing khối trước đó, thời gian khởi tạo khối và thông số Nounce tức biến chạy ngẫu nhiên. Những thông số này sẽ được tiếp tục mã hóa để tạo kết quả hashing cuối.
Thuật toán đào bitcoin quy định rằng một khối mới chỉ được khởi tạo khi giải được bài toán tìm kết quả hashing cuối cùng nhỏ hơn giá trị của mục tiêu trong blockchain.
Đáng xem: Tìm hiểu về Bitcoin và tiền điện tử (tiền ảo)
Sau đó, lập tức kết quả này sẽ được chuyển đến khối khác trong mạng lưới để xác nhận. Khi có trên 50% số khối có trong blockchain xác nhận kết quả thì sẽ chính thức tạo ra khối mới.
Nếu kết quả chưa hợp lệ thì tham số Nounce sẽ tự động thay đổi ngẫu nhiên cho đến khi tìm được tham số đúng. Quá trình tìm tham số này được gọi là Proof of Work (hay bằng chứng công việc).
Tuy việc thực hiện sẽ rất tốn kém điện năng để có thể duy trì khả năng tính toán của hệ thống. Thế nhưng điều này lại khiến bitcoin trở nên có giá trị hơn bởi việc tìm kiếm các bitcoin mới sẽ ngày càng tốn kém.
Xem thêm: Hướng dẫn nhận bitcoin miễn phí hằng ngày
Có thể nói, “thuật toán bitcoin” mà các thợ mỏ phải giải chính là tìm ra tham số thỏa mãn tiêu chí trong hệ thống.
Với những người thực hiện giao dịch đồng bitcoin trên thị trường Cryptocurrency, hiểu thuật toán đào bitcoin sẽ giúp nhận thức đầy đủ về tiền điện tử này. Từ đó đánh giá khách quan xem bitcoin có thực sự giá trị để đầu tư không.
Những thuật toán đào bitcoin thông dụng nhất
Thuật toán SHA-256
Trong tất cả các thuật toán được dùng để đào bitcoin, SHA-256 được sử dụng phổ biến nhất. Vậy SHA256 là gì? SHA (Secure Hash Algorithm) hay còn được gọi là thuật toán giải băm an toàn được FIPS – Tiêu chuẩn xử lý thông tin của Mỹ công nhận.
Mục đích là dùng để chuyển hóa một đoạn dữ liệu nhất định thành một đoạn có chiều dài không đổi với sự khác biệt cao. SHA256 là một nhánh của hàm băm mật mã trong mạng bitcoin và là một những hàm mạnh nhất hiện nay.
SHA-256 được sử dụng để tạo ra các địa chỉ bitcoin giúp cải thiện an ninh và bảo mật tốt hơn. Thuật toán đào bitcoin này tạo mã băm cố định 256 bit, tức là 32 byte, đây là mã băm gần như duy nhất.
Mỗi chuỗi băm sau khi hình thành sẽ không được tính toán trở lại. Chính điều này làm cho thuật toán SHA256 phù hợp để xác nhận mật khẩu, chống giả mạo, đặc biệt là để xác thực hàm băm.
SHA 256 có khả năng hỗ trợ xử lý thô hiệu quả. Với những bitcoin đầu tiên, bạn hoàn toàn có thể tự đào coin bằng CPU trong chiếc máy tính tại nhà.
Thế nhưng, theo thời gian khi độ khó của coin tăng lên. Thì để khai thác hiệu quả bitcoin, bạn cần phải sử dụng các bộ vi xử lý riêng biệt gọi là ASIC.
Thuật toán Scrypt
Tham khảo thêm: Hot Hot Dash là gì? Thông tin về đồng DASH
Scrypt là một hàm hash dẫn xuất khóa trong bộ nhớ để đào bitcoin. Scrypt hoạt động bằng cách tạo ra hệ thống các số giả ngẫu nhiên cần lưu trữ trong bộ nhớ RAM.
Sau khi truy cập các con số này bằng thuật toán thì sẽ trả về kết quả. Việc tạo ra nhiều số đòi hỏi nhiều tính toán và một số lượng RAM lớn để tiến hành thực hiện.
Khi chúng được truy cập vài lần thì Scrypt hoàn toàn có thể sử dụng bộ nhớ RAM cùng với sức mạnh băm để tạo ra khối mới trong điều kiện tối ưu hóa tốc độ.
Có thể nói so với SHA256 thì tốc độ đào bitcoin của Scrypt không nhanh bằng và chỉ điều chỉnh số lượng những biến ngẫu nhiên cần lưu trữ.
Lợi ích chính của thuật toán Scrypt chính là góp phần làm giảm lợi thế cạnh tranh của những thợ đào khác trong cùng mạng lưới. Tức là có khả năng sẽ có nhiều nhà đầu tư tham gia vào việc đào coin và đóng góp để tạo nên giá trị.
Xem thêm: Ví Perfect Money là gì?
Thuật toán Ethash
Đây là thuật toán băm được sử dụng cho proof-of-work trong thị trường tiền điện tử trên nền tảng Ethereum. Ethash sử dụng những phiên bản thay thế của SHA3-256 và SHA3-512 hay thường được gọi là Keccak-256 và Keccak-512.
Ngay từ phiên bản tiền thuật toán 1.0 Ethash đã sở hữu thiết kế có khả năng chống ASIC để thuận tiện cho việc kiểm tra. Thuật toán này cũng có thể được sử dụng như là phiên bản chỉnh sửa nhỏ giúp giảm chi phí phát sinh.
Ethash được ưa chuộng bởi nhiều “thợ mỏ” đào bitcoin bởi đem lại nhiều ưu điểm vượt trội. Độ bão hòa IO của thuật toán cao, rất thân thiện với GPU của máy tính.
Hơn nữa, khả năng kiểm chứng máy khách có cấu hình thấp và mức độ xử lý nhanh. Với những chiếc máy khách có cấu hình thấp thì việc khởi động diễn ra nhanh chóng.
Vậy là qua bài viết này, Kiệt đã giới thiệu với các bạn về khái niệm đào coin là gì và những thuật toán đào bitcoin thông dụng. Tất cả những thuật toán đó đều được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến khi có nhu cầu tạo ra block mới.
Hy vọng rằng với những thông tin KDIGIMIND, bạn có thể lựa chọn được cho mình một thuật toán phù hợp nhé. Để rồi từ đó đào ra được nhiều khối mới và trở thành thợ mỏ hàng đầu trong thị trường tiền điện tử.